Những màn ‘trùng ý tưởng’ xuyên lục địa của Next Top Model
Với những khán giả theo dõi cuộc thi này ở các quốc gia khác, việc “ trùng ý tưởng” là điều thường xuyên xảy ra ở các phiên bản Next Top Model trên toàn thế giới.
Australia”s Next Top Model mùa 6 ra mắt vào tháng 7/2010, ngay lập tức đã khiến khán giả thích thú bởi phần hình hiệu được đầu tư vô cùng công phu và đậm tính nghệ thuật. Lấy hình ảnh của một cuộc đua làm chủ đề chính, các thí sinh trong trang phục lộng lẫy, gương mặt trang điểm cẩn thận được ví như những chú ngựa đua, phải đánh bại những đối thủ khác để về đích sớm nhất và nhận lấy giải thưởng lớn. Hình ảnh của 4 vị giám khảo được khắc họa như những nhân vật chủ chốt làm nên cuộc đua này như nhiếp ảnh, người ra hiệu xuất phát, người cá cược và khán giả cũng xuất hiện xen kẽ càng giúp đoạn hình hiệu thêm tính thuyết phục.
Hình hiệu của Australia”s Next Top Model mùa 6.
Tuy nhiên, chỉ một tháng sau, khi Poland”s Next Top Model chính thức ra mắt khán giả ở mùa đầu tiên, nhiều người đã nhanh chóng nhận ra đoạn hình hiệu là sản phẩm “xào nấu” chính hiệu của chương trình đến từ nước Úc nói trên. Cũng với ý tưởng, cách thức thực hiện tương tự, tuy nhiên, có lẽ do nhiều hạn chế nên đoạn hình hiệu này nhàm chán và thường hơn khá nhiều.
Poland”s Next Top Model mùa 1.
Còn nhớ, cách đây 4 năm, Britain”s Next Top Model mùa 4 cũng đã lấy ý tưởng cuộc đua để làm hình hiệu cho mình. Mặc dù cách thức thưc hiện có phần đơn giản, nhưng đoạn hình hiệu này cũng đã được đánh giá cao vì tính sáng tạo và thể hiện được tính chất thực tế của chương trình truyền hình khắc nghiệt này.
Vietnam’s Next Top Model (VNTM) 2012 với phần hình hiệu được phát sóng trong tập đầu tiên cách đây vài ngày, đã khiến nhiều phương tiện truyền thông và khán giả chỉ ra rằng ý tưởng cuộc đua và cho các thí sinh đeo mặt nạ khá giống vớiKorea”s Next Top Model mùa 2 diễn ra vào năm ngoái.
Hình hiệu VNTM 2012.
Trong phần hình hiệu của VNTM, các thí sinh nổi bật trong những bộ trang phục được nhà thiết kế Adrian Anh Tuấn thực hiện riêng cho từng cô gái theo đúng số đo hình thể của họ. Những cô gái vào vòng trong được che bởi những chiếc mặt nạ bí ẩn.
Còn trong đoạn clip hình hiệu của Korea”s Next Top Model, top 15 thí sinh cũng cùng đeo những chiếc mặt nạ bí ẩn và chạy trên một đường đua được xây dựng để thể hiện sự cạnh tranh đầy kịch tính của các thí sinh. Tuy nhiên, sau đó vài giây, họ đã cởi phăng chiếc mặt nạ này và danh tính từng thí sinh được tiết lộ.
Trong khi đó, để đảm bảo tính bảo mật, 15 cô gái của VNTM vẫn phải đeo mặt nạ. Cho đến đúng tập còn 15 thí sinh, tất cả các mặt nạ sẽ được lộ diện và một phần hình hiệu mới sẽ được thay thế.
Để thực hiện được hình hiệu này cả ekip của VNTM đã làm việc khá vất vả liên tục trong vòng 20 giờ.
Hình ảnh một cuộc đua được sử dụng khá nhiều tại khác phiên bản khác trên thế giới.
