Những mái ấm không đáng phải tan vỡ
Rất nhiều phiên tòa ly hôn có lẽ không cần diễn ra nếu những cặp đôi trẻ chín chắn và suy nghĩ nhiều hơn đến người khác
Một đứa trẻ chừng 3-4 tuổi quấy khóc đòi mẹ giữa sân tòa. Bà nội ẵm bé đi vòng vòng khắp sân, tìm mọi cách dỗ dành. “Ba mẹ nó đang trong phòng xử ly hôn. Trưa rồi mà sao chưa ly hôn xong, không biết có chuyện gì xảy ra trong đó?” – bà lo lắng.
Đứa trẻ khóc mãi không ngừng. Nước mắt, nước mũi tèm lem trên mặt bé, dính sang cả áo bà nội.
Tranh cãi vặt vãnh
Người bà vừa lo trông nom cháu nội vừa lo giải thích với bảo vệ tòa án. Bà nói rằng thường ngày cháu rất nhút nhát, sợ người lạ. Hôm nay theo ba mẹ đến nơi lạ lẫm, cháu nội bà có phần hoảng sợ nên liên tục khóc đòi mẹ, đòi về nhà.
Bên trong phòng xét xử vụ án ly hôn, nước mắt người mẹ cũng giàn giụa. Có điều, chị nén tiếng khóc vào trong. Chị chia sẻ vợ chồng chị yêu nhau từ thời học chung đại học. Vừa ra trường, 2 người tổ chức hôn lễ.
Hồi đó, rất nhiều bạn học ngưỡng mộ mối tình bền bỉ và mái ấm anh chị tạo dựng. Con gái ra đời càng bồi đắp thêm tình yêu trong gia đình nhỏ. Dù vậy, cuộc sống chẳng bao giờ “xuôi chèo mát mái”. Áp lực nuôi dạy con, môi trường công việc bắt đầu làm rạn nứt tình cảm.
Tại tòa, người chồng ấm ức: “Từ khi làm việc ở công ty về công nghệ thông tin, vợ tôi hay so sánh tôi với đồng nghiệp nam của cô ấy. Mỗi lần nhà cần chi khoản tiền lớn hay con vào bệnh viện, cô ấy đều lấy chuyện này ra càm ràm. Tôi không thể chung sống với người khinh thường mình”.
“Em không có ý coi thường ai hết. Em nói như vậy vì muốn anh nhìn người ta mà phấn đấu. Năm năm đi làm, anh cứ giậm chân tại chỗ thì làm sao mua nhà, nuôi con” – người vợ đáp lời.
Video đang HOT
Lời người vợ hay nói và lòng tự ái người chồng không thể bỏ qua như trên đã dẫn đến nhiều cuộc tranh cãi. Hậu quả cuối cùng là một phiên tòa ly hôn. Hai đương sự đều muốn quyền nuôi con. Tòa án giao quyền nuôi con cho người mẹ. Nghe những chuyện cãi vã của đôi vợ chồng trẻ trải qua từ khoảng một năm qua, chủ tọa phiên tòa cố gắng hòa giải.
Bởi vì, bà cho rằng mâu thuẫn không lớn, không đáng. Thậm chí, đó là những chuyện vặt vãnh trong mắt những người từng trải. Đáng tiếc, hai đương sự trong vụ án ly hôn này thiếu kinh nghiệm sống, lại càng thiếu lòng cảm thông lẫn nhau. HĐXX mong vợ chồng trẻ hàn gắn vì đứa con chưa đến tuổi học mẫu giáo. Dù vậy, họ vẫn một lòng… ly hôn.
Vội cưới, vội chia tay
Một đôi vợ chồng trẻ khác vội vã kết hôn, rồi lại vội vàng dắt nhau ra tòa ly hôn. Họ tổ chức hôn lễ sau gần 2 tháng tìm hiểu, yêu đương. Anh là người TP HCM, chị ở tỉnh khác đến TP học tập, làm việc. Chưa đầy một năm sống chung một nhà, người vợ đâm đơn ra tòa, đơn phương ly hôn. Tại tòa, chị trần tình: “Tính tình anh ấy rất dễ thương. Ba mẹ chồng thương tôi như con gái ruột. Mỗi tội, anh ấy quen dựa dẫm ba mẹ.
