Những má mì lừa bán thiếu nữ để trả thù đời
Từng là nạn nhân đau khổ trong các đường dây buôn bán phụ nữ và trẻ em, từng phải ngậm đắng nuốt cay chứng kiến thân xác mình bị vùi dập trong nỗi cô đơn và tủi hận ở xứ lạ. Thế nhưng, khi thoát ra được khỏi chốn nhơ nhớp ấy, chính những cô gái từng là nạn nhân lại trở về chính quê hương mình, đất nước mình để lừa bán những cô thôn nữ đang ở tuổi trăng tròn, bằng kinh nghiệm của những người đã lừa gạt mình trước kia.
Hầu hết khi bị bắt giữ, họ đều dấm dúi khóc, đều lấy một lý do chung để biện minh cho hành động của chính mình là vì thù đời, vì muốn những người khác cũng phải trải qua cảnh khốn khổ của mình.
Tuy nhiên, ít ai nói đến một lý do lớn hơn cả mà nhiều người đều nhận ra, đó chính là sự mê hoặc của đồng tiền được kiếm một cách nhẹ nhàng.
Nạn nhân của tình thân
“Vì tiền chúng bất chấp thủ đoạn, quên hết cả tình thân và thậm chí là bán luôn cả lương tri con người”- Đại tá Thái Doãn Hiệu – Trưởng công an Huyện Quỳ Châu, một huyện ở chốn thâm sơn thuộc miền Tây xứ Nghệ đã phải thốt lên với tôi như thế khi kể về những câu chuyện đau lòng ở chốn non núi này.
Hiếm có một trưởng công an huyện nào lại có nhiều thành tích trong việc giải cứu sơn nữ như anh, đó vừa là chiến tích đáng tự hào nhưng đồng thời cũng là những nổi đau nhức nhối chưa thể khiến vị trưởng công an người dân tộc Thái này yên lòng.
Một nạn nhân của nạn buôn người kể lại chuyện bị lừa bán
Lý do để giải thích cho sự hoành hành của loại tội phạm buôn bán con người ở những huyện miền núi dường như ở đâu trên khắp các tỉnh thành của nước ta đều giống nhau. Tất cả bắt đầu từ sự thiếu hiểu biết và kinh tế khó khăn của người dân.
Hơn thế nữa, địa hình giáp ranh với các nước khác cũng là một trong những lý do để những địa phương miền núi trở thành mảnh đất màu mỡ để tội phạm buôn bán phụ nữ có dịp sinh sôi. Chỉ cần đi qua một con suối, bước qua một hàng cây là có thể đặt chân ra khỏi nước Việt rồi.
Đã có những sơn nữ may mắn được trở về đoàn tụ với gia đình để có thể vạch trần những kẻ đã bán mình vào động quỷ, nhưng cũng có những kẻ sống lâu trong chốn ấy mà sớm có tư tưởng “sống chung với lũ” không phải kiểu cam chịu để đợi ngày hồi hương, vạch trần bọn buôn người, mà chỉ đơn giản là để tích lũy kinh nghiệm lừa lọc nhằm sau này có thể đưa chân theo con đường buôn bán chỉ bằng miệng lưỡi mà lời gấp bội ấy.
Điển hình cho những đối tượng kiểu này phải nhắc đến đối tượng Lữ Thị Quan (trú ở bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Giống như rất nhiều sơn nữ ở Quỳ Châu, Quan cũng từng đã có một tâm hồn trong trẻo như nước suối đầu nguồn, lại có vẻ đẹp tinh khiết mặn mà như đóa hoa rừng vào độ bung nở.
Thế nhưng, cái đói, cái khó đã sớm khiến Quan mụ mị đi theo lời dẫn dụ của những kẻ khoác áo từ tâm lừa bán. Trước đó, sau khi ly dị với người chồng đầu tiên ở cái tuổi mới ngoài 20, Quan bỏ đi tìm kiếm vận may rồi gặp Lữ Thị Mai là con gái của anh trai Quan đã lấy chồng ở Trung Quốc mới về thăm nhà.
Lấy lý do nghĩa tình ruột thịt, cám cảnh thân chị sớm nửa đường đứt gánh, lại một thân lang bạt chưa biết về đâu, Mai vẽ ra trước mắt Quan một tương lai sáng lạng ở Trung Quốc.
Tin tưởng Mai, Quan đồng ý theo chân cô con gái anh trai sang Trung Quốc “làm ăn” với nghề nghiệp là osin. Đặt chân đến Trung Quốc, Quan bắt đầu đón nhận những thực tế khác rất nhiều so với lời hứa trước đó, công việc nặng nhọc, thu nhập thấp và cuối cùng Mai đành phải gá nghĩa với một người đàn ông Trung Quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi đã chán chê người chồng thứ 2 này, thì Quan mới biết được sự thực của lòng từ bi mà cô cháu của mình, thực chất Quan chỉ là một diễn viên trong màn kịch Mai đã viết sẵn kết thúc của nó chính là việc Mai đã bán Quan cho người chồng hiện tại với giá 1,7 vạn nhân dân tệ.
