Những máy bay, tàu thuyền nào đang tìm kiếm MH370?
Hiện có 17 máy bay, một vài chiếc trong số này được trang bị công nghệ tối tân hàng đầu thế giới để phát hiện tàu ngầm, và 6 chiếc tàu (trong đó có 5 chiếc của Trung Quốc), đang lùng sục vùng biển phía nam Ấn Độ dương để tìm chiếc máy bay Malaysia mất tích.
Theo dữ liệu radar mới, đội tìm kiếm do Úc dẫn đầu vào ngày 28.3 đã chuyển hướng sang một khu vực mới, cách vùng tìm kiếm hiện tại khoảng 1.100 km về hướng đông bắc, Cơ quan An toàn Hàng hải Úc (AMSA) cho hay.
Vùng tìm kiếm mới rộng khoảng 319.000 km2 và nằm cách cảng Perth (Úc) khoảng 1.850 km về phía tây.
Sau đây là danh sách chi tiết các loại tàu thuyền và máy bay đang tham gia tìm kiếm chiếc Boeing 777 mất tích, theo AFP.
Được biết, các máy bay nói trên được sử dụng xen kẽ, nhằm giúp cho phi hành đoàn có thời gian hồi sức.
Trên không:
Máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Mỹ
- Một chiếc máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ đang tham gia công tác tìm kiếm và một chiếc nữa đang trên đường bay đến thành phố cảng Perth (Úc) để hỗ trợ.
Được mệnh danh là “sát thủ săn ngầm”, P-8A Poseidon được trang bị các camera điện quang thế hệ mới, cho ra các bức ảnh có độ phân giải cực cao và thiết bị dò tìm có khả năng phát hiện và tập trung vào các vật thể nhỏ trên mặt nước.
Video đang HOT
P-8A Poseidon có thể bay một mạch 7.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu, AFP cho hay.
Máy bay trinh sát P3 Orion của Không lực Hoàng gia Úc
- Bảy máy bay trinh sát P3 Orion. Mẫu máy bay này được trang bị hệ thống radar tối tân và các thiết bị dò tìm tàu ngầm hiện đại, chẳng hạn như thiết bị phát hiện từ tính MAD do tàu ngầm di chuyển gây ra. MAD có khả năng phát hiện sự xáo trộn bất thường của từ trường trái đất do tàu ngầm di chuyển trong lòng biển gây ra.
P3 Orion có thể bay liên tục 15 tiếng đồng hồ và thường được dùng cho các chuyến tuần tra kéo dài trên biển.
Được biết, trong cuộc tìm kiếm máy bay MH370, Úc đã cử 4 chiếc P3 Orion, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc mỗi nước cử 1 chiếc.
Máy bay vận tải quân sự Ilyushin IL-76 của Trung Quốc
- Hai máy bay vận tải quân sự Ilyushin IL-76 của Trung Quốc. Mẫu phi cơ bốn động cơ này do Liên Xô sản xuất, có khả năng vận chuyển vật nặng và bay đường dài.
Máy bay vận tải quân sự C130 Hercules của Hàn Quốc tham gia tìm kiếm chiếc MH370 tại Ấn Độ Dương
- Một máy bay vận tải quân sự C130 Hercules của Hàn Quốc. C130 Hercules là máy bay không vận có 4 động cơ tuốc bin cánh quạt. Ra mắt từ những năm 1950, mẫu máy bay này hiện vẫn được quân đội nhiều nước trên thế giới xem như một “con ngựa thồ” đắc lực.
- Sáu máy bay dân sự, với 4 chiếc trong số này là của Úc, 1 của New Zealand và 1 của Nhật.
Trên biển:
Thủy thủ hải quân Úc đang tìm kiếm chiếc máy bay MH370 từ trên boong tàu hậu cần HMAS Success
- Tàu hậu cần HMAS Success của Hải quân Úc. Chiếc tàu dài 157 m này được xem là con tàu lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Úc, theo AFP.
HMAS Success được chế tạo để hỗ trợ cho các tàu chiến. Nó có một khoang chứa lớn và các cần cẩu với khả năng nâng tối đa lên đến khoảng 2 tấn.
- Tàu hải quân HMAS Ocean Shield của Úc cũng sẽ tham gia tìm kiếm trong vài ngày tới. Tàu này sẽ được gắn thiết bị định vị thủy âm tối tân Towed Pinger Locator của Mỹ để dò tìm hộp đen trong đại dương, cũng như sẽ mang theo tàu ngầm không người lái Bluefin-21, cũng của Hải quân Mỹ.
Tàu hậu cần Thiên Đảo Hồ của Hải quân Trung Quốc
- Năm tàu Trung Quốc, gồm tàu phá băng Bạch Long và Haixun 01, vốn là tàu cứu hộ lớn nhất Trung Quốc, cùng 3 tàu hải quân, gồm tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn, khu trục hạm Hải Khẩu và tàu hậu cần Thiên Đảo Hồ.
Theo TNO
Phát hiện vật thể sau khi đổi vùng tìm kiếm máy bay mất tích
Một máy bay New Zealand phát hiện vật thể đáng ngờ sau khi vùng tìm kiếm phi cơ Malaysia dịch chuyển hàng trăm km về hướng bắc.
Một quân nhân trên tàu HMAS Success của Australia tìm máy bay Malaysia trên Ấn Độ Dương hôm 23/3
Các tàu, phi cơ tìm kiếm chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) dịch chuyển tới vùng biển cách vị trí hiện tại của chúng khoảng 1.100 km về phía bắc trong ngày 28/3. Động thái này diễn ra sau khi nhà chức trách Australia nhận thông tin mới từ Malaysia, theo đó có thể nhiên liệu của máy bay Boeing 777 cạn trước khi nó tới vùng tìm kiếm hiện nay, Reuters đưa tin.
Kết quả phân tích dữ liệu vệ tinh và radar mới nhất cho thấy phi cơ mất tích đã di chuyển nhanh hơn nhiều so với những giả thuyết trước đây. Vì thế, rất có thể việc nhiên liệu của nó cạn kiệt xảy ra sớm hơn so với nhận định của giới chuyên môn.
Giới chức Australia thông báo một phi cơ New Zealand phát hiện nhiều vật thể trong khu vực tìm kiếm mới. Tuy nhiên, các tàu chỉ có thể tới vị trí các vật thể vào ngày 29/3.
Diễn biến mới nhất cho thấy sự phức tạp và gian nan trong quá trình tìm kiếm tung tích của chuyến bay MH370 sau khi nó biến mất khỏi màn hình radar dân sự vào ngày 8/3.
Chính phủ Malaysia cho rằng ai đó cố ý đổi hướng của máy bay, song các nhà điều tra vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về âm mưu khống chế máy bay trong số các hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay.
Theo Xahoi
Nhìn lại hành trình 17 ngày tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích Nỗ lực truy lùng tung tích chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines đã trở thành hoạt động tìm kiếm, cứu nạn quy mô nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Vị trí chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines mất tích. Ngày 8/3: Đầu giờ sáng ngày 8/3, chuyến bay số hiệu MH370 rời sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia...