Những mánh khóe “làm tiền” cha mẹ của cậu ấm cô chiêu
Với lối suy nghĩ lệch lạc, thiên về hưởng thụ đã khiến một bộ phận thanh thiếu niên – con cái của gia đình kinh tế khá giả, thậm chí là gia đình trí thức đang đua nhau “đánh” vào sỹ diện, danh dự của cha mẹ để “kiếm tiền” tiêu xài vô độ.
Họ dùng số tiền đó vào những cuộc chơi vô bổ như đi bar, cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá… Cận cảnh những “chiêu” “xin” tiền cha mẹ, không ít người sẽ cảm thấy ngán ngẩm…
Lấy mác công chức “xoay” tiền bố mẹ
Việt Hùng – một công chức @ ở Phú Thọ kể: “Cá độ bóng đá là “món” tôi thích nhất. Lúc đầu, tôi thắng khá nhiều, sau thì “chết kỹ”. Không “xoay” được tiền, tôi vay nặng lãi. Bố mẹ là dân làm ăn, có nhiều tiền, đất đai trị giá cả trăm tỷ đồng. Ông bà thích oai, xin bằng được cho tôi làm công chức…
Cái oai của bố mẹ tôi hài lắm. Các cụ thích tôi phải bận rộn với công việc, được thăng tiến, nắm giữ vị trí này kia trong cơ quan. Biết “thóp” đó, tôi đi “công tác” liên miên. Mỗi lần đi lại phải kiếm cớ nại ra một lý do gì đó như đi cùng sếp to phải “ngoại giao”, phải “chăm sếp” để được “cất nhắc”… để “lĩnh tiền trợ cấp” từ bố mẹ”.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Theo Hùng, lần đầu đi Hà Nội “công tác” (thực ra là đi chơi bời để “giải ngố”), Hùng được “đồng đội” ở đây ngưỡng mộ và “chăm sóc” khá kỹ.
Hùng nói: “ Tôi từng thắng “oanh liệt” đến mức nhìn thấy sự ghen tỵ trong ánh mắt của “đồng đội”. Thắng thì tham mà thua thì muốn gỡ… cứ thế, tôi trượt sâu vào cờ bạc, vay nặng lãi. Có tuần, cả 7 ngày, bố mẹ tôi đều nhận “được” giấy vay nợ của tôi do các chủ nợ chuyển đến tận tay”.
Tôi hỏi: “Trả mãi thế, bố mẹ anh vẫn chấp nhận à?”
Hùng nói giọng bất cần: “ Bỏ qua chuyện đó đi, tôi từng bỏ nhà ra khách sạn ở. Đi cả tháng chẳng thấy ai gọi về, tôi nghĩ, mình “toi” 100% rồi. Ngày thứ 31, mẹ và vợ nước mắt ngắn dài đứng ở cửa phòng khách sạn, bảo: “Về đi, mẹ tha cho lần này, nợ nần, mẹ trả hết…”. Tôi làm cao, chần chừ không về ngay nhưng trong bụng thì “mở cờ”. Tôi hứa, chiều sẽ về. Mẹ và vợ vừa ra khỏi khách sạn, tôi gọi chủ nợ đến, nhờ viết thêm 2 “giấy nợ khống” để “rút ruột” bố mẹ thêm vài trăm triệu đồng, lấy tiền tiêu pha trong thời gian làm con ngoan ở nhà”.
Tôi thắc mắc: “Chơi bời như thế, còn công việc thì sao? Nhờ viết “giấy nợ khống”, có phải chi “hoa hồng” không? “.
Video đang HOT
Hùng thành thật: “ Công việc của tôi đơn giản lắm. Ngồi đấy cho gọi là “đủ vị trí” ấy mà, còn lúc nào đầu óc tôi cũng quay cuồng nghĩ đến cá độ bóng đá và lô đề.
Một lần duy nhất, mẹ đến cơ quan hỏi chuyện đi công tác, tôi bị sếp nhắc nhở. Tôi giận mẹ cả tuần. Còn chuyện “giấy nợ khống”, “chiêu” này chỉ có “cao thủ hưởng thụ” mới nghĩ ra thôi. Chỗ “khách quen” của chủ nợ, họ chỉ lấy 20% “hoa hồng”, nếu “khách lạ” thì có thể họ không “giúp” hoặc “giúp” thì “hoa hồng” cũng lên tới 60 – 70%!”