Trái ngược, tôi thích vợ chồng tự lập”. Trước đó, chị có kể sơ qua về cuộc sống hôn nhân anh chị trải qua gần một năm. Cưới xong, vợ chồng chị thuê nhà ở riêng. Dù ba mẹ chồng động viên ở chung với ông bà nhưng chị từ chối. Bởi vì, chị không muốn nhờ cậy ba mẹ về kinh tế. Từ đó trở đi, chị mới tường tận cung cách sống như cậu ấm của anh, mà chị không thể biết lúc yêu nhau. Từ tiền đổi điện thoại đến cái bát, hũ muối trong nhà, anh đều xin ba mẹ. Cuối tuần, chồng chị toàn hẹn bạn đi chơi, đi ăn…
Đại diện HĐXX phân vân rằng liệu 2 người có xác định rõ ràng về cuộc sống hôn nhân trước khi tiến tới hôn nhân hay chưa? Ông cảm thấy tiếc vì họ mới 27 tuổi. Họ còn rất nhiều thời gian thông cảm, uốn nắn lẫn nhau. Đồng ý với lời khuyên ấy, người chồng khăng khăng hứa rằng anh sẽ nỗ lực thay đổi. Trước khi ra tòa, anh đã năn nỉ vợ suy nghĩ lại. Gia đình đôi bên cũng nhiều lần khuyên ngăn. Nhưng anh vẫn bất lực trước ý định quyết tâm ly hôn của chị.
Nghe vậy, người vợ bộc bạch rằng anh hứa thay đổi rất nhiều lần nhưng sau đó, đâu lại vào đấy. Chị quyết định chia tay mặc kệ gia đình hay bạn bè cho rằng chị lì lợm, khó tính.
Hai người không tìm được tiếng nói chung, ly hôn là điều tất yếu. Phiên tòa kết thúc, họ không hề hằn học hay đay nghiến nhau như nhiều cặp đôi khác. Nhiều người cảm thấy tiếc vì nhìn họ rất xứng đôi về mọi mặt.
Con số cần lưu tâm
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Trình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM, thực trạng biến đổi văn hóa trong gia đình tại đô thị khiến nhiều người lo ngại. Ông dẫn chứng TP có 15,1% trẻ có bố mẹ ly hôn hoặc ly thân. PGS-TS Nguyễn Văn Trình khẳng định mỗi gia đình như tế bào trong xã hội. Nói khác đi, gia đình chính là xã hội thu nhỏ. Thế nhưng hiện nay, tệ nạn xã hội tấn công vào các gia đình, ảnh hưởng đến lối sống, quá trình hình thành nhân cách cũng như mối quan hệ trong gia đình.
DI LÂM
Theo nld.com.vn
Từng nghiện rượu, đập phá nhà cửa nhưng tôi đã thay đổi nhờ vợ hiền
Tiền làm được tôi đều "nướng" hết vào rượu, khi không có rượu chân tay tôi run lẩy bẩy tưởng chừng như sắp chết, nhưng vợ đã khiến cuộc đời tôi thay đổi.
Thời thanh niên, tôi được liệt vào danh sách uống rượu giỏi, ít say, không bao giờ đập phá dù có ngồi từ đầu đến cuối. Sau khi lấy vợ , tôi không tụ tập với bạn bè như trước nữa, vợ chồng tôi đầu tư hết vốn liếng vào nuôi lợn. Nhưng rồi, không may dịch lợn tai xanh đã lấy đi 2 tấn lợn đang cận kề ngày thu hoạch. Cú sốc về kinh tế khiến tôi tìm đến rượu để quên hết đi mọi chuyện.
Đều đặn mỗi ngày tôi phải uống nửa lít, nếu không có rượu tôi không thể làm được bất kỳ việc gì. Vợ tôi nhiều lần khuyên ngăn, cô ấy nói uống nhiều sẽ hỏng gan, dạ dày nhưng tôi không nghe và cho rằng vợ đang tiếc tiền.
Tôi trở thành kẻ nghiện rượu từ lúc nào không hay. Mỗi lần say xỉn, tôi lại chửi bới vợ con, hàng xóm...đến nỗi ai nhìn thấy tôi cũng sợ, tránh xa vì không muốn phiền toái. Hết tỉnh lại say, lúc ấy tôi như người đần, lúc nào cũng thẫn thờ, run tay, run chân, lảm nhảm cả ngày.