Với những khán giả có theo dõi cuộc thi này ở các quốc gia khác, việc “trùng ý tưởng” như thế này là điều thường xuyên xảy ra ở các phiên bản Next Top Modeltrên toàn thế giới.
Video đang HOT
Italia”s Next Top Model mùa 4 (Tháng 3/2011) và Australia”s Next Top Modelmùa 7 (Tháng 8/2011) hoàn toàn giống nhau ý tưởng và phần set up hiện trường.
Australia”s Next Top Model mùa 3 (2007) cũng bị Finland”s Next Top Modelmùa 2 (2009) “học tập” từ concept, góc máy, phân đoạn… Tất nhiên, họ vẫn không thể vượt qua được cái bóng lớn của một trong những phiên bản Next Top Model hàng đầu trên thế giới.
America”s Next Top Model mùa 14.
Và phiên bản “rẻ tiền” – China”s Next Top Model mùa 3.
Tuy nhiên, muốn nhắc đến “thảm họa copy” thì không thể quên trường hợp củaChina”s Next Top Model mùa 3 (Tháng 6/2010). Không chỉ có phần hình hiệu được xem là “phiên bản ăn cắp rẻ tiền” của America”s Next Top Model mùa 14 (Tháng 3/2010), thậm chí họ còn lấy luôn phần nhạc nền quen thuộc do mẹ đẻ của chương trình – Tyra Banks để lồng ghép vào chương trình của mình.
PHƯƠNG GIANG
Theo Infonet
Đạo ý tưởng: Căn bệnh nan y của sao Việt?
Từ phim, nhạc, clip, hình ảnh, vũ đạo đến thời trang... đâu đâu cũng thấy sao Việt bị tố đạo ý tưởng. Chỉ khi không thể chối hay đổ thừa trách nhiệm cho người khác, họ mới chịu nhận trách nhiệm.
Có lẽ khán giả Việt Nam sẽ không thể nào quên được vụ đạo nhạc đình "đau lòng" của nhạc sỹ Bảo Chấn xảy ra vào năm 2004 khi ca khúc Tình thôi xót xa bị cặp vợ chồng nghệ sỹ người Nhật "vạch trần".
Ngày ấy chuyện đạo nhạc còn ít được chú ý nên "sự cố" Bảo Chấn bỗng gây chú ý và trở thành tâm điểm của mọi cuộc bàn luận. Đây được coi như một nỗi đau, nỗi buồn của người yêu nhạc Việt Nam.
Hết đạo nhạc, khán giả lại hụt hẫng khi biết được hàng loạt bộ phim Việt mà mình yêu thích như Gió nghịch mùa, Đối mặt, Tin vào điều không thể, Người đàn bà thứ hai, Sắc đẹp và danh vọng... cũng bị tố đạo phim Hàn Quốc, Trung Quốc. Kể cả một tia hy vọng sáng sủa của vị đạo diễn Việt kiều Victor Vũ trong bộ phim điện ảnh đầu tiên tại Việt Nam - Giao lộ định mệnh - ngay sau ra mắt vô cùng gây ấn tượng cũng dính nghi án đạo nhạc.
Học hỏi chứ không đạo!
Một lần thì khán giả còn tự an ủi mình đó chỉ là một con sâu làm rầu nồi canh. Thế nhưng khi virus này đã tràn lan khắp showbiz thì công chúng dường như không còn đủ sức đề kháng cự lại nữa. C
ho đến khi hàng loạt những bản hit của giới teen sáng tác trên nền nhạc Hàn Quốc cứ thoải mái để tên mình sáng tác rồi cả clip cũng bị báo chí nước ngoài tố đạo từ nhạc đến vũ đạo, hình ảnh thì dường như khán giả chỉ còn biết kêu trời về một nền âm nhạc "đạo".
Hết đạo phim, đạo nhạc, đạo clip, hình ảnh, đạo ý tưởng dường như đã trở thành virus không phanh tiếp tục tấn công vào cả giới thời trang. Hàng loạt những mẫu thiết kế của các nhà thiết kế có tiếng trong nước đều bị cho là cop nguyên xi các mẫu thiết kế nổi tiếng trên thế giới.