“Nỗi đau” của… sếp Trong cuộc trà dư tửu hậu với một số quan chức của một địa phương, có vị thừa nhận: “Có một số công chức, sáng đi làm như một cán bộ mẫn cán, chiều lấy ô tô “xịn” của gia đình xuống thành phố đi bar, chơi bời đủ kiểu, đánh bạc, lô đề…Tiền chơi một tối của những công chức @ này bằng ít nhất 10 tháng lương. Nhiều ông bố bà mẹ cứ tưởng con phải đi công tác nhiều, đến tận cơ quan thắc mắc: Cháu còn vợ, con, sao các bác cử nó đi công tác nhiều thế, mà đi thì tốn tiền ngoại giao quá! Nó bảo đi thế để tạo tiền đề cho việc “cất nhắc” sau này…” (!?) Vị quan chức này chép miệng: “Đau quá! Nếu vi phạm trong công việc, sẽ xử lý nghiêm.”
Những chiêu “làm tiền” đê tiện khó đỡ
Tiến Cường là giáo viên thỉnh giảng ở trường Đại học TT tại Bắc Ninh có “chiêu” “xin đểu” tiền cha mẹ có thể được liệt vào loại “độc nhất, vô nhị”.
Bố mẹ Cường là dân buôn bán có… sỏi. Nhà Cường rất nhiều tiền mặt và nhà đất thì có từ Nam ra Bắc về đến Thủ đô.
Thấy bảo, ở Thủ đô, bố mẹ Cường có 1 biệt thự tại khu đô thị cao cấp Ciputra và 500m2 đất ở Tây Hồ. Đất nhà xưởng trong khu công nghiệp thì nhiều vô kể… Theo ước tính của Cường, bố mẹ có vài trăm tỷ đồng nên phải hưởng thụ bằng cách tiêu thật nhanh, thật nhiều.
Thời là học sinh phổ thông, Cường đã thích đánh tá lả đến mức bỏ học, vay nặng lãi để chơi “ù” cả chục triệu đồng /ván bài. Khi là sinh viên đại học, Cường thích đánh xóc đĩa, lô đề và cá độ bóng đá hơn. Thắng thì Cường mua SH, đi về như đại gia, thua thì bán ngay tại xới.
Từ khi làm “thầy”, Cường tăng “phong độ” chơi cờ bạc. Tuần nào mẹ Cường cũng nhận ít nhất một “bức thư” (giấy ghi nợ) viết tay mấy chữ vội vã: “ Vay của anh C 550 triệu đồng, lần 1 là 200 triệu, lần 2 đem ô tô đi cắm 350 triệu đồng…”.
Vì sỹ diện với láng giềng, sợ con mất việc, ảnh hưởng đến danh dự gia đình, mẹ đã trả nợ cho Cường nhiều lần, tổng số khoảng trên dưới 10 tỷ đồng. Gặp “cạ”, Cường vẫn cao giọng kẻ cả: “ Chơi, “xóc” (xóc đĩa) mái thoải đi! Thắng thì tiêu mà thua thì có ông, bà bô trả! “.
Đến một ngày, bà Bích, mẹ Cường không chịu nổi thói hưởng thụ “bán nhà không văn tự” của con nên không trả nợ cho Cường nữa. Thấy bà Bích “rắn”, chủ nợ cho người vào doạ đánh, “xin tý tiết” của Cường.
Sau đó, chủ nợ đổ phân người trộn với dầu nhớt vào cổng, sân nhà Cường. Thậm chí, chủ nợ bắt Cường đi vài ngày, đánh cho một trận đến chảy máu đầu, gãy chân… Bà Bích vẫn im lặng. Cường được chủ nợ tha về với cam kết ngầm, buộc mẹ Cường phải chi tiền trả nợ.
Bà Bích buôn bán niken, đồng đỏ, vàng… mỗi chuyến hàng lên tới cả chục tỷ đồng, mỗi tuần vài chuyến. Cường theo dõi hành trình giao – nhận, vận chuyển hàng của mẹ, báo cho chủ nợ biết. Chủ nợ đã bất ngờ giữ 3 xe Container niken của bà Bích.
