Những mẹo hữu ích giúp đánh bay cơn đau mỏi lưng, cổ khi lái xe
Đau mỏi lưng, cổ là tình trạng mà nhiều tài xế gặp phải khi thường xuyên phải lái xe trong thời gian quá lâu. Dưới đây là những mẹo giúp đẩy lùi cơn đau nhức mà các tài xế nên tham khảo.
Tình trạng đau mỏi vai, cổ sau nhiều giờ lái xe liên tục không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lái xe mà còn là nguyên nhân gián tiếp của nhiều vụ tai nạn giao thông.
Những cơn đau âm ỉ, dai dẳng có thể khiến các tài xế không thể tập trung lái xe, thậm chí trong nhiều trường hợp họ không thể kiểm soát chính xác tay lái và không kịp phản xạ khi tình huống bất ngờ. Chính vì vậy, các tài xế nên chú ý những nguyên tắc dưới đây để có thể lái xe một cách thoải mái nhất.
Đảm bảo vị trí ngồi đúng cách
Việc điều chỉnh ghế xe sao cho phù hợp với từng tài xế không chỉ giúp bạn có thể quan sát và lái xe tốt hơn mà còn giúp loại bỏ đáng kể những cơn đau mỏi lưng, cổ.
Các nhà nghiên cứu cho biết ngồi đúng tư thế có thể giảm đến 50% chấn thương lưng, cổ và đảm bảo bạn có được trải nghiệm lái xe tốt nhất. Bạn nên điều chỉnh độ cao, độ nghiêng của ghế sao cho có thể lái xe một cách thoải mái nhất.
Tư thế ngồi đúng cách được các chuyên gia gợi ý (Ảnh: Car from Japan)
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý một số quy tắc như góc giữa lưng ghế và chân ghế của bạn nên dao động từ khoảng 110 – 130 độ. Trong khi đó độ cao ghế chuẩn là khi người lái không cần phải rướn người lên cao để quan sát phía trước, còn tầm mắt thì đặt ở tâm kính chắn gió, đầu và trần xe cách nhau khoảng một bàn tay.
Điều chỉnh khoảng cách ghế hợp lý
Video đang HOT
Tùy thuộc vào chiều dài sải tay và chân của mình, mỗi tài xế nên điều chỉnh khoảng cách từ ghế đến vô lăng sao cho phù hợp với bản thân. Các chuyên gia cho rằng tư thế thoải mái nhất là ngồi dựa hẳn vào lưng ghế và chú ý không để phần đầu gối cao hơn hông của bạn. Ngoài ra, khoảng cách hợp lí giữa người lái với bàn đạp là khi phần đầu gối của bạn hơi gập ở góc khoảng 120 độ.
Điều chỉnh vô lăng
Bên cạnh việc xác định vị trí ngồi chính xác thì người lái cũng có thể giảm bớt những cơn đau mỏi lưng, cổ bằng cách điều chỉnh vô lăng của xe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư thế tốt nhất khi cầm vô lăng là đặt bàn tay thấp hơn vai, đặt ở vị trí 3h và 9h trong khi khuỷu tay gập tạo góc 120 độ. Vị trí này còn giúp tài xế phản xạ nhanh hơn khi gặp những tình huống bất ngờ trong lúc di chuyển.
Việc điều chỉnh vô lăng cũng là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi tài xế (Ảnh: Car from Japan)
Vào xe đúng cách
Nhiều tài xế có thói quen ngồi xe như cho chân vào trước mà không hề ý thức được rằng động tác này có thể gây ra tình trạng chuột rút, nguy hiểm hơn là cong, vẹo cột sống. Cách ngồi vào xe đúng nhất là đặt hông vào trước, rồi mới bước chân vào và xoay người về đúng hướng sau khi đã ngồi yên vị trên ghế xe.
Căng dãn cơ thường xuyên
Giữ nguyên một vị trí trong nhiều giờ lái xe liên tục sẽ khiến cơ bắp của bạn bị tê, mỏi. Để tránh xảy ra tình trạng căng cơ, đau mỏi lưng, cổ, bạn nên tranh thủ thực hiện một số động tác kéo giãn cơ trong lúc chờ đèn đỏ hay tắc đường. Bạn nên tham khảo các động tác đơn giản, có thể thực hiện khi đang ngồi. Điều này sẽ giúp nới lỏng các cơ và tạo sự linh hoạt cho tài xế khi lái xe.
Luôn mang theo túi chườm nóng/lạnh trên xe
Việc mang theo túi chườm nóng/lạnh khi di chuyển bằng xe ô tô có thể là cứu cánh của nhiều tài xế trong nhiều trường hợp. Nếu bạn bị đau mỏi lưng, cổ cấp tính, bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh, còn khi bạn bị đau lưng, cổ trong một thời gian dài, thứ bạn cần là túi chườm nóng để có thể làm dịu đi cơn đau khi đang lái xe.
