Những máy bay được mệnh danh “ác quỷ bầu trời” của Mỹ
Không chỉ riêng Liên Xô mà Hoa Kỳ cũng chế tạo ra những quái vật bầu trời có một không hai trên thế giới.
Trong quá khứ, Liên xô đã từng hoán cải oanh tạc cơ M-4 Molot thành chiếc máy bay vận tải có một không hai Myasishchev VM-T Atlant, có khả năng cõng cả một cấu kiện lớn trên lưng hay tiêm kích đánh chặn lớn nhất thế giới Tu-28 Fiddler.
Tuy nhiên chế tạo máy bay cỡ lớn không phải độc quyền của Liên Xô mà Hoa Kỳ cũng tham gia vào cuộc đua này, thậm chí phi cơ của họ còn có bề ngoài kỳ dị và dữ tợn hơn nhiều, được so sánh như những “con ác quỷ”.
Máy bay vận tải hạng nặng B-377-SG/SGT Super Guppy
Đầu tiên là chiếc Super Guppy do Aero Spacelines chế tạo, kích thước lớn cùng ngoại hình kỳ dị của nó nhằm tối ưu hóa cho việc chuyên chở các loại hàng hóa cồng kềnh.
Video đang HOT
Được phát triển dựa trên chiếc C-97J Turbo Stratocruiser – biến thể quân sự của Boeing 377, phần lưng máy bay được làm phình ra với đường kính cực đại bên trong là 7,6 m.
B-377-SG/SGT Super Guppy có chiều dài 43,84 m; sải cánh 47,625 m; chiều cao 14,148 m; trọng lượng rỗng 46 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 77,1 tấn.
Nhờ 4 động cơ turbine phản lực cánh quạt Allison 501-D22C công suất 4.680 hp (3.491 kW) mỗi chiếc mà Super Guppy có thể bay với tốc độ hành trình 467 km/h, tầm bay 3.219 km, trần bay đạt 9,7 km.
Super Guppy thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 31/8/1965, những nhà sử dụng gồm Aero Spacelines (3 chiếc), NASA (2 chiếc), Airbus (4 chiếc) và Aeromaritime (2 chiếc), hiện tại chỉ còn 1 chiếc duy nhất đang phục vụ trong biên chế NASA.
Máy bay vận tải hạng nặng Boeing 747 Dreamlifter
Tiếp theo là Boeing 747 Dreamlifter (còn có tên gọi LCF) – chiếc vận tải cơ thân rộng được sửa đổi từ Boeing 747-400. Vai trò chính của LCF là vận chuyển các bộ phận của Boeing 787 Dreamliner từ các nhà cung cấp ở Nhật, Italia tới Bắc Charleston ( Nam Carolina), cuối cùng đến nhà máy Boeing ở Everest, Washington để hoàn thiện.
Thân chính của Dreamlifter phình rộng so với nguyên bản để chứa vừa phần thân của các máy bay cỡ lớn khác, điểm độc đáo của LCF là nó có phần đuôi tách rời để đưa hàng hóa vào thay vì phần đầu như những chiếc vận tải cơ khác.
Boeing 747 Dreamlifter có chiều dài 71,68 m; sải cánh 64,4 m; chiều cao 21,54 m; trọng lượng rỗng 180,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 364,2 tấn.
Bốn động cơ phản lực cánh quạt PW 4062 công suất 63.300 lbf (282 kN) mỗi chiếc giúp Dreamlifter đạt được tốc độ lớn nhất 878 km/h, quãng đường cất cánh với tải trọng tối đa 2.804 m, tầm hoạt động 7.800 km (tải trọng lớn nhất).
Boeing 747 Dreamlifter thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 9.9.2006, hiện tại Tập đoàn Boeing đang duy trì phi đội gồm 4 chiếc.
Theo Chí Linh (Báo Đất Việt)
Nga điều siêu tiêm kích Su-27 ra chặn đứng máy bay do thám Mỹ
May bay chiên đâu Su-27 cua Nga đa chăn chiêc may bay do tham EP-3E "Aries II" của Hai quân Mỹ, Bô Quôc phong Nga cho biêt.
Phương tiện theo dõi không phận đã phat hiên mục tiêu không xác định được đang di chuyển về phía lãnh thổ Nga ơ vùng nước trung lập của Biển Đen.
Su-27 tiếp cận máy bay ở một khoảng cách an toàn, xác định đối tượng và bay kem theo, ra dấu hiệu phan đôi việc vi phạm biên giới Nga, cơ quan này cho hay.
Sau khi máy bay trinh sát Hải quân Mỹ thay đổi lộ trình bay ra khỏi lãnh thổ Nga, chiếc Su-27 quay trở lại sân bay của căn cứ. Đồng thời, Lầu Năm Góc gọi việc đánh chặn may bay là "không an toàn". Bộ Quôc phong My nói rằng Su-27 đa bay rất gần máy bay Mỹ.Bộ Quốc phòng Nga nhận xét rằng máy bay Su-27 đa hoạt động mà không có bất cứ vi phạm nào.
"Toàn bộ chuyến bay Su-27 của Nga tuân theo các quy tắc quốc tế về việc sử dụng không phận, không có tình huống bấ trắc nào", tuyên bô cua Bộ quốc phòng Nga cho hay.
Theo Danviet
Cận cảnh máy bay Mỹ tiếp nhiên liệu ở độ cao 7.000m Một phi công Mỹ từng gắn bó nhiều năm với các sứ mệnh tiếp nhiên liệu cho máy bay trên không cho biết ông rất tự hào khi được làm công việc đặc biệt này. Máy bay KC-135R Stratotanker tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu F-15C Eagles tại căn cứ Kadena, Nhật Bản (Ảnh: Không quân Mỹ) "Đó là một cảm...