Bà Bích không ra mặt, nhờ nhiều người can thiệp nhưng chủ nợ không cho xe đi. Bà Bích không dám báo công an, đành chào thua “chiêu” “xin đểu” tiền của con trai. Lần ấy, bà Bích phải thanh toán cho chủ nợ 1,9 tỷ đồng “tiền tươi” mới giải phóng được 3 xe hàng.
Trần Việt là công chức “xịn” ở Hà thành. Vị trí công việc cho Việt cơ hội kiếm tiền khá. Nhưng với Việt như thế là chưa đủ. Mẹ và chị gái là chủ một số nhà hàng đặc sản, 2 showroom ô tô nên Việt “nướng” tiền vào cá độ, lô, đề không thấy tiếc.
Việt là con độc, được nuông chiều từ nhỏ. Việt có thể cá độ một trận bóng lên tới hàng chục ngàn “đô” mà không cần nghĩ. Việt đem sổ đỏ, xe máy, ô tô của mẹ đi cắm, bán rẻ lấy tiền “thả lô” là chuyện thường ngày.
Bị chủ nợ đòi riết, không còn cách “quay” tiền, Việt nhờ một “thằng bạn xã hội” đóng vai chủ nợ đến nhà đòi. Đầu tiên, “thằng bạn xã hội” này rất lịch sự, mẹ Việt tưởng là bạn tốt của con, gọi Việt xuống tiếp bạn.
Việt xuống tới nơi, “thằng bạn” túm cổ áo, gí súng vào đầu, nói như ra lệnh: “Con bà vay chúng tôi 200 triệu, tính lãi đến ngày hôm nay là 550 triệu…”. Trước thái độ hùng hổ của “thằng bạn”, mẹ Việt tái mặt, Việt năn nỉ: “ Con xin lỗi mẹ, mẹ thương con, trả cho con lần này thôi, con hứa, con thề con không thế nữa…“.
“Thằng bạn” của Việt được thể, lấy báng súng đập vào đầu Việt 2 cái, đập vào mũi 1 cái làm chảy máu mũi, ép Việt ra cửa, lên xe ô tô. Trước khi bỏ đi, “thằng bạn” còn gằn giọng: “Bà muốn con nguyên vẹn thì 2 tiếng nữa đưa tiền. Sai hẹn, tôi cho 2 thằng HIV xử lý”. Lên xe ô tô của “thằng bạn”, Việt cười đắc thắng trong khi mẹ hắn thì tái xanh mặt, luôn miệng gọi: “Con ơi, con ơi…”
Biến vợ, thành “công cụ” vòi tiền Trịnh Đức là công chức Nhà nước ở thành phố Cảng. “Chiêu” “xin đểu” kiểu “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” của Đức khiến nhiều người ngán ngẩm. Chị gái Đức ở nước ngoài, thường xuyên gửi tiền về cho cha mẹ đầu tư kinh doanh nhà hàng khách sạn nên Đức biết nhà mình tiền nhiều cỡ nào. Theo ước tính, Đức đã “phá” của bố mẹ khoảng 20 tỷ đồng. Bố mẹ chỉ mong Đức lấy vợ, sinh con, hi vọng Đức sẽ tu chí làm ăn. Đức biết mong muốn của bố mẹ nên “mặc cả” rõ ràng: “Lấy vợ 5 tỷ sinh cháu trai 10 tỷ, cháu gái 5 tỷ…”. Bố mẹ Đức đồng ý. Đức lấy vợ thật, một cô giáo dạy tiểu học xinh xắn. Tiêu hết 5 tỷ đồng, Đức vay nặng lãi để “thả lô”, cá độ. Chủ nợ đến đòi, Đức nói: “Bố mẹ không trả, con ly dị vợ”. Bố mẹ Đức sợ mang tiếng với thông gia, họ hàng, đối tác làm ăn… Thấy vậy, Đức càng được dịp để “xin đểu”. Lần gần đây nhất, bố mẹ Đức quyết định không trả nợ cho con nữa. Đức đuổi vợ ra khỏi nhà giữa đêm mưa lạnh để “dằn mặt” bố mẹ. Vợ Đức không biết đó là “chiêu” moi tiền bố mẹ của chồng, cứ khóc và trình bày rằng: “Con có lỗi gì mà anh ấy đối xử với con như thế…”
Theo Nguoiduatin
Thâm nhập thế giới đêm Đà thành (kỳ cuối): Quá dễ để lách luật "múa cột" trước mắt cơ quan chức năng?
