Những mẫu thiết kế cầu thang dọc tối ưu cho nhà ống diện tích nhỏ
Ngày nay, khi diện tích nhà ngày càng thu hẹp, những kiểu cầu thang truyền thống đã không còn phù hợp.
Do đó, nhiều gia đình lựa chọn thiết kế cầu thang dọc nhà, đây được xem là giải pháp phù hợp cho những ngôi nhà ống có diện tích khiêm tốn.
Cầu thang dọc, hay cầu thang 1 vế là loại cầu thang được xây dựng theo chiều dọc của ngôi nhà. Cầu thang dọc thường sẽ nép sát vào một bên tường của căn nhà, và dẫn thẳng lên tầng trên mà không có chiếu nghỉ như các loại cầu thang truyền thống khác.
Cầu thang dọc bằng gỗ
Mẫu cầu thang gỗ tự nhiên thể hiện đẳng cấp cho gia chủ. Đồ họa: Phương Duy
Mẫu thiết kế cầu thang dọc nhà chất liệu gỗ luôn tạo nên sự đẳng cấp cho không gian, khi mang cả nét đẹp hiện đại và cổ điển. Hơn nữa, chất liệu gỗ còn lan tỏa sự ấm áp, thân thiện. Vì thế những kiểu cầu thang này rất phổ biến trong thiết kế nhà hiện nay.
Video đang HOT
Biến tấu nhiều thiết kế với mẫu cầu thang từ kim loại. Đồ họa: Phương Duy
Cầu thang dọc chất liệu kim loại bền chắc sẽ góp phần thể hiện đẳng cấp và vị thế cho không gian nội thất, bởi có nhiều mẫu mã đẹp, tinh tế, hoa văn được chạm khắc tinh xảo mang đậm nét tân cổ điển quyền quý, sang trọng. Cầu thang không chỉ là điểm nối kết giữa các tầng, phục vụ việc đi lại, mà còn tạo ra một vẻ đẹp quyến rũ giúp ngôi nhà thêm phần nổi bật.
Kính cường lực là chất liệu rất được ưa chuộng hiện nay vì không chỉ giúp không gian nhà rộng hơn. Đặc biệt nếu đặt ở nội thất phòng khách thì sẽ mang tới sự sang trọng, hiện đại và tráng lệ cho khu vực quan trọng này.
Cầu thang kính giúp căn nhà trở nên sang trọng và hiện đại. Đồ họa: Phương Duy
Cầu thang kính đang dần thay thế các mẫu cầu thang truyền thống đơn điệu khi mang đến sự hiện đại, trẻ trung và ấn tượng cho không gian của ngôi nhà. Cầu thang từ kính có phần lan can được làm từ kính cường lực kết hợp với trụ, tay vịn và kẹp kính để liên kết lại với nhau tạo nên bộ cầu thang hoàn chỉnh.
Chiêu chống nóng hữu hiệu cho nhà kính giữa ngày hè đổ lửa
Vào những ngày hè, cửa, vách kính cường lực hấp thu lượng nhiệt rất lớn khiến căn nhà nóng bừng chẳng khác gì "lò lửa".
Cửa, vách kính cường lực hiện nay được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ, sang trọng đi kèm khả năng lấy sáng tự nhiên cao. Chính vì thế, nhiều ngôi nhà thiết kế theo phong cách hiện đại hoặc các tòa nhà văn phòng thường hay sử dụng chất liệu kính cường lực. Thế nhưng, vào mùa hè, kính cường lực bộc lộ nhược điểm là hấp thụ lượng nhiệt lớn khiến nhiệt độ bên trong căn nhà, văn phòng rất cao, bức xạ tia UV, IR,... âm thầm gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Mùa hè khắc nghiệt với các đợt nóng đỉnh điểm liên tục diễn ra. Vì thế, việc kiếm tìm một giải pháp chống nắng, chống nóng hợp lý cho nhà kính được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số phương pháp chống nóng cho nhà kính, các gia chủ có thể áp dụng cho căn nhà của mình.
Rèm cửa là "cứu cánh"
Sử dụng rèm cửa là giải pháp đơn giản, tiết kiệm để chống nắng cho các căn hộ sử dụng cửa, vách kính cường lực. Rèm cửa không chỉ có tác dụng chống nắng, làm giảm ánh nắng chiếu vào nhà mà còn giúp cho không gian nhà bạn có sự riêng tư hơn (vì kính cường lực thường nhìn thấu được).
