Những mô hình tự quản an ninh, trật tự hiệu quả của Công an Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, tuy nhiên, đi kèm với đó là vấn đề an ninh trật tự cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Để giữ vững ổn định tình hình an ninh, góp phần xây dựng nông thôn mới, Công an Đồng Nai đã xây dựng được nhiều mô hình tự quản hiệu quả.
Trong quá trình xây dựng, thực hiện các mô hình đảm bảo an ninh, trật tự khu vực nông thôn, thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Công an tỉnh Đồng Nai đã tham mưu, chỉ đạo thực hiện, xây dựng nhiều mô hình tự quản hiệu quả.
Xác định vị trí, tầm quan trọng của mô hình tổ chức quần chúng trong đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở, phục vụ cho mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, Công an Đồng Nai trong những năm qua đã tham mưu cho các đơn vị đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Trong đó, chú trọng công tác xây dựng, củng cố, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào, nhằm phát huy vai trò và quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã xây dựng được 42 mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự ở khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học do lực lượng công an, các ngành, chính quyền địa phương xây dựng.
Đồng Nai đã có 132/133 xã đạt chuẩn nông thôn mới. (Ảnh minh họa)
Những mô hình này đã góp phần đảm bảo tốt an ninh, trật tự, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.
Mô hình tổ chức các đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với công tác dân vận, chung sức xây dựng nông thôn mới là mô hình tiêu biểu được lực lượng công an Đồng Nai thực hiện tốt.
Để duy trì và thực hiện tốt mô hình này, hàng năm Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, hoạt động cụ thể.
Từ năm 2016 đến nay, lực lượng công an tỉnh này đã tổ chức 50 đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với công tác dân vận ở địa bàn cơ sở; xây dựng, sửa chữa và tặng nhà tình thương, nghĩa tình đồng đội…
Các kết quả thực tiễn từ mô hình này mang lại khẳng định, đây là cầu nối gắn kết với phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dụng nông thôn mới” tại địa phương.
Video đang HOT
Đặc biệt, theo Công an Đồng Nai, qua công tác dân vận ở cơ sở đã khơi dậy được tình cảm gắn bó, tốt đẹp của nhân dân đối với lực lượng công an tỉnh.
Mô hình tiêu biểu thứ 2 được Công an Đồng Nai thực hiện hiệu quả, sáng tạo, tạo sự lan tỏa và ý nghĩa, đó là mô hình “Quỹ doanh nhân với an ninh, trật tự” tỉnh Đồng Nai.
Quỹ này là công tác xã hội hóa về phòng chống tội phạm, vận động các doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp xây dựng quỹ, góp phần xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Lực lượng Công an Đồng Nai đã và đang đóng góp một phần không nhỏ cho thành công của xây dựng nông thôn mới tại tỉnh này.
Chính thức đi vào hoạt động tư tháng 10.2010, đến nay quỹ đã vận động được 466 lượt doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ủng hộ, với số tiền hơn 19 tỷ đồng. Quỹ doanh nhân với an ninh trật tự tỉnh Đồng Nai đã tổ chức trên 100 đợt trao vốn vay cho hơn 1 nghìn đối tượng vay, gia hạn vốn với tổng số tiền hơn 25 tỷ đồng.
Theo Công an Đồng Nai, nhiều trường hợp được vay vốn đã làm ăn ổn định, tái hòa nhập cộng đồng, góp phần ngăn chặn tình trạng tái phạm tội, trong đó có người đã vươn lên làm giàu và có điều kiện quan tâm giúp đỡ người khác.
Mô hình tiêu biểu thứ 3 nhận được sự đánh giá cao của Công an tỉnh Đồng Nai là mô hình “Câu lạc bộ thắp sáng niềm tin”.
Đây là mô hình do lực lượng công an tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập theo địa bàn cấp xã, phường, thị trấn nhằm mục đích quản lý, giúp đỡ, tạo điều kiện cho những người chấp hành xong hình phạt tù, người được đặc xá trở về địa phương nhanh chóng ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, giảm tỷ lệ tái phạm tội và vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, rất nhiều mô hình khác ở địa bàn cơ sở tại Đồng Nai cũng đang được nhân rộng, thực hiện hiệu quả như Camera an ninh, Tiếng kẻng an ninh, Đội nữ dân phòng… Các mô hình này đã phát huy hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho lực lượng công an cơ sở trong việc đảm bảo tình hình an ninh, trật tự tại địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới.
Theo Danviet
Nam Định: Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có kết thúc
Qua 7 năm thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", từ năm 2016 đến nay, Nam Định đã có 99% xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Những thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng công an trong giữ ổn định tình hình an ninh, trật tự.
Tính đến năm 2018, tỉnh Nam Định đã có 207/209 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 5/10 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới.
Tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng này dự kiến, đến hết năm 2018 có 100% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn và đến hết quý II năm 2019, có 100% huyện được công nhận đạt chuẩn. Nam Định phấn đấu về đích nông thôn mới vào cuối năm 2019.