Hoạt động múa cột trong Nghị định không nói cấm mà cũng chẳng nói cho phép. Nếu xử lý thì cũng chỉ xử lý ở mức độ ăn mặc không đúng thuần phong mỹ tục.
Nếu dùng khái niệm vũ trường thì tại Đà Nẵng hiện chỉ còn duy nhất New Phương Đông. Nghĩa là chỉ trên một vài tiêu chí cơ bản về quy mô, chứ thực tình nếu đem soi với những quy định khắt khe thì toàn thành phố không có một vũ trường nào. Nhưng na ná vũ trường thì rất nhiều. Chính cái na ná này đã khiến cơ quan chức năng không có chế tài để xử lý các vi phạm.
Thử lấy một vài điều kiện để kinh doanh vũ trường theo Nghị định của Chính phủ như: diện tích sàn tối thiểu phải 80m2, người dưới 18 tuổi không được vào, nằm tách biệt với khu dân cư, cách âm tốt... thì không có một tụ điểm ăn chơi nào mà nhiều người vẫn gọi là "vũ trường" đạt tiêu chuẩn. Chính vì những ràng buộc ngặt nghèo xuất phát từ chủ trương "không cấm nhưng không khuyến khích" này mà những người đầu tư đã dùng một khái niệm rất vô chừng là "bar". Từ này ở nước ngoài đã phổ biến, nhưng ở Việt Nam thì nó chưa có định nghĩa cụ thể, chưa trở thành đối tượng điều chỉnh của luật, chưa nằm trong diện quản lý của các ngành liên quan. Và đây là kẽ hở để sinh ra nhiều biến tướng, vì núp dưới vỏ bọc của "bar", nhiều nơi có đủ các trò của một vũ trường nhưng nộp thuế ít hơn, đầu tư ít hơn mà chế tài cũng không khắt khe, nếu không nói là bỏ trống.
Múa cột đã phổ biến tại các quán bar, vũ trường trong khi không có chế tài xử lý. Ảnh: C.K
Ông Lưu Văn Học - Phó Chánh thanh tra Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng cho biết, những tụ điểm mà họ tự nhận là bar ấy do Sở KH&ĐT cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Sở VH-TT&DL có một chức năng rất nhỏ trong này là cấp phép biểu diễn các chương trình nghệ thuật, kiểm tra danh mục các bài hát biểu diễn. Chế tài để xử lý các vi phạm bên lĩnh vực văn hóa đối với các tụ điểm này cũng còn gặp rất nhiều lúng túng. Cũng theo đại diện thanh tra Sở thì hoạt động múa cột trong Nghị định cũng không nói cấm mà cũng chẳng nói cho phép. Nếu xử lý thì Sở cũng chỉ xử lý ở mức độ ăn mặc không đúng thuần phong mỹ tục.
Trong số các tụ điểm ăn chơi ở Đà Nẵng, ông Học cho hay F.T.V là điểm đã bị cơ quan liên ngành xử phạt nhiều lần vì hoạt động quá giờ cho phép và nhắc nhở về cách ăn mặc của nhân viên múa cột. Còn S.V.T. thì từng bị xử phạt vì nhiều thành viên của ban nhạc người nước ngoài (Philippines) xin nhập cảnh vào TPHCM nhưng lại biểu diễn ở Đà Nẵng trong khi Visa đã quá hạn.