Rèm cửa là giải pháp chống nóng đơn giản, tiết kiệm
Khi lắp đặt rèm cửa, bạn nên lựa chọn những loại rèm chất liệu chống nắng tốt, dày. Nên lựa chọn rèm cửa có màu phù hợp với nội thất trong nhà và nhớ vệ sinh rèm cửa thường xuyên để tránh bụi bẩn, vi khuẩn bám vào.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là rèm cửa chỉ có tác dụng che chắn bớt ánh nắng còn các loại tia có hại từ ánh sáng mặt trời như tia UV, IR thì vẫn có thể xuyên qua được cả rèm để "tấn công" vào bên trong. Chính vì thế, dù đã kéo rèm, tốt nhất bạn vẫn không nên ngồi kế bên hoặc đối diện với các ô cửa kính lúc nắng đỉnh điểm để tránh bị tác động bởi tia cực tím, tia hồng ngoại trong ánh nắng mặt trời.
Dán phim cách nhiệt
Phim cách nhiệt là giải pháp chống nóng cho cửa kính luôn được ưu tiên số 1 bởi tính năng và hiệu quả mà nó mang lại. Không cần cầu kì, sử dụng đơn giản, các tấm phim cách nhiệt này được dán trực tiếp vào phần kính của cửa, tạo ra lớn áo chắn những tia nắng đi xuyên qua, tăng cường khả năng cách âm, cách nhiệt cho cửa kính cường lực.
Phim cách nhiệt vừa chống nắng nóng vừa ngăn cản các tia độc hại
Phim cách nhiệt được sản xuất từ vật liệu Polyethulene Terephthalate thuộc nhóm chất chống dẫn nhiệt polyester hay còn gọi là lớp màng nhựa mỏng. Quy trình sản xuất chế tạo, xử lý hoạt hóa, tráng men, nano kết hợp cùng công nghệ phóng xạ tiên tiến, giúp các phân tử có trong tấm phim có khả năng chống nóng cho cửa kính tối ưu.
Phim có thể chặn lại nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình chiếu sáng. Đồng thời ngăn các tia bức xạ UV gây hại không xâm nhập vào ngôi nhà, vừa tăng hiệu quả chống nóng vừa đảm bảo sức khỏe cho con người.
Sử dụng cửa sổ thông minh
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, có đến 65% phần lượng nhiệt được truyền vào ngôi nhà đến từ cửa sổ. Với nhà kính, để mang lại sự thông thoáng cho không gian nội thất thì nên tận dụng những khoảng hợp lý để mở cửa sổ kích thước rộng. Một ngôi nhà có thiết kế cửa sổ hợp lý sẽ giảm đáng kể việc không khí nóng ứ đọng trong ngôi nhà và giúp tăng cường trao đổi không khí với bên ngoài.
Sử dụng cửa sổ một cách thông minh giúp nhà kính mát mẻ hơn
Đối với nhà kính thì các cửa sổ thường làm chất liệu kính khung gỗ hay cửa kính khung nhựa lõi thép và kích thước cửa tùy thuộc vào đặc điểm kiến trúc và diện tích công trình nhà như thế nào. Hãy sử dụng thật thông minh những chiếc cửa sổ nhà kính. Vào thời điểm nắng chiếu rọi, hãy đóng cửa, kéo rèm để hơi nóng không tràn được vào bên trong nhà. Ngược lại, hãy mở cửa vào buổi sáng hoặc tối muộn, khi trời đã mát mẻ để không khí trong nhà lưu thông, không tạo cảm giác bí bách.
Biệt thự vườn dựng bằng sắt, trong nhà vẫn mát mẻ nhờ cây xanh bao phủ Với nguyên vật liệu phần lớn là sắt tiền chế và nhôm, biệt thự của anh Nguyễn Long (Kiên Giang) được đánh giá là độc đáo, khác lạ so với các biệt thự xây gạch thông thường. Biệt thự vườn ở huyện Kiên Lương (Kiên Giang) của anh Nguyễn Long xây dựng cuối năm 2019 với tổng diện tích 800m2 được làm phần...