Tiền vợ để dành được bao nhiêu tôi "nướng" hết vào rượu. Hết tiền tôi bán thóc, lúa, mang đồ đạc trong nhà đi cầm cố. Không còn gì nữa tôi ngửa tay xin vợ, vợ không cho tôi liền dọa nạt sẽ đập phá mọi thứ trong nhà. Khi tỉnh rượu, nhìn vợ con nheo nhóc, ăn không đủ, mâm cơm chỉ có đĩa rau và vài ba quả cà tôi ân hận vô cùng.
Vợ tôi vốn là người ít nói, dù tôi có chửi bới đánh đập nhưng không bao giờ cô ấy đi kể lể với ai. Công việc trong gia đình một tay cô ấy gánh vác. Có những hôm, 12h trưa tôi đi uống rượu, về nhà vẫn chưa thấy có cơm. Tôi quát tháo ầm lên, vốn định khi vợ về sẽ cho cô ấy một trận vì thấy chồng đi uống rượu mà chống đối. Nhưng thực ra, giữa trưa nắng, vợ tôi vẫn cặm cụi làm ngoài đồng, ai thuê gì làm việc đó để kiếm thêm tiền đóng học phí cho con.
Không những thế, mỗi lần mẹ tôi đến nhà chơi, thấy tôi trong tình trạng say xỉn, nhà cửa bao nhiêu năm không sắm thêm được bất kỳ thứ gì là bà đay nghiến con dâu, nhưng vợ tôi chỉ biết nói câu: "Con xin lỗi mẹ".
Anh minh hoa.
Tôi thương vợ con, muốn cai rượu nhưng thử nhiều lần không được, mỗi lần lên cơn thèm rượu lí trí của tôi mất hết cả, đâu lại vào đấy. Tôi liền rủ rê bạn bè tụ tập hoặc mua rượu về nhà uống một mình.
Cho đến một lần, trong lúc say rượu xin tiền vợ để đi chơi tiếp, vợ không cho tôi liền dọa nạt, trút những trận đòn lên người cô ấy. Thế nhưng cô ấy vẫn chịu đựng, quỳ xuống xin tôi hãy vì các con mà thay đổi cuộc đời, cô ấy sẽ cùng tôi loại bỏ "con ma men" ra khỏi người. Những giọt nước mắt của vợ, tiếng con nhỏ khóc thét trong nhà khiến tôi bừng tỉnh. Hóa ra bao lâu nay, tôi đã làm khổ vợ, khổ con mà không hay biết. Người vợ hiền luôn nhẫn nhục, chịu đựng dù cho tôi có là một thằng nghiện rượu.
Vợ chồng tôi ôm nhau khóc, tôi thật may mắn khi có một người vợ hiền thảo luôn bên cạnh mình, dù có lúc tôi biến thành một con người khác. Nhờ có vợ, tôi đã cai được rượu, tôi tránh xa đám bạn nghiện rượu trước đây.
Tôi uống những thứ thuốc mà chính tay vợ mình đi lấy về cho. Chỉ 3 tháng sau tôi hoàn toàn thành con người khác, tôi không còn làm phiền hay đánh vợ nữa mà cùng vợ làm việc, kiếm tiền để lo cho tương lai các con sau này. Tôi thầm cảm ơn, cũng nhờ người vợ hiền tôi đã làm lại cuộc đời.
Ngoc Linh (Nguoiduatin)
Theo giadinh.net.vn
Chỉ 2 ngày cưới xong, vợ bàng hoàng vì chồng cùng cả nhà chồng lộ mặt thật và màn vùng lên tự giải thoát mình sau đó Mình làm sao chịu đựng được nên đề nghị anh ta ngồi lại để nói chuyện thẳng thắn giữa hai vợ chồng. Anh ta ngay lập tức gọi điện cho mẹ chồng và gia đình anh trai sang", cô vợ chia sẻ. Hình minh họa. Người ta nói rằng chuyện khi yêu và cưới hoàn toàn khác nhau. Chỉ đến khi đám cưới,...