Những món ăn ‘đại kỵ’ với bệnh nhân ung thư
Vấn đề dinh dưỡng là một trong những điều được quan tâm hàng đầu đối với bệnh nhân ung thư.
Dưới đây là những thực phẩm bệnh nhân ung thư không nên sử dụng.
Người bệnh ung thư có sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch suy giảm hơn so với bình thường, vì thế khi ăn thực phẩm sống sẽ có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Những loại thực phẩm sống hay chưa được nấu chín luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rối loạn tiêu hoá, nhiễm khuẩn đường ruột hoặc dẫn tới nhiều bệnh ở cơ quan khác nhau trong cơ thể như mắt, não, tuỷ sống…
Thực phẩm chiên, rán
Thực phẩm chiên, rán làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là khi chứa loại dầu hydro hoá – chất béo transfat. Quá trình chiên kỹ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra sản phẩm phụ gọi là acrylamide. Chất này chứa độc tính thần kinh mạnh, tác dụng phụ không chỉ trên não mà còn đối với cả hệ thống sinh sản. Các loại thực phẩm có carbohydrate cao như khoai tây dễ dàng sản xuất acrylamide trong quá trình chiên rán.
Thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ không tốt cho bệnh nhân ung thư.
Video đang HOT
Đồ uống có cồn là nguyên nhân làm tăng nồng độ estrogen, phá huỷ các đoạn DNA của tế bào bình thường, tạo điều kiện cho tế bào ung thư tấn công nhanh hơn. Đồ uống có cồn còn làm tăng nguy cơ thoái hoá tiểu cầu não, tàn phá các noron thần kinh, dẫn đến suy giảm chức của hệ thần kinh trung ương. Biểu hiện với các triệu chứng như: run rẩy tay chân, xuất hiện nhiều cơn co giật bất thường.
Đồ ăn lên men
Một số loại thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối… là món ăn được nhiều bệnh nhân ung thư ưa thích vì ngon và dễ làm. Tuy nhiên, đồ ăn lên men luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ bởi nồng độ axit quá cao có thể làm tổn thương lớn niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ bị loãng xương và có thể phát triển khối u mới.
Cơ thể bệnh nhân ung thư có chức năng chuyển hoá và đào thải các chất còn hạn chế. Nếu sử dụng thường xuyên các loại thức ăn giàu chất béo sẽ trở thành gánh nặng cho đường tiêu hoá của bệnh nhân. Những thức ăn giàu chất béo có thể dẫn tới chứng khó tiêu ở bệnh nhân ung thư, lâu ngày làm mất cảm giác ngon miệng, khiến người bệnh dễ bị chán ăn, lười ăn.
Các món nướng
Các món nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn sẽ sản sinh ra hoạt chất nguy hiểm HCAs gây ung thư. Đối với bệnh nhân ung thư, nếu tiêu thụ các món nướng nhiều, mức độ bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Không những vậy, các món nướng chưa chin kĩ sẽ gây hại cho đường tiêu hoá, gây chứng khó tiêu và rối loạn tiêu hoá.
Các món chiên xào
Theo chuyên gia, khi chiên xào các loại thực phẩm sử dụng dầu ăn ở nhiệt độ 180 độ trong 10-20 phút có thể sinh ra nhiều chất độc như acrolein, crotinaldehyde, furfural… Những chất này có nguy cơ làm nặng hơn tình trạng của bệnh nhân ung thư, kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư. Để chiên xào thực phẩm, tốt hơn hết nên sử dụng dầu dừa hoặc các loại dầu thực vật có hàm lượng chất béo không bão hoà ở mức thấp nhất có thể.
3 loại thực phẩm nên ăn nhiều hơn nếu mắc ung thư
Dinh dưỡng có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề.
Con số 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sụt cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn.
Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước. Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao.... sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư.
Dưới đây là 3 nhóm thực phẩm bệnh nhân ung thư nên ăn nhiều hơn:
Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin A, C, E, K... có tác dụng chống khối u nhất định. Hầu hết các loại rau và trái cây tươi đều rất giàu vitamin.
Ví dụ, vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể trong và sau khi điều trị ung thư. Vitamin C giúp tăng cường sản xuất tế bào lympho và tế bào thực bào, giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vitamin C cũng giúp các tế bào này hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ chúng khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do.
Nhiều nghiên cứu với số lượng lớn người tham gia cũng đã có kết luận rằng, những người có nồng độ vitamin D trong cơ thể cao hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư phổi. Với ung thư vú, một số nghiên cứu mới cũng cho thấy thiếu hụt vitamin D có liên quan đến sự tiến triển và di căn của khối u.
Ngũ cốc và khoai
Bệnh nhân có khối u ác tính nên tiêu thụ một lượng ngũ cốc thích hợp mỗi ngày, tốt nhất là 200-400g.
Đối với những bệnh nhân có chức năng đường ruột bình thường thì nên ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt...
Ngoài ra, các loại khoai như khoai tây, khoai lang cũng rất tốt với bệnh nhân ung thư. Đáng chú ý, khoai lang tím được các chuyên gia đánh giá là dược liệu quý trong các món ăn bình dân.
Việc bổ sung chế độ ăn giàu calo với khoai lang tím làm giảm mức interleukin-6 (IL-6) - một loại protein lân cận với viêm sưng mà các nghiên cứu cho thấy có thể làm tăng ung thư đại tràng.
Thực phẩm giàu protein chất lượng cao
Việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu protein chất lượng cao có thể cải thiện quá trình chuyển hóa protein của bệnh nhân, cải thiện việc sử dụng protein và nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể. Các loại protein chất lượng cao có thể kể đến như: trứng, đậu nành, thịt, cá...
Những ai không nên ăn cà muối xổi? Những người này cần lưu ý không nên ăn cà pháo, đặc biệt là cà muối xổi. Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao. Đông y gọi quả cà là di tử hay giả tử, ải qua. Dân...