Những mẹo tránh muỗi đốt để phòng bệnh sốt xuất huyết
Để không bị muỗi cắn dẫn đến sốt xuất huyết, bạn hãy thử thực hiện những mẹo đơn giản dưới đây.
Lựa chọn thực phẩm tránh muỗi
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B1 như đậu xanh, các loại hạt và khoai tây… sẽ làm cho máu có mùi vị khó chịu đối với muỗi, khiến chúng tránh xa.
Bên cạnh đó, cũng nên tránh ăn những thực phẩm có nhiều muối, vì khi nồng độ muối trong cơ thể cao sẽ làm tăng axit lactic, một chất có khả năng thu hút muỗi và côn trùng.
Không nên để cơ thể đổ mồ hôi nhiều
Mùi của mồ hôi là một yếu tố dễ thu hút muỗi tìm đến và đốt người. Vì thế cần có sự kiểm soát không để cơ thể tiết mồ hôi nhiều, hạn chế ăn các đồ ăn gây nóng cho cơ thể và tăng tiết mồ hôi để tránh bị muỗi đốt.
Video đang HOT
Có thể phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách tránh muỗi đốt, với những mẹo dễ làm. Ảnh: T.L
Sử dụng chanh
Để phòng ngừa muỗi đốt, hãy làm theo biện pháp khắc phục đơn giản này. Xoa nước cốt chanh lên da của bạn. Mùi chanh sẽ giúp bạn tránh xa các loài côn trùng gây hại.
Nha đam
Đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời trong việc ngăn ngừa bị muỗi cắn. Xoa dung dịch nước hoặc keo nha đam lên các khu vực mà bạn hay bị muỗi cắn. Nha đam sẽ có tác dụng làm côn trùng tránh xa cơ thể bạn.
Nước tỏi
Nước tỏi là phương pháp có thể áp dụng trên mọi cơ thể, rất hiệu quả cho việc tránh bị muỗi cắn. Nhưng cần giữ nước tỏi xa khỏi mắt của bạn vì nó có thể bị đau rát.
Trồng cây đuổi muỗi
Một số loại cây có mùi hương mà loài muỗi luôn tránh xa như cây sả, hoa oải hương, cây húng quế, cây bạc hà, cây cúc ngải và cúc vạn thọ… Khi trồng những cây này trong nhà cũng có tác dụng tránh muỗi rất tốt.
Ngoài những cách trên, có một số củ, quả khi bôi lên da cũng có thể tránh được muỗi như nước cốt chanh, nước cốt nha đam, nước tỏi…
Bệnh sốt xuất huyết bùng phát
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), trong 8 tháng đầu năm 2020, toàn TP HCM đã có 11.999 trường hợp sốt xuất huyết được báo cáo, gồm 6.589 bệnh nhân điều trị nội trú và 5.410 bệnh nhân điều trị ngoại trú.
Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, HCDC cho biết, giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết tại thành phố thường từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau với đỉnh dịch có thể xuất hiện trong tháng 11 và 12.
Tháng 8 vừa qua, TP HCM đã ghi nhận 1 trường hợp là bệnh nhân nữ 16 tuổi, ở quận 7 tử vong vì sốt xuất huyết. Cũng trong tháng 8, tại một số tỉnh, thành khác cũng ghi nhận các trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết.
Tại Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2020 đến nay có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần qua (từ ngày 24 đến 30/8), số ca bệnh lại tăng hơn 2 lần so với tuần trước đó.
Cụ thể, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính từ đầu năm 2020 đến nay, thành phố ghi nhận 1.574 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 1.612 trường hợp (cùng kỳ năm 2019 ghi nhận 3.186 trường hợp). Tuy nhiên, trong tuần từ ngày 17 đến 23/8 ghi nhận 67 ca mắc sốt xuất huyết tại 42 xã, phường, thị trấn, thì đến tuần từ ngày 24 đến 30/8, số ca mắc sốt xuất huyết tăng lên 152 trường hợp tại 74 xã, phường, thị trấn.
Điều đáng nói, do lo ngại dịch Covid-19, nên khi mắc sốt xuất huyết, nhiều người không đến bệnh viện mà tự ý điều trị tại nhà khiến bệnh thêm nặng.
Trước đó, đầu tháng 8/2020, Khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận một thanh niên (17 tuổi ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng ngừng tim do sốc khi truyền dịch tại nhà mà không đến bệnh viện điều trị. Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân này đã tử vong do suy đa tạng.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai lý giải, đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, có khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như ra máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong. Thế nhưng hiện nay, do lo ngại lây nhiễm Covid-19, nhiều người khi mắc sốt xuất huyết không đến bệnh viện khám từ sớm mà chỉ đến khám khi bệnh đã chuyển biến nặng, khó cứu chữa.
Trước sự việc nhiều người dân tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà do nỗi lo lây nhiễm dịch Covid-19, ThS.BS Lê Hồng Nga, sốt xuất huyết khác với các bệnh truyền nhiễm khác đó là diễn biến nặng thường vào ngày thứ 5-7 của bệnh, thời điểm bệnh nhân thường giảm hoặc hết sốt. Do đó chúng ta không thể chủ quan, bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm ngay từ đầu để có chiến lược theo dõi và điều trị cho phù hợp. Chúng ta không vì Covid-19 mà e ngại tới cơ sở y tế khám bệnh vì hiện nay các cơ sở y tế đã tổ chức khám sàng lọc và tổ chức các quy trình tách biệt bệnh nhân khám thông thường và bệnh nhân có triệu chứng hô hấp
Bên cạnh đó, PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo người dân, triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn. Khi bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể xuất huyết dưới da, ra máu cam, ra máu chân răng...
"Nếu có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà", PGS.TS Đỗ Duy Cường cảnh báo.
Dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp Số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị trong những tuần gần đây liên tục tăng. Trong đó, H.Cẩm Mỹ là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết tăng đột biến. Nhân viên y tế P.Phước Tân (TP.Biên Hòa) tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: H.Dung...