Những ‘màu sắc’ chính của bức tranh thế giới 2024
Lạm phát, các cuộc bầu cử và xung đột là những nét chính ảnh hưởng đến toàn thế giới trong năm 2024, và dự báo sẽ tiếp tục tác động trong năm 2025.
Quân nhân Ukraine sử dụng súng phóng lựu chống tăng trong huấn luyện chiến đấu chống quân đội Nga ở ngoại ô thành phố Pokrovsk thuộc Donetsk, ngày 18/12/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Cuộc chiến dai dẳng giữa Nga và Ukraine cũng như giao tranh và diễn biến bất ngờ ở Trung Đông đã khiến lạm phát chậm hạ nhiệt và nền kinh tế bất ổn. Điều này đã khiến các cử tri thể hiện sự bất mãn với các chính quyền đương nhiệm ở khắp nơi trên thế giới, từ Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha đến Botswana và Panama. Tại Hàn Quốc, cử tri đã đưa phe đối lập lên nắm quyền tại Quốc hội, một sự kiểm soát đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol, và kết quả là một lệnh thiết quân luật được áp đặt trong ngắn hạn dẫn đến cuộc biến động lớn trong chính giới nước này. Các cuộc bầu cử bị ảnh hưởng bởi tâm lý bất mãn của người dân cũng làm rung chuyển nền chính trị Pháp và Đức, Nhật Bản và Ấn Độ.
Năm 2025 đang được chờ đợi với câu hỏi lớn đầu tiên là việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng sẽ tác động như thế nào đến các cuộc xung đột. Tổng thống đắc cử Mỹ đã cam kết sẽ chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine “trong vòng một ngày”. Ngoài ra, kế hoạch đánh thuế của ông Trump cũng được cảnh báo sẽ gây ra một cuộc chiến thương mại khiến lạm phát có thể tăng trở lại và kinh tế toàn cầu có nguy cơ giảm tốc.
Ông Donald Trump phát biểu tại Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa ở thành phố Milwaukee, bang Wisconsin, Mỹ ngày 18/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Nhiệm kỳ của ông Trump còn được quan tâm bởi sự hiện diện của tỷ phú Elon Musk, cố vấn và nhà tài trợ cho ông Trump. Với sự lên ngôi của trí tuệ nhân tạo, các công ty công nghệ đang thống trị các nhà đầu tư thế giới, khi 7 công ty công nghệ hiện chiếm hơn một phần ba vốn hóa thị trường của S&P 500.
Trong bối cảnh đó, tỷ phú Elon Musk, người điều hành một trong 7 công ty đó, có thể đóng vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa sức mạnh công nghệ và quyền lực chính trị, điều có thể định hình nên năm 2025.
Tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục không chấp hành lệnh triệu tập
Ngày 25/12, Văn phòng điều tra tham nhũng các quan chức cấp cao Hàn Quốc (CIO) cho biết Tổng thống Yoon Suk Yeol đã không có mặt theo lệnh triệu tập để thấm vấn về lệnh thiết quân luật của ông.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đây là lần thứ 2, ông Yoon Suk Yeol không chấp hành lệnh triệu tập của nhóm điều tra chung CIO.
Thông báo cho biết Tổng thống Yoon Suk Yeol đã không xuất hiện tại văn phòng của CIO ở Gwacheon, phía Nam Seoul, theo yêu cầu triệu tập trước 10h ngày 25/12, và cho đến 18h cùng ngày cũng không có bất kỳ thông tin nào từ phía ông.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo này cũng chưa nộp thông báo chỉ định luật sư. CIO dự kiến sớm nhất là ngày 26/12, sẽ quyết định các biện pháp tiếp theo, như ra lệnh triệu tập lần thứ ba hoặc xin lệnh bắt giữ.
Trước đó, ông Yoon Suk Yeol đã không chấp hành lệnh triệu tập đầu tiên của CIO hôm 18/12. Trong thông báo ngày 24/12, luật sư của Tổng thống Yoon Suk Yeol, ông Seok Dong Hyeon cho biết nhà lãnh đạo ưu tiên cho các thủ tục luận tội của Tòa án Hiến pháp và có kế hoạch công bố lập trường của mình tại phiên tòa. Dự kiến, phiên điều trần sơ bộ đầu tiên về việc luận tội ông Yoon Suk Yeol sẽ diễn ra vào ngày 27/12.
Tổng thống Yoon Suk Yeol bị đình chỉ nhiệm vụ từ ngày 14/12 sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết luận tội ông, liên quan đến quyết định ban bố tình trạng thiết quân luật vào đêm 3/12. Theo quy định, Tòa án Hiến pháp có 180 ngày để ra phán quyết cuối cùng về việc phế truất hay phục chức cho ông.
Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật? Các hãng truyền thông cho hay Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol là một người mê bói toán và thời điểm ra thiết quân luật có thể phần nào mang yếu tố tâm linh. Thông tin về câu chuyện thiết quân luật có thể mang yếu tố tâm linh xuất hiện sau khi ông Noh sang-won, cựu chỉ huy...