Năm 2018, tỉnh Nam Định đã có 207/209 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 5/10 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới. (Ảnh minh họa)
Với nhận thức sự nghiệp xây dựng nông thôn mới là một quá trình liên tục, chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, phải xuất phát từ chính lợi ích của người dân và do nhân dân là chủ thể trực tiếp thực hiện, Công an Nam Định đã triển khai toàn diện các biện pháp công tác, huy động mọi nguồn lực, góp phần xây dựng thành công nông thôn mới.
Đối với Nam Định, từ thực tiễn thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", công an tỉnh này đã rút ra một số bài học kinh nghiệm.
Đầu tiên, theo Công an tỉnh Nam Định, phải bám sát và quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công an để cụ thể hóa đến toàn lực lượng công an trong tỉnh thực hiện sáng tạo, hiệu quả các nội dung phong trào thi đua.
Trong quá trình thực hiện phong trào thi đua, công an tỉnh đã chỉ đạo tăng cường giải quyết, chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự; đã đề nghị Bộ Công an quyết định đưa 39 xã, thị trấn ra khỏi diện trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đề ra.
Bài học kinh nghiệm thứ 2, tập trung chỉ đạo làm tốt công tác nắm tình hình an ninh nông thôn, tham mưu cấp ủy, chính quyền giải quyết tình hình mâu thuẫn, khiếu tố tại các vùng nông thôn.
Với bài học kinh nghiệm này, Công an Nam Định xác định, chỉ tiêu "không để xảy ra khiếu kiện đông người kéo dài, vượt cấp trái pháp luật" trong nội dung tiêu chí an ninh, trật tự là 1 yêu cầu khó.
Trước thực tế này, Công an Nam Định đã chỉ đạo lực lượng công an toàn tỉnh tập trung nắm bắt tình hình an ninh nông thôn, những điểm mâu thuẫn khiếu kiện... để kịp thời tham mưu, phối hợp giải quyết dứt điểm, không để lây lan kéo dài.
Với các địa điểm phức tạp, công an đã thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống địa bàn, trong đó đã tăng cường 12 đồng chí công an chính quy xuống xã, đảm nhận các chức danh công an xã để ổn định tình hình an ninh nông thôn...
Thứ ba, chỉ đạo lực lượng công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo tham gia công tác đảm bảo an ninh, trật tự, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Với bài học kinh nghiệm này, đặc thù là tỉnh trọng điểm về tôn giáo của cả nước, với 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo và Tin lành, công an tỉnh này xác định việc xây dựng nông thôn mới nói chung và công tác đảm bảo an ninh, trật tự nói riêng trong vùng đồng bào các tôn giáo thành công hay không, phụ thuộc rất lớn vào sự tham gia của đội ngũ chức sắc, tín đồ các tôn giáo.
Trong những năm qua, Công an Nam Định đã đề nghị các tôn giáo ra các văn bản (thông bạch, thư chung...) nhắc nhở tín đồ chấp hành quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của công dân, tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới.
Công tác dồn điền, đổi thửa được coi là một bước đột phá của Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Định. Trong ảnh là đồng chí Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cùng lãnh đạo tỉnh Nam Định kiểm tra vùng quy hoạch chuyển đổi năm 2016. (Ảnh: Nhandan.com.vn)
Thứ tư, chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, mà trọng tâm là mô hình "Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn an toàn", góp phần xây dựng nông thôn mới.
Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện đang có 45 loại mô hình đang phát huy tác dụng như "Ba an toàn về an ninh trật tự", "Tự quản, tự phòng, tự bảo vệ"... được triển khai xây dựng toàn diện.
Mô hình "Nông nghiệp - nông dân - nông thôn" được xây dựng ở 100% xã, với 3 nội dung: an toàn về tài sản nông nghiệp; an toàn cán bộ, hội viên nông dân và nhân dân; an toàn địa bàn nông thôn đã góp phần giữ yên địa bàn.
Bài học cuối cùng, theo Công an tỉnh Nam Định, tập trung chỉ dạo lực lượng công an xã đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu là lực lượng nòng cốt trong công tác tham mưu, thực hiện tiêu chí đảm bảo an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới.
Tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" trong lực lượng công an nhân dân, giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Công an tổ chức, phát biểu tham luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cũng cho biết, lực lượng công an tỉnh đã đóng góp không nhỏ trong những thành công của xây dựng nông thôn mới.
Theo Danviet
Vững tâm những 'sắc đỏ' tham gia đảm bảo tuyệt đối an toàn kỳ họp Quốc hội Thực hiện Kế hoạch của Công an TP. Hà Nội về đảm bảo an ninh, trật tự, PCCC và CNCH phục vụ kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIV, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã chủ động các phương án, ứng trực sẵn sàng chiến đấu. "Không để xảy ra bị động, bất ngờ; phòng ngừa, xử lý kiên...