Những “miền đất hứa” của lao động Việt trong năm 2019
Thời gian qua, ngoài những thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như: Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, nhiều thị trường trọng điểm mới đang nổi lên như một “vùng đất hứa” với lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Úc.
Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động. Cụ thể, năm 2018 có 142.860 lao động Việt Nam đi làm việc ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, vượt 30% so với kế hoạch đề ra và tăng hơn 6% so với con số trong năm 2017.
Ông Nguyễn Gia Liêm – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: “Bên cạnh việc duy trì các thị trường truyền thống, chúng ta đã có những nỗ lực thúc đẩy tìm kiếm cơ hội việc làm tại thị trường tiềm năng là Nhật Bản. Nhờ vậy, trong năm 2018, thị trường xuất khẩu lao động đi Nhật Bản đã vươn lên soán ngôi đầu thay vì thị trường Đài Loan như năm 2017. Năm 2018, chúng ta đã đưa được hơn 68.000 lao động đi Nhật Bản làm việc và con số này ở Đài Loan là hơn 60.000″.
Dự kiến trong năm 2019, con số lao động đi làm việc ở thị trường này sẽ còn tăng cao hơn nữa do nước này bắt đầu áp dụng Luật Lao động mới, cho phép người lao động ở lại lâu hơn (từ 3 lên 5 năm).
Với nhiều chính sách cởi mở, dự báo năm 2019 thị trường Nhật Bản sẽ là thị trường tiềm năng nhất để lao động Việt sang làm việc. Ảnh: I.T
Về thị trường xuất khẩu lao động mới, theo ông Liêm, năm 2019 chủ yếu tập trung các thị trường lớn, thu nhập tốt theo lựa chọn của người lao động. Trong đó có một số thị trường lớn như Đức, hay một số nước châu Âu cũng đang được đoàn lãnh đạo cấp cao gặp gỡ song phương để ký kết hợp tác lao động.
Cùng đó, hiện Úc mới đưa ra chính sách mới tiếp nhận lao động nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp tới vùng Bắc Úc. Hiện các cơ quan Việt Nam đang xúc tiến các bước để có thể đưa người lao động Việt đi theo chính sách này. Ngoài ra, thị trường Rumania cũng đang được xúc tiến.
Video đang HOT
Mới đây trong cuộc Hội thảo giữa Bộ LĐTBXH và Cục Lao động và Việc làm của Liên Bang Nga, ông Ivankov Mikhail Yurievich – Phó Thủ trưởng Cục Lao động và Việc làm Liên Bang Nga cũng đã đề cập đến triển vọng hợp tác về lao động giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Ông Ivankov Mikhail Yurievich cho biết, năm 2018, nhu cầu của Liên bang Nga trong việc huy động lao động từ Việt Nam là khoảng 15.000 người (chiếm 10,4% tổng nhu cầu của Liên bang Nga trong huy động lao động nước ngoài). Tính đến hết tháng 9.2018, thống kê cho thấy gần 12.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Liên Bang Nga. Dự kiến con số lao động Việt Nam đi làm việc tại Liên Bang Nga có thể sẽ tăng gần gấp đôi trong năm 2019.
“Những lao động đi làm việc ở các thị trường trọng điểm có mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với lao động đi làm việc ở các thị trường truyền thống. Cụ thể mức thu nhập ở Đài Loan là từ 10-15 triệu đồng/người/tháng; Thái Lan từ 10-20 triệu đồng/người tháng; Hà Quốc là 35-50 triệu đồng/người/ tháng; Nhật Bản là từ 20 triệu đồng – 40 triệu đồng/người/tháng”.
Theo Danviet
Mời chào đi LĐ tại Hàn Quốc không cần thi tiếng: Tỉnh táo trước "mật ngọt"!
Mới đây trên nhiều trang web, mạng xã hội rộ thông tin tuyển dụng lao động đi làm việc ở Hàn Quốc mà không cần thi tiếng, đồng thời có thể nhận nhiều ưu đãi về chế độ lương, thưởng, gia hạn visa, thậm chí... được định cư lâu dài (?!).
Bắt đóng đủ 180 triệu đồng
Mới đây, một bạn đọc đã thông tin tới Báo NTNN về việc người này tiếp nhận thông tin có công ty đang tuyển dụng lao động đi làm việc ở Hàn Quốc theo diện Visa C4. Cụ thể, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo hợp đồng 3 tháng, sau khi hết thời gian, được gia hạn 3 tháng tiếp theo cho tới hết 2 năm. Hết 2 năm và 6 tháng còn có thể được gia hạn tối đa 5 năm hoặc định cư lâu dài. Lĩnh vực lao động được đưa ra cũng rất đa dạng: Có thể làm cơ khí, xây dựng, làm nông nghiệp (trồng sâm, nấm, rong biển)... các công việc này tập trung chủ yếu ở Seoul (Hàn Quốc) và vùng lân cận.
Lao động khám sức khỏe tại Hà Nội trước khi sang Hàn Quốc làm việc. Ảnh: T.N
Đặc biệt, công ty này còn "rao" là lao động đi làm việc theo chương trình này còn được nhận mức lương rất cao, khoảng 1.800 won/tháng (tương đương khoảng 38 triệu đồng, chưa kể tăng ca) và còn được chủ bao ăn, ở. Về độ tuổi tuyển dụng cũng rất rộng, lao động có độ tuổi từ 22 - 50 tuổi, có sức khoẻ là đủ điều kiện nộp hồ sơ đi làm việc.
