Những mẫu xe nào bị “đứt bầu sữa” ưu đãi phí trước bạ của Chính Phủ từ 2021?
Ưu đãi 50% phí trước bạ của Chính phủ đối với những mẫu xe lắp ráp trong nước đã chính thức không còn hiệu lực, sự cạnh tranh về giá bán và các chương trình ưu đãi tới đây sẽ còn sôi động hơn nữa do giờ đây các mẫu xe đã được “đối xử công bằng”…
Hãy cùng chuyên mục Xe & Công nghệ điểm lại những cái tên đáng chú ý nhất được hưởng lợi thế trong thời gian vừa qua.
Ford
Có hai mẫu xe lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi trong giai đoạn vừa qua là mẫu urban SUV – Ecosport và mẫu minivan Tourneo, cụ thể như sau
Do mẫu City mới sang năm 2021 mới giao tới tay khách hàng, do đó trong thời gian vừa qua, duy nhất các mẫu Honda CR-V lắp ráp trong nước mới được ưu đãi từ Chính phủ.
Hyundai
Do toàn bộ các mẫu xe du lịch của Hyundai đều được lắp ráp trong nước, do đó người tiêu dùng khi sở mua các mẫu xe Hyundai trong giai đoạn vừa qua đều được hưởng ưu đãi về phí trước bạ từ Nghị định 100/2020/NĐ-CP. Và có lẽ đây cũng là lý do vì sao mà trong suốt giai đoạn vừa qua (và cả toàn bộ năm 2020) các mẫu xe Hyundai tại Việt Nam không có các chương trình khuyến mại giảm giá, lớn nào.
Video đang HOT
KIA
Cũng như Hyundai, toàn bộ danh mục sản phẩm xe du lịch của KIA đều được lắp ráp trong nước, tuy nhiên riêng với phiên bản nâng cấp của mẫu xe nhỏ KIA Morning (phiên bản X Line và GT Line), một số mẫu xe ban đầu được nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ không được hưởng ưu đãi này.
Nếu như trước đây, toàn bộ các mẫu xe du lịch của Mazda đều được lắp ráp trong nước thì bắt đầu từ phiên bản 2019 mẫu xe hạng B – Mazda2 lại được nhập khẩu từ Thái Lan nên trong giai đoạn vừa qua không được hưởng ưu đãi từ Chính Phủ (một phần lý do không có doanh số tốt như các đối thủ khác).
Mercedes-Benz
Thương hiệu xe sang duy nhất có nhà máy lắp ráp tại Việt Nam đột nhiên trở thành không có đối thủ khi có lợi thế rất lớn trong việc cạnh tranh với toàn bộ các đối thủ phải nhập khẩu trong nước. Tuy nhiên, cũng chỉ có các mẫu xe bán tốt nhất mà Mercedes-Benz lựa chọn lắp ráp trong nước mới được hưởng ưu đãi này.
Việc nhanh nhạy đưa mẫu MPV – Mitsubishi Xpander phiên bản số tự động về lắp ráp trong nước đã giúp mẫu xe này có thêm lợi thế trong việc cạnh tranh với đối thủ Toyota Innova để giành ngôi vị số 1 phân khúc này. Và tương tự, cũng đã giúp mẫu crossover Mitsubishi Outlander không bị hụt hơi trước các đối thủ cực mạnh khác.
Peugeot
Việc không kịp đưa mẫu Peugeot 2008 kịp ra mắt trong năm 2020 đã khiến mẫu xe này không kịp hưởng phí ưu đãi của chính phủ. Các mẫu xe còn lại bao gồm 3008, 5009 và mẫu minivan Traveller vẫn được có lợi thế này.
Toyota
Do lựa chọn nhập khẩu phiên bản máy xăng từ Indonesia nên chỉ có phiên bản Toyota Fortuner máy dầu được hưởng ưu đãi từ Chính Phủ, trong khi đó việc chuyển đổi nhập khẩu một số mẫu xe như Camry, Wigo… đã khiến Toyota đột nhiên bị cạnh tranh dữ dội trong năm 2020 vừa qua.