Ngoài ra, cách đây mấy tháng, tụ điểm Sao MTV cũng bị xử lý vì tiếng ồn quá mức cho phép, người dân sống xung quanh làm đơn kiến nghị liên tục. Theo quy định, nếu không phải là vũ trường thì không được tổ chức khiêu vũ, vậy nhưng quy định này đã bị xé rào ở một số tụ điểm ăn chơi có tiếng. Còn hành vi múa lửa của những người pha chế rượu, theo ngành Văn hóa thì rõ ràng là có nguy cơ cháy nổ rất nguy hiểm, nhưng nếu kiểm tra và xử lý thì chắc chắn lại thuộc về CSPCCC.
Các quán bar đã xé rào với màn múa lửa của nhân viên pha chế rượu. Ảnh: C.K
Còn theo ông Trần Văn Thôi - chuyên viên Phòng Nghiệp vụ văn hóa (Sở VH-TT&DL) thì hình thức hoạt động của các bar và vũ trường ở Đà Nẵng gần như giống nhau, nhưng bar lại không có chế tài xử lý trong khi vũ trường thì có quy định rất rõ. Các bar thì đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT nhưng gần như các mã ngành đều thuộc diện kinh doanh không điều kiện nên khó mà có cơ sở để kiểm tra, xử lý.
Hỏi về việc các nhân viên múa cột thường ăn mặc rất hở hang, sử dụng nhiều động tác kích động, kích dục, ông Thôi cũng thẳng thắn trao đổi: "Đây rõ ràng không phải là hoạt động khiêu vũ cũng chẳng phải một vở kịch múa nào. Nhưng trong tất cả các văn bản liên quan cũng không có văn bản nào nói đến múa cột cả. Vì thế cũng chẳng có căn cứ nào mà xử lý".
Qua trao đổi với các đơn vị chức năng, các ý kiến đều cho rằng, nếu có chế tài cụ thể thì việc xử lý các sai phạm của những tụ điểm ăn chơi mà gần đây nhiều người gọi là bar thực sự không khó. Nhưng, nếu không có quy định cho loại hình này, không có căn cứ xử lý thì sẽ rất rối. Hành vi biến tướng lập lờ với rất nhiều hoạt động không được cho phép mấu chốt bắt nguồn từ những quy định ngặt nghèo về điều kiện kinh doanh vũ trường của Chính phủ cũng như lách thuế của các nhà kinh doanh. Theo thông tin mà chúng tôi có được thì ngành Văn hóa đang tham mưu cho UBND TP Đà Nẵng ra những quy định để quản lý, xử lý chặt chẽ các tụ điểm ăn chơi biến tướng này.
Các cơ quan quản lý nhìn nhận rằng, ở một thành phố lớn như Đà Nẵng, xuất hiện các quán bar, vũ trường cũng là một nhu cầu tất yếu về mặt tinh thần. Nếu hoạt động theo quy định, trong khuôn khổ pháp luật cho phép thì đây sẽ là nơi phục vụ nhu cầu của người dân địa phương, khách du lịch các nơi lưu trú tại Đà Nẵng và cả người nước ngoài nữa.
Theo chúng tôi, ở khía cạnh tích cực thì điều này đúng. Tuy vậy, hình thức kinh doanh này bao giờ cũng có mặt trái, và xử lý được điều này thì không phải là đơn giản. Đi liền với vũ trường, với bar là việc sử dụng ma túy, là mại dâm cao cấp, là giang hồ, bảo kê, ô nhiễm tiếng ồn cùng nhiều hành vi vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội khác nữa. Ta không thể cấm người khác đi chơi ở vũ trường, ở quán bar, nhưng nếu làm tốt công tác quản lý thì sẽ biết được họ đến đó để chơi gì. Loạt phóng sự của chúng tôi sau chuyến xâm nhập các vũ trường, quán bar cũng chỉ mong nói lên điều đó.
Theo ANTD
Thâm nhập thế giới đêm Đà thành (7): Sa đoạ những cuộc vui thâu đêm ở vũ trường, quán bar Trong cuộc vui bất tận thâu đêm suốt sáng ở quán bar, vũ trường, các vũ nữ chịu khá nhiều áp lực. Trong môi trường đầy rẫy cám dỗ, không ít trường hợp sa ngã, khi tỉnh ngộ, nhìn lại mình thì đã quá muộn... Mỗi khi có khách vào, đội ngũ này sẽ sà tới và thăm dò nhu cầu. Ảnh: C.K...