Những mẹo nhỏ hữu ích cho chị em khi chuyển dạ
Bạn nên biết một vài mẹo nhỏ được vận dụng trong quá trình chuyển dạ như là cách hít và thở thế nào? tư thế đứng hay ngồi của bạn? Chúng sẽ rất có hiệu quả đối với cuộc chuyển dạ của bạn và sẽ giúp bạn vượt qua “công đoạn” gian truân này một cách dễ dàng hơn.
Giai đoạn đầu của chuyển dạ
Giai đoạn này dài nhất của quá trình sinh nở. Nó thường kéo dài từ 6 – 10 tiếng, tính từ khi mới bắt đầu chuyển dạ. Trong giai đoạn này, sự co thắt dần lên về cường độ để cổ tử cung của bạn mở ra từ từ cho bé di chuyển vào đường sinh.
Vượt qua cơn đau lúc chuyển dạ: Không có tư thế nào phụ hợp với tất cả mọi người, do đó tư thế nào đem lại cho bạn sự dễ chịu thì nên áp dụng. Chúng ta cứ thử nhiều tư thế để tìm ra cách phù hợp với mình, nhưng nhớ là luôn giữ thẳng người khi đi lại, khi đứng, ngồi hay quỳ. Như vậy sẽ đỡ đau hơn và rút ngắn được thời gian chuyển dạ.
Biết vận dụng tư thế, cách lấy hơi phù hợp, thai phụ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi chuyển dạ
Tư thế ngồi: Bà bầu nên cố gắng giữ sức trong lúc chuyển dạ. Cúi người ra trước để tạo áp lực lên cổ tử cung và để giảm gánh nặng lên vùng lưng dưới. Nếu cần chỗ dựa trong lúc co thắt thì hãy ngồi quay mặt về phía lưng ghế và kê thêm gối để nghỉ giữa các cơn co thắt.
Tư thế quỳ: Quỳ và chồm người về phía trước với hai tay duỗi thẳng sẽ giảm bớt áp lực lên cổ tử cung. Tư thế này sẽ làm chậm lại sự co thắt, nhưng lại rất hữu ích khi các cơn co thắt diễn ra càng lúc càng liên tục và gần nhau hơn. Ngoài ra, tư thế này còn giúp giảm bớt gánh nặng cho lưng vốn phải chịu nhiều áp lực trong thai kỳ.
Video đang HOT
Tư thế đứng: Đứng và đi lại giữa các cơn co thắt lúc mới bắt đầu chuyển dạ sẽ tạo áp lực cho cổ tử cung, làm nó mau giãn nở hơn. Dựa vào tường hoặc dựa vào người chồng để giữ thăng bằng giữa các cơn co thắt. Chồng bạn cũng có thể xoa bóp lưng để giảm đau cho bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần:
- Thở đều đặn và thư giãn.
- Không nên nín thở trong lúc đang co thắt mà hãy thở ra khi thả lỏng vai và hàm. Không nên gồng mình khi cơn co thắt lên đến đỉnh điểm, vì như vậy sẽ càng đau hơn.
- Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực khi diễn ra cơn co thắt. Tự nhủ rằng, mỗi lần co thắt sẽ giúp bé nhanh chào đời hơn.
- Hãy nghe sự mách bảo của chính cơ thể mình và chọn những tư thế mà bạn thấy thoải mái nhất.
- Nếu thấy đau lưng thì nên chườm lưng bằng chai hoặc túi nước nóng.
- Hãy nhờ chồng xoa bóp và có thể dùng thêm tinh dầu để massage.
Giai đoạn chuyển tiếp và bé chào đời
Đây là giai đoạn khi tử cung đã giãn nở hoàn toàn (khoảng 10cm) và kết thúc khi bé đã lọt lòng. Giai đoạn này kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ, nhưng đôi khi chỉ 10 phút hoặc kéo dài đến 2 tiếng. Thông thường, các bác sĩ sẽ can thiệp khi giai đoạn này kéo dài quá 2 tiếng đồng hồ.
Trong khoảng thời gian này, bạn thường cảm thấy nóng bức, đổ mồ hôi hoặc lạnh run, đôi khi đan xen cả hai trạng thái này. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy buồn nôn, ói mửa. Lúc này, người thân có thể chườm lạnh hoặc ấm cho thai phụ.
- Hãy rặn theo hướng dẫn của nữ hộ sinh, không nên cố rặn, vì nếu cố rặn khi cổ tử cung chưa giãn nở sẽ làm cho cổ tử cung bị sưng. Như vậy càng khó đẩy bé ra ngoài và bị bầm tím gây đau.
- Nên quỳ xuống và đẩy mông lên để giảm bớt áp lực của bào thai lên cổ tử cung, nhờ đó bạn cũng đỡ có cảm giác muốn rặn hơn và giúp giữ lại sức để tiếp tục đối phó với giai đoạn gay go hơn.
Để đẩy bé ra dễ dàng, bạn nên thở sâu khi cơn co thắt đang diễn ra và khi sự co thắt lên đến đỉnh điểm. Hãy cố rặn trong 5 giây (nín thở khi không cần thiết có thể làm bạn kiệt sức và làm giảm lượng ôxy đến bé). Nếu cơn co thắt vẫn còn đang lên cao thì hãy thở vài lần thật sâu, sau đó tiếp tục rặn. Bạn sẽ có cảm giác bị thúc đẩy phải rặn từ 3 – 5 lần mỗi khi cơn co thắt xuất hiện. Sau mỗi cơn co, đầu bé ngày càng lộ ra rõ hơn và sau đó lại thụt vào một chút giữa các cơn co thắt. Bạn có thể sẽ phải rạch âm đạo – vết cắt nhỏ ở đáy chậu ngay phần da giữa âm đạo và trực tràng để tránh rách cơ.
