Những mối nguy hiểm khi ăn phải thịt lợn chết
Những người ăn phải thịt lợn ốm, thịt lợn chết bất thường đều có nguy cơ lây nhiễm những căn bệnh nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Nguy hiểm từ dịch lợn tai xanh
Hiện nay, người ta cho rằng, lợn chết nhiều khi bị bệnh lợn tai xanh là do các mầm bệnh “kế phát” gây ra. Do tỉ lệ tử vong ở loại virus lợn tai xanh thể độc lực cao là rất lớn, dịch tai xanh trở thành một hiểm họa lớn đối với ngành chăn nuôi.
Tờ VTC News cho hay, bệnh tai xanh là bệnh do virut LeLystad, có cấu trúc ARN, thuộc họ Togaviridae. Virut này có trong nước mũi, nước bọt, tinh dịch (trong giai đoạn nhiễm trùng máu), phân, nước tiểu và phát tán ra môi trường.
Dịch lợn tai xanh không lây nhiễm trực tiếp sang người nhưng có thể tạo cơ hội để các bệnh khác gây ảnh hưởng tính mạng. Ảnh minh họa.
Tuy bệnh lợn tai xanh không lây lan trực tiếp sang người nhưng có gần 70% virus này kết hợp với các bệnh khác và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người như cúm lợn, tụ huyết trùng, tả, thương hàn, đặc biệt là nhiễm liên cầu khuẩn…
Chia sẻ trên tờ Vnexpress, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hoàng, Trưởng phòng vi khuẩn Viện Pasteur TP HCM, khẳng định, khi chưa có dịch tai xanh, thì một loại bệnh khác là liên cầu lợn đã có thể gây bệnh cho người. Và đến khi bệnh tai xanh xuất hiện, bệnh liên cầu mới có cơ hội bùng phát thành đại dịch. Nguy cơ lây lan sẽ rất cao.
Video đang HOT
Như vậy, mối nguy hiểm mà dịch tai xanh mang lại cho con người chính là loại liên cầu khuẩn có khả năng lây sang người, xuất hiện khi hệ miễn dịch của lợn bị suy giảm do bị nhiễm virus lợn tai xanh.
Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn
Theo thông tin từ tờ VTC News, bệnh liên cầu khuẩn là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó có lợn.
Căn bệnh này rất dễ lây nhiễm sang người khi ăn phải tiết canh lợn bị bệnh liên cầu hoặc ăn thịt lợn chết vì bị bệnh. Thực tế ở nước ta, trên 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lợn. Hoặc những người ăn thịt lợn bị bệnh, thịt lợn chết hay có các vết thương, xây xát ở da nhưng lại tiếp súc với máu, dịch tiết… của lợn bị bệnh liên cầu khi chăm sóc, giết mổ, vận chuyển thịt, máu lợn bệnh.
Một biểu hiện của bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Ảnh minh họa.
Liên cầu khuẩn (Streptococcus suis) có thể tồn tại trong phân, bụi bẩn, xác lợn và cả những con ruồi, nhặng trong một thời gian dài. Vi khuẩn cư trú ở amidal và mũi lợn khoẻ có thể tới 1 năm. Bệnh cũng có thể bị nhiễm qua đường hô hấp do hít phải liên cầu khuẩn có trong không khí do lợn bệnh ho, hắt hơi bắn ra hoặc thói quen khi mua thịt người dân thường đưa thịt lên mũi để ngửi.
Người bị bệnh liên cầu khuẩn ở thể cấp tính, bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, sốt cao, xuất huyết và hoại tử toàn thân, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy chức năng gan, thận… và tử vong rất nhanh. Còn ở thể viêm màng não, bệnh nhân sốt cao, đau đầu, nôn mửa và hôn mê, nếu không điều trị sớm bệnh nhân sẽ có di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt.
Trên thực tế, hầu hết những người bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus suis, 24 giờ sau khi lây nhiễm toàn cơ thể, người bệnh đột ngột đen xì và tử vong, hầu như không thể cứu chữa được.
Để phòng bệnh, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo:
- Để phòng bệnh liên cầu lợn, người dân không nên mua bán, giết thịt và ăn thịt lợn bệnh và chết. Lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc, xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch. Phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi bằng các loại hoá chất như Phenol, Iốt, hypochlorid, axit phenic 3-5%, formol 5%.
