Những mảnh đời số phận bán vé dạo
Mỗi mảnh đời là một số phận khác nhau, họ chẳng có học vấn, quá ít cơ hội để thăng tiến, nhưng họ nhất quyết không ngửa tay xin bố thí của thiên hạ.
Trẻ em cũng tham gia đội quân bán vé dạo.
Họ là dân ngụ cư, đến Thành phố Hồ Chí Minh để tìm cơ hội sinh nhai. Và ít nhiều đây cũng là một công việc chính đáng và quan trọng họ tìm thấy niềm vui khi họ làm ăn lương thiện.
Nếu như mọi công việc khác thường bắt đầu từ buổi sáng thì những người đi bán vé số dạo lại chẳng có thời điểm để bắt đầu. Có những người bán cả ngày lẫn đêm, lại có những người mệt thì đi ngủ, miễn sao là không trễ giờ trả vé. Họ nhận hàng từ chiều tối hôm trước (ngay sau khi có kết quả xổ số trong ngày) rồi đi bán cho đến tận hôm sau. Và cuộc sống của họ ngày này qua ngày khác cứ tiếp diễn như vậy, đồng tiền họ kiếm ra bằng chính những giọt mồ hôi và nước mắt của họ, đôi khi còn phải trả bằng máu.
Những người bán vé số dạo thì muôn hình vạn vẻ, nam phụ, lão ấu đều đủ cả. Họ có thể là một người lành lặn, đi rạc cả đôi chân suốt ngày để kiếm dăm bảy chục ngàn cho cơm gạo. Họ có thể là người tàn tật, ngồi trên chiếc xe lăn bán vé số dạo vì không muốn lệ thuộc vào người khác. Họ cũng có thể là những em nhỏ, học sinh nghèo tranh thủ bán vé số để phụ giúp gia đình. Có người vừa bán vé số vừa ôm con nhỏ, có người bán vé số vừa tranh thủ lượm ve chai. Họ lao động cực lực để kiếm sống. Nhưng cũng có kẻ táo tợn hơn giả dạng người tàn tật hòng mua sự thương hại của mọi người, họ nằm lê lết dưới mặt đường bán vé số, nhưng thực chất là để xin tiền nhiều hơn
Video đang HOT
Họ có thể là người tàn tật, ngồi trên chiếc xe lăn bán vé số dạo vì không muốn lệ thuộc vào người khác.
Người Sài Gòn có thói tin vào sự may mắn của những tờ vé số cuối buổi chiều. Thế là tầm khoảng 3h rưỡi chiều, đội quân vé số đổ xô xuống đường, trên tay là xấp vé số còn sót lại, kẻ mua người bán tấp nập ồn ào. Về mặt tiêu cực chính những thói quen này của người Sài Gòn đã làm tình hình kẹt xe của TP vào buổi tan ca trở nên trầm trọng hơn. Bản thân những người đi bán vé số dạo cũng chẳng biết một ngày họ phải đi bao nhiêu km, vào bao nhiêu quán nước, mời bao nhiêu khách….có người thì quanh quẩn bán trong một khu vực, nhưng lại có người nhận vài trăm vé số rồi đi khắp thành phố, mệt thì tiện đâu nghỉ đó. Tất nhiên càng đi nhiều thì càng bán được nhiều và thu nhập sẽ tăng đáng kể.
Bản thân những người đi bán vé số dạo cũng chẳng biết một ngày họ phải đi bao nhiêu km, vào bao nhiêu quán nước, mời bao nhiêu khách.
Ai từng đến TP HCM, từng ngồi cafe vỉa hè hẳn đã gặp những người tật nguyền ngồi xe đẩy đi bán vé số. Có người không đủ khả năng cầm nổi tập vé, có người đi bán phải kèm một người đẩy xe… Họ cứ đi như vậy và đợi ai đó gọi đến mua thì dừng lại bán, nếu không cũng chẳng làm phiền hoặc ép người khác thương hại bằng cách năn nỉ. Họ tự kiếm sống, không chịu biến mình thành phần thừa của xã hội. Tại khu phố khiếm thị ở Bình Hưng Hòa, rất nhiều người đã chọn bán xổ số là nghề. Họ cùng đi, cùng dựa vào nhau để sống và tự hào vì không có ai phải đi ăn xin. Và rồi mỗi buổi chiều về họ hỏi thăm nhau bằng những câu đầy cảm động: Hôm nay có ai đi lạc không? Có ai rơi xuống hố không?
Đôi lúc cảm thấy thật chạnh lòng cho số phận rong ruổi và len lỏi khắp phố phường từ mờ sáng cho đến đêm khuya và những giọt mồ hôi lăn dài trên trán của họ, chỉ mong bán hết những tờ vé số trên tay để còn kịp về đoàn tụ cùng với gia đình cho những buổi cơm chiều. Đôi lúc chúng ta có thể thấy họ trong một góc khuất nhỏ cùng với hộp cơm rẻ tiền và ly trà đá để tiếp sức cho hành trình mưu sinh tiếp theo.
Vì vậy, những thanh niên trẻ tuổi hay những người thành đạt hãy có một cách nhìn thương cảm cho những người mưu sinh như thế bằng những hành động giúp đỡ thật nhỏ nhoi và thiết thực.
Theo xahoi
Chiêu lừa vé số trúng thưởng
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xảy ra nhiều vụ lừa đổi vé số trúng thưởng. Nạn nhân là những người nghèo khó sống bằng nghề bán vé số dạo.