Khi bé sắp lọt lòng, đầu của bé sẽ lộ ra ở cửa âm đạo và không còn bị thụt vào nữa. Bạn sẽ được ra hiệu ngừng rặn khi đầu bé từ từ được đẩy ra. Chất nhầy ở miệng và mũi bé được hút sạch, sau đó bạn sẽ rặn thêm lần nữa để vai và phần còn lại của bé được đẩy ra hoàn toàn. Nếu bé vẫn chưa thở thì bác sĩ phải hút chất nhầy lần nữa hoặc phải cho bé trợ thở bằng ôxy. Nếu mọi chuyện ổn thoả, bé sẽ được cắt dây rốn và cuối cùng là nhau thai được tống ra ngoài. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra xem còn sót lại mảnh nào bên trong không, vì nếu còn xót sẽ gây xuất huyết và nhiễm trùng. Cuối cùng, vùng đáy chậu được khâu lại, nếu trước đó bị rách hoặc bị rạch cho bé lọt ra.
Theo SKDS
11 mẹo nhỏ giúp bạn sống lâu
Cuộc sống bề bộn và vội vàng khiến chúng ta không đủ thời gian để chăm sóc bản thân. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ phần nào giúp bạn khỏe mỗi ngày và làm tăng tuổi thọ.
1. Có những phút giây thư giãn tràn ngập tiếng cười
Báo cáo nghiên cứu của trường đại học Maryland (Mỹ) cho thấy: xem 15 phút video hài hước có thể tăng 50% lưu lượng máu tới tim. Tác giả của công trình nghiên cứu, ông Michael Miller cho biết thêm: "Điều này có thể giảm tình trạng máu đông, tích tụ cholesterol và tình trạng viêm nhiễm".
2. Nếu ốm, hãy ở nhà
Theo một nghiên cứu của Anh, trong khoảng thời gian 3 năm, những người vẫn đi làm trong tình trạng mệt mỏi có nguy cơ đau tim gấp 2 lần những người chịu nghỉ ngơi.
3. Ăn ca cao
Trong một nghiên cứu kéo dài 15 năm, các nhà khoa học Hà Lan đã khám phá ra rằng: những người ăn 4g ca cao một ngày giảm 1/2 nguy cơ chết vì bệnh tim so với những người ăn ít hơn. Lượng ca cao này tương đương với 50 calo, hoàn toàn phù hợp với mọi chế độ ăn kiêng.
4. Ăn rau quả mỗi bữa
Theo một nghiên cứu gần đây của Anh, nếu bạn tiêu thụ hơn 5 bữa rau quả/ngày thì bạn đã giảm 26% nguy cơ đột quỵ so với những người ăn ít hơn 3 bữa/ngày.
5. Ăn sáng cách thời điểm thức dậy tối đa 90 phút
Một nghiên cứu của trường Đại học Massachuset cho thấy: những người ăn sáng muộn thường tăng hơn 50% khả năng béo phì. Và các nhà khoa học Anh cũng xác định rằng sự tăng khối lượng cơ thể tỷ lệ thuận với khả năng tử vong do ung thư - đặc biệt là ung thư trực tràng.
6. Ăn quả mọng (việt quất, mâm xôi, dâu tây...)
Các chất chống oxy hóa trong quả nam việt quất, quả việt quất, dâu tây và mâm xôi... sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ, giữ cho trí óc luôn sáng suốt khi bạn có tuổi và phòng tránh ung thư.
7. Nằm ngủ nghiêng
Nằm nghiêng khi ngủ có thể giảm một nửa số lần thức giấc do thiếu oxy. Để tránh trở mình khi ngủ, hãy để một chiếc gối nhỏ xuống dưới lưng của bạn.
8. Nhâm nhi trà bạc hà
Theo một nghiên cứu tại trường đại học Buffalo, trà bạc hà chứa chất chống oxy hóa mạnh, giúp làm giảm 52% tình trạng viêm nhiễm và stress. Mặc dù không có chất caffeine, nhưng bạc hà cũng giúp bạn tỉnh táo hơn.
9. Lập một thực đơn đa màu sắc
Các nhà khoa học của trường đại học bang Colorado đã khám phá ra rằng những người ăn đa dạng rau, củ, quả có khả năng phòng chống bệnh ung thư tốt hơn những người ăn nhiều nhưng không phong phú.
10. Ngủ trưa
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu Hy Lạp, hãy cho một ngày làm việc của bạn thư giãn với một giấc ngủ ngắn khoảng 30 phút. Điều này có thể làm giảm 37% tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành. Bởi lẽ nó làm giảm sự căng thẳng thần kinh - tình trạng có thể làm hại tim của bạn. Chỉ một giấc ngủ ngắn 1 hoặc 2 lần 1 tuần là đã có thể giảm nguy cơ tử vong sớm.
11. Thưởng thức cà phê
Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Brooklyn gần đây đã phát hiện: uống 2-3 tách cà phê 1 ngày làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim xuống 53%.
Theo Ngọc Quỳnh (Afamily)
Mẹo nhỏ giúp ngủ ngon! Vài cách đơn giản dưới đây có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng mất ngủ thường xuyên, mà không cần phải phụ thuộc vào các loại thuốc an thần hay thuốc ngủ. Cháo hạt sen long nhãn bách hợp Hạt sen có tác dụng tiêu trừ cảm giác bất an khó chịu gây mất ngủ. Bách hợp giúp thanh nhiệt tâm, an...