Ưu đãi Chính phủ 50% phí trước bạ cũng trở thành một phần trong vô vàn lợi thế dành mà thương hiệu VinFast áp dụng cho các mẫu xe của mình trong thời gian qua, điều ảnh hưởng lớn đến doanh số, giúp các mẫu xe này có vị trí khá tốt tại thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2020 vừa qua.
Hyundai và Toyota đua ngôi vương tại Việt Nam
Doanh số lũy kế đến tháng 11, xe Hyundai bán chạy hơn Toyota 8.668 xe, mức cao nhất từ đầu 2020.
So kè về doanh số bán hàng tính riêng từng thương hiệu trên thị trường ôtô Việt Nam vẫn là cuộc đua song mã của Toyota và Hyundai. Cả hai bám đuổi nhau quyết liệt từ đầu 2020 đến tháng 7. Sau đó, với hầu hết các sản phẩm lắp ráp trong nước hưởng ưu đãi thuế 50%, xe Hyundai dần bứt lên và tạo khoảng cách lớn với Toyota, thương hiệu kinh doanh hai hình thức lắp ráp và nhập khẩu.
Tháng 11 là thời điểm doanh số lũy kế tính từ đầu 2020 của Hyundai vượt xe Toyota ở mức lớn nhất, 8.668 xe. Cụ thể hơn, xe Hyundai tiêu thụ 68.062 xe, tương đương mức trung bình gần 6.200 xe/tháng. Toyota (không tính Lexus) bán 59.394 xe, tương đương gần 5.400 xe/tháng.
Trong 2019, Toyota (chưa tính Lexus) dù xếp thứ hai về doanh số bán xe tổng (kém Hyundai 240 xe) nhưng ở mảng xe con, thương hiệu Nhật vẫn là số một trên thị trường. Ưu thế này không còn trong 2020 khi 11 tháng qua, Hyundai cũng vượt Toyota với khoảng cách 2.140 xe con. Như vậy, Toyota nguy cơ thua cả hai mặt trận trong 2020 khi doanh số suy giảm mạnh hơn đối thủ.
Trong một năm đầy biến động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh số xe Toyota và Hyundai đều giảm. Tuy nhiên, mức giảm doanh số tính đến tháng 11 của Toyota lớn hơn, 16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xe Hyundai chỉ giảm 4%.
Suy giảm thị phần của các mẫu xe quan trọng như Fortuner ở phân khúc SUV hạng D, Innova phân khúc MPV giá dưới một tỷ đồng là nguyên nhân chính khiến Toyota mất đi ưu thế dẫn đầu ở mảng xe con. Tuy nhiên, hãng xe Nhật vẫn còn đó vua doanh số Vios, mẫu xe bán hơn 26.000 xe tính đến tháng 11, là sản phẩm hiếm hoi của Toyota không những không giảm doanh số, trái lại tăng 9% so với cùng kỳ 2019 bất chấp thị trường suy yếu về sức mua do đại dịch. Bên cạnh đó là Corolla Cross, mẫu xe mới của hãng trong năm nay, mang nhiều công nghệ an toàn, tiện nghi và một triết lý tiếp cận khách hàng mới mẻ, "không Toyota" nhất từ trước tới nay.
Doanh số xe Hyundai cũng suy giảm nhưng với mức không lớn như đối thủ Nhật. Những i10, Kona, Santa Fe hiện dẫn đầu thị phần phân khúc, trong khi Tucson, Accent thuộc nhóm đầu xe bán chạy.
Bên cạnh cuộc đua song mã của Toyota và Hyundai, những thương hiệu như Kia, Mazda, Mitsubishi, Honda, Ford tạo nên nhóm cạnh tranh thứ hai. Phần còn lại là những Isuzu, Suzuki, Nissan, Peugeot ở đoạn cuối của thị trường.
Doanh số ảm đạm của các hãng ôtô tại Việt Nam Chỉ Isuzu và Suzuki tăng trưởng doanh số, VinFast chỉ có số liệu 2020, còn lại hầu hết các hãng phổ thông đều sụt giảm tính đến quý III. Sắc xanh tăng trưởng trở lại trong tháng 9 đối với các hãng xe báo hiệu mùa bán hàng cuối năm được hâm nóng trở lại nhưng sau 3 quý, doanh số lũy kế...