Khi phải tiếp xúc với lợn nghi hoặc mắc bệnh liên cầu cần phải đeo khẩu trang, gang tay và mặc quần áo bảo hộ lao động.
- Đối với người tiêu dùng, nếu thấy thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết, phù nề thì không nên ăn vì chắc chắn đó là lợn bị bệnh. Đặc biệt phải ăn thịt đã nấu chín, không ăn thịt tái hoặc sống.
- Tuyệt đối không nên ăn thịt lợn ốm, đặc biệt là tiết canh. Khi nghi bị bệnh liên cầu lợn cần đến các sơ sở y tế sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Công bố kết quả điều tra ngộ độc thực phẩm tại Trà Vinh
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế vừa cho biết, vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của Công ty TNHH CY Vina tại Trà Vinh làm 229 người mắc (2.229 người ăn) do bữa ăn trưa ngày 26/3/2015.
Theo Cục An toàn thực phẩm, vào hồi 13 giờ 15 ngày 26/3/2015, tại Công ty TNHH CY Vina (KCN Long Đức, Tp Trà Vinh) đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm làm nhiều công nhân mắc với biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn bữa trưa gồm cơm, gà chiên, tim - phổi lợn xào, cải bắp luộc.
Ngay khi nhận được tin, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành văn bản hướng dẫn, Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn phối hợp với công ty tổ chức cấp cứu và điều trị toàn bộ bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa. Tuy nhiên đến ngày 27/3/2015 vẫn có 87 bệnh nhân tiếp tục đến khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh, đã nâng số mắc lên 229 người.
Công bố kết quả điều tra ngộ độc thực phẩm tại Công ty CY Vina tỉnh Trà Vinh. Ảnh S. T
Trước diễn biến phức tạp của vụ ngộ độc, ngày 28/3/2015, Cục An toàn thực phẩm đã cử TS. Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm cùng với 01 đoàn công tác của Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh (do TS. Đặng Văn Chính, Phó Viện trưởng dẫn đầu) cùng với trang thiết bị và phương tiện đến phối hợp với địa phương để nhanh chóng điều tra xác định nguyên nhân vụ ngộ độc, xử lý triệt để nguyên nhân ô nhiễm thực phẩm, khoanh vùng giảm thiểu ảnh hưởng của vụ ngộ độc thực phẩm.
Ngay sau khi đến địa phương, Đoàn công tác đã phối hợp với Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp Long Đức, tỉnh Trà Vinh triển khai các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Công ty TNHH CY Vina và bếp ăn tập thể của Công ty.
Đến 15 giờ ngày 29/3/2015, Đoàn công tác cùng với Sở Y tế, các cơ quan chức năng địa phương thống nhất kết luận về nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm trong vụ ngộ độc thực phẩm, cụ thể:
1. Đây là vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của Công ty TNHH CY Vina (Khu công nghiệp Long Đức, thành phố Trà Vinh) làm 229 người mắc (2.229 người ăn) do bữa ăn trưa ngày 26/3/2015; thức ăn nguyên nhân nghi do thịt gà chiên; nguyên nhân nghi ngờ do độc tố vi khuẩn (Nghi do vi khuẩn tụ cầu vàng - Staphyloccocus aureus/Bacillius serius).
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm thức ăn là do bếp ăn tập thể không bảo đảm vệ sinh theo quy định (thức ăn chế biến xong đến lúc ăn khoảng 6 giờ; công năng của bếp ăn thấp hơn yêu cầu phục vụ nhiều lần; điều kiện vệ sinh cơ sở và vệ sinh dụng cụ chế biến thức ăn không bảo đảm).
Theo NTD
Kết luận thanh tra vệ sinh thực phẩm tại Tân Hiệp Phát chỉ sau... 1 ngày Sau 1 ngày làm việc, Đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Bình Dương đã có kết luận đợt thanh tra đột xuất về vệ sinh thực phẩm tại Công ty Tân Hiệp Phát thay vì phải kéo dài 30 ngày như dự kiến trước đó. Kết luận đợt thanh tra đột xuất về vệ sinh thực phẩm tại Công ty Tân Hiệp Phát...