Túi chườm nóng/lạnh có thể giúp bạn làm dịu cơn đau tức thời (Ảnh: Car from Japan)
Nghỉ ngơi đủ trước khi lái xe
Nếu bạn phải lái xe trong một quãng đường dài và chuyến đi có thể mất tới vài giờ thì hãy đảm bảo rằng bạn đã nghỉ ngơi đủ để tránh đau mỏi lưng khi lái xe. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dừng lại tại các điểm nghỉ ngơi trên đường, dành thời gian để ăn uống đầy đủ và bổ sung năng lượng cho bản thân. Bạn cũng nên đi lại và nghỉ ngơi trong khoảng 15 – 20 phút để các cơ được dãn ra.
Đánh lạc hướng bản thân
Việc chỉ chăm chú vào cơn đau của mình sẽ khiến cơn đau kéo dài hơn và làm tăng mức độ đau, khiến người lái cảm thấy không thoải mái. Do đó, hãy đánh lạc hướng bản thân bằng cách nghe một bản nhạc yêu thích hay lắng nghe đài radio hoặc nói chuyện với người bên cạnh để tạm thời quên đi cơn đau và tập trung vào lái xe.
Bạn có thể nghe nhạc hoặc nói chuyện để không để ý đến cơn đau của mình (Ảnh: Car from Japan)
Bỏ túi những kinh nghiệm điều khiển xe đoạn đường đèo dốc
Những chuyến đi đường dài khó mà tránh khỏi những đoạn đường đèo núi, địa hình dốc núi. Vì thế khi di chuyển trong điều kiện đó bạn nên bỏ túi những kinh nghiệm lái xe ô tô trên đường đèo dốc.
Vần vô lăng đúng cách
Do đặc điểm đặc thù của những cung đường miền núi là có rất nhiều khúc cua liên tục nên bạn hầu như phải liên tục làm việc với chiếc vô lăng. Kinh nghiệm cùng khả năng ước lượng độ gấp của khúc cua để đánh lái vừa đủ là yếu tố quan trọng giúp cho chiếc xe của bạn có thể chạy ổn định và luôn nằm trên phần đường quy định của mình.
Ảnh minh họa
Đặc biệt lưu ý với những tài xế hay có thói quen xoa vô lăng bằng 1 tay, thói quen này là điều cực kì nguy hiểm điều này cực nguy hiểm khi chạy xe trên những cung đường đèo dốc. Bởi tại các khúc cua gắt luôn đòi hỏi lực giữ vô lăng lớn hơn so với khi ta chạy đường bằng.
Nếu như chẳng may tuột tay thì hậu quả có thể xảy ra thật là khó lường. Hãy nắm vô lăng ở tại các vị trí 3 và 9 theo mặt đồng hồ để đảm bảo khi 2 tay trở về vị trí cân bằng để điều khiển đảm bảo chiếc xe của bạn đang ở trạng thái đi thẳng và khi đó bạn sẽ không bị mất phương hướng.
Không thốc ga và phanh gấp
Thực tế tại những cung đường đèo dốc ngoằn nghèo, việc người dùng cố gắng tăng tốc ở những đoạn thẳng là điều vô nghĩa bởi: Khi bạn vừa mới đạt tốc độ tương đối thì đã phải phanh dúi dụi khi vào những khúc cua gấp rồi ngay sau đó lại phải đạp mạnh ga để trở lại bởi khi phanh quá mạnh và gấp khiến chiếc xe của xe bạn đã bị thất tốc và không còn đà khi đi ra khỏi khúc cua này. Và cho dù chạy giật cục như vậy nhưng chiếc xe của tay lái mới vẫn không thể nào đuổi kịp xe đi trước của tay lái già kinh nghiệm.
Với lái xe có kinh nghiệm, xe luôn chạy ở tốc độ vừa phải. Trước khi tiến vào cua hầu như không thấy phanh mà chỉ tiến hành giảm ga. Như vậy xe còn khá nhiều đà sau khi thoát cua nên chỉ cần đạp nhẹ ga là xe đã có thể trở lại tốc độ cần thiết để di chuyển cũng như xử lí những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Đi hàng trăm km mà chỉ phanh vài lần, đó chính là điều khác biệt cơ bản của kĩ năng lái xe. Ngoài việc có thể tiết kiệm đáng kể nhiên liệu, chạy xe đúng cách còn giúp hành khách trên xe bớt mệt mỏi hơn nhiều so với cách chạy giật cục của lái mới. Đi chơi mà tới nơi hành khách mệt rũ ra như ốm thì chắc chắn giá trị chuyến đi sẽ giảm rất nhiều.
Trên đây là những kinh nghiệm lái xe đèo dốc vừa an toàn, nhàn nhã lại tiết kiệm nhiên liệu mà các tài xế có thể học hỏi cho những chuyên du lịch sắp tới.
Rửa tay bằng cồn trước khi lái xe có thể khiến nội thất ô tô bị bào mòn? Theo các chuyên gia, dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa chất ethanol có thể gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của nội thất xe ô tô. Xu hướng sử dụng dung dịch rửa tay sát khuẩn đã bùng nổ trước bối cảnh COVID-19 ngày càng lan rộng như hiện nay Sau khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, việc rửa tay bằng...