Và "tôi học tập chứ không copy" là câu trả lời chung của hầu hết các nhà thiết kế khi được hỏi về "những chị em song sinh" này. Không hẹn mà gặp, không chỉ các nhà thiết kế thời trang mà các nhà làm phim, các nhạc sỹ và các ca sỹ đều có chung một câu trả lời như thế trước nghi án đạo ý tưởng.
Chiếc váy Tăng Thanh Hà mặc trong Liên hoan phim Việt Nam không khác một chút gì với mẫu thiết kế của ELie Saab, trừ màu sắc
Còn nhớ ngay sau buổi họp báo tiền tỷ đình đám ra mắt hai album Diamond Noir và Non Stop, Hồ Quỳnh Hương đã bị cư dân mạng vạch mặt vì hai album này giống hệt các ca khúc nước ngoài từ cách xử lý bài hát tới phần hòa âm phối khí. Trước thông tin này, cô ca sỹ đất mỏ cho biết: " Tôi không dám nhận nó là sự sáng tạo của riêng mình. Tôi phải học hỏi đã, sau dần dần sẽ tìm được một đường đi riêng. Với Hương, bắt buộc phải học hỏi vì từ học hỏi sẽ có sự sáng tạo". Cả Minh Hà người hòa âm phối khí cho album này của Hồ Quỳnh Hương cũng nói: " Chúng tôi đều học hỏi".
Nhưng học hỏi đến mức xào nấu tinh vi như thế thì công chúng Việt khó mà chấp nhận được.
Mấy ngày nay cư dân mạng râm ran việc Bảo Thy bị báo chí Hàn chỉ đích danh đạo nhạc của Hyun Ah nhưng cô còn chưa qua được thành tích của Huỳnh Phong cách đây mấy năm khi lên cả các báo của cả Hàn, Thái và Nhật.
Bản tin khẳng định ca sỹ Việt Nam vi phạm bản quyền tác phẩm Rising sun của nhóm nhạc Hàn Quốc TVXQ xuất hiện trên kênh KBS của Hàn Quốc sau đó là xuất hiện trên các trang báo Nhật, Thái... đã dấy lên làn sóng phản đối dữ dội từ fan của boy band Hàn nổi tiếng này. Đồng thời khán giả Việt Nam cảm thấy xấu hổ vì bị xúc phạm.
Trong khi khán giả cần một câu trả lời thẳng thắn thì ca sĩ Huỳnh Phong hồn nhiên nói rằng anh viết lời Việt cho Rising sun, giữ nguyên phần vũ đạo để biểu diễn chỉ vì quá yêu thích nhóm nhạc TVXQ và muốn chia sẻ với khán giả. Anh chưa hề liên hệ với phía nước ngoài để được cấp quyền sử dụng tác phẩm và cũng chưa được cơ quan chức năng Việt Nam cấp phép phổ biến Mặt trời mọc. Còn quản lý của anh chỉ nói: " Tôi cũng không ngờ sự việc lại lớn đến mức này". Công chúng đã đặt một câu hỏi là liệu những người làm nghệ thuật còn không ngờ đến bao giờ?
Hồ Quỳnh Hương nói cô chỉ học hỏi chứ không đạo
Chỉ giỏi "đá bóng"
Khi chiêu bài "em hồn nhiên thì em sẽ bình yên" không hiệu quả trước áp lực của công chúng thì các nghệ sỹ lại áp dụng tuyệt chiêu "đá bóng". Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác là cách tốt nhất để búa rìu dư luận không bổ vào mình.