Bà Nguyễn Thị Xinh (ngụ P.Tân Phong, TP Biên Hòa), bán vé số dạo, cho biết trong tuần qua khi bà đang bán vé số ở khu vực xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu), có một người đàn ông hơn 30 tuổi đi xe máy tay ga bịt mặt hỏi đổi một vé trúng thưởng của Công ty Xổ số kiến thiết Tiền Giang trúng giải năm, trị giá 1 triệu đồng.
"Sau khi đổi cho người đàn ông đó bằng 10 tờ vé số mới chưa xổ trị giá 100.000 đồng và 900.000 đồng tiền mặt, tôi chuyển vé trúng thưởng lên đại lý vé số ở TP Biên Hòa, đại lý cũng không phát hiện. Khi đại lý chuyển đến Công ty Xổ số kiến thiết Tiền Giang thì mới bị phát hiện vé trúng thưởng bị dán khống nên trả về, chúng tôi mới té ngửa" - bà Xinh nói.
Ông Hai Minh (bìa phải) dù đã lớn tuổi phải đi bán vé số vẫn bị kẻ lừa đảo nhắm đến - Ảnh: Hà Mi
Ông Nguyễn Văn Mong, trưởng Công an P.Trảng Dài (TP Biên Hòa), cho hay trong tháng 10, người bán vé số dạo có đến trình báo bị lừa vé số trúng thưởng. Do bị lừa ở địa bàn khác nên công an phường hướng dẫn họ đến công an ở địa bàn xảy ra lừa đảo để trình báo. Ông Mong cho biết sẽ rà soát các thông tin trên để cảnh giác với người dân về các thủ đoạn lừa đảo.
Một nạn nhân khác là Đinh Bá Nam (14 tuổi, ngụ P.Tân Phong) cho hay gần đây đã bị một đối tượng khoảng 30 tuổi lừa mất 100 tờ vé số bằng thủ đoạn cắt dán như trên. Khi Nam đi bán vé số trên đường Đồng Khởi, TP Biên Hòa đã đổi 10 tờ vé số trúng thưởng giải tám trị giá mỗi tờ 100.000 đồng. Do không có tiền đổi, người đàn ông nọ nói lấy 100 tờ vé số mới chưa xổ trị giá 1 triệu đồng. Nam nói: "Đổi vừa xong tôi phát hiện có một tờ rách bị tróc số, kiểm tra thêm chín tờ khác mới biết bị lừa, vừa ngước lên thì người đàn ông phóng xe chạy mất".
Còn ông Hai Minh (ngụ xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa) nhớ lại: "Tôi đang đi bán thì một thanh niên hỏi mượn giấy dò. Người này nói trúng hai tờ kêu tôi đổi 400.000 đồng. Tôi chỉ còn hơn 200.000 đồng nên phải đưa thêm vé số chưa xổ. Ai ngờ về đại lý phát hiện là vé số cạo sửa". Do bị lừa mất vốn nên hằng ngày ông Minh phải còng lưng trả góp cho đại lý để tiếp tục đi bán vé số mưu sinh.
Vé số do bà Xinh đổi được Công ty Xổ số kiến thiết Tiền Giang xác nhận là... dán - Ảnh: Hà Mi
Chị Hạnh, bán vé số nhiều năm ở P.Quyết Thắng (TP Biên Hòa), cho biết: "Các đối tượng lừa đảo thường nhắm vào giải thưởng nhỏ, đổi vài tờ lấy tiền hoặc lấy vé số mới chưa xổ. Không chỉ cạo sửa số mà người lừa đảo còn sửa ngày tháng năm nên sơ hở là bị lừa ngay". Theo chị Hạnh, chị từng là nạn nhân của một vụ sửa ngày tháng năm trên vé của Công ty Xổ số kiến thiết TP.HCM. Đối tượng cầm vé đổi giải tám trị giá thưởng 100.000 đồng để đổi 10 tờ vé số mới. Sau khi đổi, chị đưa đại lý mới bị phát hiện số trúng thì đúng nhưng hình ảnh trên vé số không đúng và ngày tháng năm đã bị sửa. "Từ khi bị mất tiền oan, tôi luôn lưu mẫu vé số của từng ngày xổ số để tránh bị lừa" - chị Hạnh tâm sự.
Một đại lý vé số ở địa bàn tỉnh Đồng Nai cho biết đã có hàng chục người bán vé số dạo trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo. Nhiều người nghèo chọn nghề bán vé số dạo làm nghề mưu sinh đã phải điêu đứng trước thủ đoạn này. Có người bị lừa đã trắng tay, vay mượn người thân, "đồng nghiệp" hoặc năn nỉ đại lý tạo điều kiện để tiếp tục được đi... bán vé số. Bà Xinh nói sau bị lừa gia đình bà điêu đứng: "Ngày nào tôi cũng khóc. Tôi phải vay mượn tiền để trả cho đại lý và tiếp tục bán vé số chứ không biết làm gì để sống nữa".
Theo 24h
Cư dân mạng lùng sục tung tích 3 sao nữ bán dâm Khi những thông tin về danh tính của 3 người đẹp đi khách mới nhất được "má mì" Mỹ Xuân tiết lộ chiều qua (6/6), cư dân mạng đã nổi sóng thực sự khi 2/3 cô gái mới nhất này được tiết lộ là những ngôi sao giải trí rất quen thuộc với công chúng. Vì đang trong quá trình điều tra nên...