Sau khi tiếp nhận phản ánh, phóng viên Báo NTNN đã trực tiếp liên lạc với số điện thoại trong đơn tuyển dụng. Trao đổi với phóng viên, một người đàn ông tự xưng tên Giang, làm ở Văn phòng 25 Kim Ngưu (Hà Nội) cho biết công ty này đang tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc làm việc theo hợp đồng ngắn hạn. Chương trình này do Bộ LĐTBXH phụ trách, lao động đi làm việc sẽ được Bộ LĐTBXH "bảo hộ". Người đàn ông tên Giang còn cho biết, hầu hết lao động nộp hồ sơ đều trúng tuyển và được đi làm việc tại Hàn Quốc.
"Nếu chị muốn đi thì chỉ cần nộp hồ sơ, đầy đủ chứng minh thư công chứng; sổ hộ khẩu công chứng; ảnh và xác nhận nhân sự; xác nhận hộ nghèo, cận nghèo... và cọc trước một khoản tiền khoảng 2.000 USD (hơn 40 triệu đồng)" - người tên Giang nói.
Thêm vào đó, anh này còn cho biết, lao động còn có thể tự học tiếng, không cần thi tiếng. Sau khi nộp hồ sơ và đóng đủ 180 triệu đồng, từ 1 - 1,5 tháng là có thể được xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.
Kết thúc cuộc nói chuyện người đàn ông này mách phóng viên qua địa chỉ của công ty tại Kim Ngưu để đóng tiền. Anh này cho biết, nếu nộp hồ sơ sớm được đi sớm, nộp muộn hết hạn thì phải chờ tương đối lâu...
Chỉ là chiêu lừa đảo
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện nay Hàn Quốc đang là một trong những thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng của Việt Nam. Mỗi năm Việt Nam đưa hơn 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó thị trường Hàn Quốc là gần 7.000 lao động (xếp thứ 3 sau Nhật Bản, Đài Loan). Môi trường làm việc gần gũi, văn hoá tương đồng và mức lương cao (từ 35 - 60 triệu đồng/tháng) khiến cho thị trường này nhiều năm nay luôn trong tình trạng "sốt" lao động sang làm việc.
Lao động phải rất tỉnh táo để tránh sự lừa đảo của bọn cò mồi và các đối tượng lừa đảo. Nếu có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì phải tìm đến các công ty được cấp phép hoặc qua cơ quan lao động địa phương là Phòng LĐTBXH của huyện và các Sở LĐTBXH của tỉnh, thành để tìm hiểu thông tin chính xác. Tuyệt đối không tin vào lời dụ dỗ lương cao, dễ đi mà tin lời những kẻ lừa đảo"
Ông Nguyễn Gia Liêm
Hiện tại, ngoài chương trình cấp phép lao động giá rẻ (EPS) được Bộ LĐTBXH ký kết với Bộ Việc làm Hàn Quốc, thì các địa phương hai nước cũng có có chương trình hợp tác đưa lao động sang làm việc thời vụ tại Hàn Quốc. Công việc chủ yếu là làm nông nghiệp, mức lương dao động từ 30-40 triệu đồng/tháng.
"Tuy nhiên, theo báo cáo từ các địa phương chương trình đưa lao động đi làm việc ngắn hạn, thời hạn 3 tháng theo visa C4 cũng không thu mức phí cao như trên. Thông thường, lao động chỉ phải đóng phí khám sức khoẻ, lệ phí làm giấy tờ... không đáng bao nhiêu tiền. Hiện nay không có bất cứ một chương trình đưa lao động nào đi làm việc ở Hàn Quốc có phí lên tới 180 triệu đồng" - ông Liêm nói.
Ông Liêm cho biết thêm, hiện tại giữa Việt Nam và Hàn Quốc chỉ có một chương trình hợp tác cung ứng lao động giá rẻ (EPS) duy nhất. Tuy nhiên, các lao động đi theo chương trình này phải học tiếng và lao động trải qua một quá trình thi tuyển rất khắt khe. Sau khi trúng tuyển tiếng Hàn, lao động sẽ được gửi hồ sơ lên mạng để chủ sử dụng người Hàn Quốc lựa chọn.
Ông Liêm cảnh báo: "Lao động phải rất tỉnh táo để tránh sự lừa đảo của bọn cò mồi và các đối tượng lừa đảo. Nếu có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì phải tìm đến các công ty được cấp phép hoặc qua cơ quan lao động địa phương là Phòng LĐTBXH của huyện và các Sở LĐTBXH của tỉnh, thành để tìm hiểu thông tin chính xác. Tuyệt đối không tin vào lời dụ dỗ lương cao, dễ đi mà tin lời những kẻ lừa đảo".
Theo Danviet
Lao động Việt trong vụ cháy ở Đài Loan: Xác định danh tính 3 người thiệt mạng Cập nhật tình hình vụ cháy kho hàng ở Đài Loan, Hội lao động Việt cho biết có 3 người thiệt mạng còn 2 người khác chưa tìm thấy trong tổng số 6 lao động Việt gặp nạn. Hiện trường vụ cháy ở Đài Loan, khiến 3 lao động Việt thiệt mạng ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Tính đến chiều tối ngày 7.2, vụ...