Mới đây nhất là vụ đạo bài nhảy của Vân Trang tại bước nhảy hoàn vũ. Sau khi "chạy trốn" báo chí không thành, cô đã nhờ ban tổ chức đứng ra giúp mình bằng cách "đổ tội" cho vũ công hướng dẫn và người biên đạo cho tiết mục nhảy của cô. Nghe có vẻ như cô diễn viên xinh đẹp này chẳng biết gì ngoài việc răm rắp nghe lời người khác hướng dẫn rồi làm theo. Thế nhưng, khi cô càng "đá bóng" thì hình ảnh của cô càng xấu đi trong mắt của mọi người. Vì cô chính là thí sinh của cuộc thi này chứ không phải hai người kia, hơn ai hết cô phải chịu trách nhiệm với bài thi của mình, chịu trách nhiệm với tác phẩm nghệ thuật của mình trước công chúng? Còn nếu cô không chăm chút đến những gì mình làm thì liệu cô có tôn trọng khán giả không?
Tương tự, ngoài những vụ scandal đình đám thì Cao Thái Sơn cũng là người có biệt tài... đá bóng rất giỏi. Sau khi đưa tin MV mới ra lò của Cao Thái Sơn Người ở lại đạo clip của Come back to me 2 của nam ca sĩ đình đám Se7en, tờ báo điện tử Hàn Quốc này còn nhấn mạnh câu trả lời thản nhiên của Cao Thái Sơn khi được hỏi về chuyện "đạo xào": " Đó chỉ là sai sót nhỏ".
Thế nhưng, khi bị khán giả Việt Nam "ném đá" dữ dội, anh mới phân bua: " Đúng là có một vài cảnh giống nhau giữa hai MV nhưng nếu nhìn kỹ thì mọi người sẽ thấy nội dung và cách thể hiện của Sơn hoàn toàn khác. Nhưng Sơn hoàn toàn bị động trong trường hợp này. Sơn có hợp tác với một đơn vị sản xuất làm phim. Tất cả ý tưởng, nội dung MV của Cao Thái Sơn đều để cho bên đó làm việc, Cao Thái Sơn không hề đụng đến".
Thậm chí anh còn cho rằng chưa từng biết đến Se7en trước đây. Sau một hồi chối quanh chối co thì vị đạo diễn này cũng thừa nhận đã xem qua một số cảnh lãng mạn để mình học hỏi, sử dụng trong video clip. Tương tự như Vân Trang, chỉ cần phủi bỏ trách nhiệm là Cao Thái Sơn sẽ vô tội khi sản phẩm âm nhạc này cuối cùng là của chính anh chứ không ai khác.
Những hình ảnh giống nhau như đúc giữa MV của Cao Thái Sơn và MV của Se7en
Bước ra từ thế giới mạng với những bài hát nhép vui nhộn, Don Nguyễn quyết thực hiện lời hứa từ bỏ hát nhép để chứng tỏ tài năng của mình. Thế nhưng, ngay lần chạm ngõ đầu tiên anh dính ngay án đạo nhạc khi phần nhạc của ca khúc Anh biết không khác chút nào từ giai điệu đến hòa âm của I love you and I love you của Hàn Quốc.
Vẫn bài cũ, Don Nguyễn nói anh không biết gì vì đây là sáng tác của Mạnh Bin, anh thấy hay thì hát thôi. Còn Mạnh Bin khẳng định chắc nịch: " Tôi không đạo nhạc. Giai điệu của "Anh biết" khác hoàn toàn với "I love you and I love you". Tôi chỉ công nhận mình sử dụng beat của ca khúc nhạc Hàn này để làm beat cho ca khúc của mình. Sáng tác lời mới, giai điệu mới trên một đoạn beat có sẵn đang là cách làm của nhiều nhạc sĩ Việt Nam hiện nay, chỉ những người nghe không hiểu nhiều về nhạc và các loại bản quyền mới quy chụp cho nó là đạo. Người ta mới có quy định về nhạc và lời chứ chưa có bản quyền nào liên quan tới beat cả".
Nhạc sỹ đã "sút tung lưới" thế thì khán giả có mà đỡ đằng trời!
Chỉ nhận lỗi khi không thể chối
Với những nghệ sỹ tử vì "đạo", lúc "xào nấu" thì lẳng lặng khi bị phát hiện thì chối đây đẩy, quanh co đủ đường, đá bóng chân người, phải đến khi tang chứng vật chứng rành rành thì lúc đó mới chịu nhận trách nhiệm.
