Những màn đăng quang hoa hậu khôi hài nhất lịch sử
Những khoảnh khắc đăng quang “so deep” của các hoa hậu này để lại ấn tượng khó quên đối với khán giả hâm mộ sắc đẹp.
Hoa hậu Indiana 2014
Audra Casterline là người đẹp giành chiến thắng tại cuộc thi Hoa hậu bang Indiana 2014 (Mỹ). Khi được xướng tên cho ngôi vị cao nhất, Audra Casterline bất ngờ ngồi sụp xuống đất, mặt mũi thất thần như bị “trúng tà”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cô cố tình làm “lố” để gây sự chú ý.
Hoa hậu Mỹ 2004
Ericka Dunlap là cô gái may mắn trở thành nữ hoàng sắc đẹp của nước Mỹ năm 2004. Khoảnh khắc đăng quang của Ericka Dunlap cũng được xem là “bá đạo” nhất nhì trong lịch sử các cuộc thi sắc đẹp. Khi vừa được xướng tên, cô nàng như uống phải “thuốc tăng động”, không ngừng trợn mắt, nhảy nhót, thét thất thanh nhìn vô cùng hài hước.
Video đang HOT
Hoa hậu Pháp 1989
Có lẽ, màn đăng quang “so deep” nhất sẽ thuộc về Hoa hậu Pháp 1989 – Peggy Zlotkowski. Khi được gọi tên cho danh hiệu hoa hậu, Peggy Zlotkowski lăn đùng ra mặt đất ngất xỉu. Tuy nhiên, không quá 1 giây sau cô tỉnh lại và tươi cười nhận vương miện như bình thường.
Hoa hậu Amazon 2015
Khoảnh khắc đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu Amazon 2015, tại Brazil được xem là vừa khôi hài, vừa “kinh thiên động địa”. Chỉ vì cho rằng tân hoa hậu Carolina Toledo mua giải, thắng không xứng đáng, Á hậu 1 Sheislane Hayalla bất ngờ giật vương miện của hoa hậu, quăng thẳng xuống đất rồi hống hách đi vào hậu trường.
Hoa hậu Hoàn vũ 2015
Đến nay, nhiều người vẫn xem đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2015 như một trò hề vì màn đọc sai kết quả không đáng có. Thật khôi hài khi hoa hậu Colombia vừa được xướng tên cho ngôi vị cao nhất, thì một lúc sau MC Stephen Havey quay trở lại sân khấu công bố người chiến thắng thực sự là hoa hậu Philippines. Đây là sự cố có một không hai trong lịch sử cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ.
Theo Vntinnhanh
Nobel Y học 2016 vinh danh nhà khoa học Nhật Bản
Giải Nobel Y sinh 2016 ngày 3.10 được trao cho nhà khoa học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi với sự phát hiện các cơ chế tự huỷ và tái tạo của tế bào.
Giáo sư Nhật Bản Yoshinori Ohsumi.
Thông báo của Hội đồng Nobel của viện Karolinska ở Thụy Điển nhấn mạnh quá trình tự huỷ (autophagy) là cơ chế nền tảng của tế bào. Đột biến trong cơ chế tự hủy dẫn đến nhiều căn bệnh như Parkinson, tiểu đường và ung thư.
Mặc dù khái niệm này đã được biết đến cách đây hơn 50 năm nhưng "nó mang tầm quan trọng trong y học và chỉ mới được công nhận sau nghiên cứu mô hình chuyển dịch của Yoshinori Ohsumi trong những năm 1990", Viện Karolinska tuyên bố.
"Các phát hiện của Ohsumi dẫn tới tư duy mới trong cách hiểu về cơ chế tái tạo của tế bào," Hội đồng Nobel của Viện Karolinska ở Thuỵ Điển nói khi công bố giải thưởng 8 triệu crown Thuỵ Điển (933.000 USD).
"Phát hiện của ông Ohsumi mở đường để các nhà khoa học hiểu thêm về... nhiều quá trình sinh học, như thích ứng với tình trạng tế bào bị đói hoặc phản ứng với lây nhiễm", tuyên bố nói thêm.
Ohsumi sinh năm 1945 ở Fukuoka, Nhật Bản. Ông hiện là Giáo sư tại Viện Công nghệ Tokyo. Đây là giải Nobel lần thứ 107 được trao trong lĩnh vực Y học kể từ giải Nobel đầu tiên năm 1905.
Giải Nobel Y học năm ngoái đã thuộc về 3 nhà khoa học nhờ phát hiện liên quan tới liệu pháp mới chống lây nhiễm từ sinh vật ký sinh và phương pháp điều trị mới chữa bệnh sốt rét.
Sau Nobel Y học, giải Nobel sẽ tiếp tục được trao trong các hạng mục Vật lý (ngày 4.10), Hóa học (ngày 5.10), Hòa bình (ngày 7.10). Giải Nobel Kinh tế và Văn học sẽ được trao vào tuần tới.
Theo Đăng Nguyễn - SCMP (Dân Việt)
Lễ trao giải điện ảnh Hoa Biểu: Ai đi là có giải Tối 24/6, lễ trao giải điện ảnh Hoa Biểu lần thứ 16 kết thúc với sự tôn vinh không khó đoán. Đêm trao giải điện ảnh Hoa Biểu lần thứ 16 kết thúc và không hề có bất ngờ. Trên thảm đỏ trước lễ trao giải có những tên tuổi lớn như Lưu Đức Hoa, Bạch Bá Hà, Ngô Kinh và nhiều người...