Từ Cặp đôi hoàn hảo, hình ảnh của Minh Quân bắt đầu không đẹp trong lòng khán giả bởi scandal mà anh gây ra. Thế nhưng phải đến sự cố "mượn giọng" của anh trong liveshow mở màn Bước nhảy hoàn vũ, anh mới bị ném đá và tẩy chay hơn lúc nào hết. Dù sau này anh có trả lời rất cầu thị rằng có mượn phần bè của ca sỹ Lan Anh trong phần thu của Minh Hằng và cũng thừa nhận sai sót khi chưa xin phép ca sỹ Lan Anh khi sử dụng phần bè của cô thì hành vi lén lút "chôm chỉa" quên xin phép của anh cũng không thể thuyết phục.
Chỉ một việc nhắn tin xin phép ca sỹ Lan Anh trước khi sử dụng, tại sao anh không thể làm được? Thử hỏi nếu Minh Hằng không biện minh rằng "chỉ mượn phần bè" và ca sỹ Lan Anh không làm tới cùng "phần bè đó chính là những nốt quan trọng nhất trong bài opera này" thì liệu Minh Quân có lên tiếng nhận trách nhiệm?
Minh Hằng và Minh Quân chỉ thú nhận "mượn" giọng khi bị phanh phui
Đây cũng không phải là lần duy nhất sao Việt chịu nhận lỗi sau khi không thể không nhận. Còn nhớ vụ bê bối diễn ra tại sân chơi Bài hát Việt năm 2008 khi ca khúc Mưa của Minh Vương bị buộc "đạo nhạc" của một ca khúc tiếng Nhật mang tựa đề Aitai do nam ca sĩ Hàn Quốc Se7en (Choi Dong Wook) trình bày. Bài hát sau đó đã bị rút giải thưởng Bài hát được yêu thích tháng 6/2008 và loại ra khỏi khỏi hệ thống các chương trình Bài Hát Việt.
Kết luận cuối cùng này cũng được đưa ra sau khi nhận được thư từ tác giả Minh Vương chính thức xin rút giải Bài hát được yêu thích: " Hôm nay, cháu viết thư này gửi tới chương trình với mong muốn chương trình sẽ rút lại giải thưởng đã trao cho ca khúc"Mưa" tháng 6 vừa rồi, vì ca khúc này chưa thực sự phù hợp với tiêu chí dự thi của chương trình (tiêu chí của Bài Hát Việt là tôn vinh sự tìm tòi và sáng tạo). Ca khúc này cháu đã sáng tác dựa trên beat (nền nhịp điệu) của nước ngoài vào tháng 4/2008... Vào thời điểm đó cháu đã tìm hiểu và thấy việc viết nhạc trên beat hiện nay rất phổ biến, không có ý kiến nào lên án việc này nên cháu đã thử nghiệm lần đầu trên ca khúc "Mưa".
Lá thư nhận tội của Minh Vương gửi cho BTC Bài hát Việt
Trong khi trước đó, khi thông tin này còn đang ở dạng "nghi án", Minh Vương vẫn khẳng định Mưa là sáng tác của mình chứ không hề đạo nhạc và việc viết nhạc dựa trên nền nhịp điệu của Aitai là chuyện rất bình thường. Thế nhưng, khi tham gia vào Bài Hát Việt, Minh Vương đã cố tình không trích dẫn thông tin này. Chỉ khi bị bại lộ và không còn đường bào chữa, anh mới nhận sai sót.
Đỗ Quyên
Theo Khampha
Vân Trang vô tội trong nghi án đạo nhảy Rời cuộc chơi trong sự tiếc nuối của nhiều người, cô diễn viên "Lối sống sai lầm" vô cùng choáng váng khi nhận thêm lời cáo buộc đạo ý tưởng bài nhảy của một cặp đôi thí sinh trong "So You Think You Can Dance". Theo đánh giá của cư dân mạng cũng như nhiều cơ quan truyền thông, tiết mục nhảy hip...