Biết được sự thực đó, thay vì thù hận tìm cách thoát ra khỏi gông cùm thì Quan bắt đầu chấp nhận và làm quen với cuộc sống mới.
Sau một thời gian, nhận được sự tin tưởng của chồng, Quan được trở về thăm lại quê nhà, tại đây sau khi đã tạo cho mình vỏ bọc của một người thành đạt, có cuộc sống mơ ước ở xứ người, Quan bắt đầu đon đả mời chào những sơn nữ quê mình sang đó làm ăn.
Bằng miệng lưỡi giảo hoạt của mình, Quan đã dụ dỗ được ba sơn nữ là: Lữ Thị Hiền (SN 1993), Vi Thị Phú (SN 1990) và Lữ Thị Hà (SN 1992), tất cả đều trú tại bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh.
Tuy nhiên, mọi hành động của Quan không thể qua được con mắt của các trinh sát công an huyện Quỳ Châu. Một chuyên án mang bí số 212B do trực tiếp Đại tá Thái Doãn Hiệu, trưởng Công an huyện làm Trưởng ban chuyên án đã được xác lập.
Đến khi Quan đang hí hửng đem theo ba nạn nhân vừa mới lừa phỉnh được đến miền đất hứa, thì tổ chuyên án bắt đầu cất vó, kịp thời giải cứu ba nạn nhân đang ngơ ngác không hiểu lý do gì.
Trước những bằng chứng không thể chối cãi được, Quan đã phải khai nhận hành vi của mình, tuy nhiên thị cũng không quên sử dụng lá chắn chính là vì hận cuộc sống bạc bẽo của mình nên mới hành động như thế. Lý do gì đi nữa, luật pháp vẫn không thể dung tha cho tội ác đã hình thành của thị.
Mẹ mìn từng là gái bán dâm
Giống như Quan, Đặng Thị Cúc trú ở xã Vinh Quang, huyện Ân Thi tỉnh Hưng yên cũng từng là nạn nhân của một vụ lừa bán phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, số phận của Cúc còn bi đát hơn Quan nhiều khi thị bị lừa bán vào một động mại dâm, bị các đối tượng ở đây biến thành nô lệ tình dục để kiếm tiền trên thân xác của những cô gái tội nghiệp.
Kẻ đã đẩy Cúc vào chốn này là tên Nguyễn Văn Dũng (trú tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) lừa bán sang Trung Quốc khi Cúc mới tròn 18 tuổi, đó là vào tháng 8/2004. Chịu chung số phận với Cúc còn có Nguyễn Thị Hiền ở Việt Yên, Bắc Giang và Khả Thanh Mai ở Mai Châu, Hoà Bình.
3 tháng sau đó, nhân cơ hội không bị các đối tượng chăn dắt để ý, Cúc đã nhanh chóng trốn được về Việt Nam.
Gặp Nguyễn Văn Dũng, kẻ đã lừa bán mình trước đây, thay vì căm hận y, hoặc báo cho cơ quan công an để lật mặt kẻ lừa đảo, thì Cúc lại hợp tác với Dũng để lừa bán những cô gái khác theo con đường mà mình đã từng bị miễn cưỡng bắt đi.
Sau khi bàn bạc, Cúc bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình. Vào khoảng tháng 1/2005, Cúc trở lại quê, rồi lừa được Hoàng Thị Thêm và Phạm Thị Din để bán sang Pò Chài (Trung Quốc) lấy 8 triệu đồng.
Thấy việc kiếm tiền khá dễ dàng, Cúc càng hăng hái đi tìm người để lừa, đối tượng mà Cúc hướng tới vẫn là những em có tuổi đời nhỏ, trọng tâm là từ 14-18 tuổi. Nạn nhân tiếp theo của Cúc là em Tuyết và Hà.
Trước đó, Cúc đã phối hợp với một thanh niên tên Cường làm nghề xe ôm ở bến xe phía Nam Hà Nội lân la làm quen được với Tuyết và Hà. Lấy cớ đưa hai em lên biên giới mua sắm, ngày 3/1, Cúc đưa hai cô đến cửa khẩu Tân Thanh.
Tại đây, Cúc tiếp tục nói dối các nạn nhân là qua Phò Chài lấy tiền của người bạn (thực chất là má mì Huệ) để mua quần áo. Ngoan ngoãn nghe lời, hai cô bé đang tuổi lớn không hề hay biết mình đã bị bán cho má mì Huệ để thị “khai thác tình dục”.
Danh sách các nạn nhân của Cúc chưa dừng lại ở đó, theo điều tra thị còn cùng với một đối tượng cùng cảnh ngộ với mình (từng bị bán làm gái mại dâm) để lừa tiếp hai em Hạnh và Thương rồi lấy tiền ăn chia.
Hành vi của Cúc chỉ bị phanh phui khi Công an thành phố Hà Nội nhận được đơn tố cáo của Tuyết (một nạn nhân của Cúc). Ngày 6/2, Cúc bị bắt, sau đó thị đã bị TAND thành phố Hà Nội tuyên phạt 10 năm tù về tội “Mua bán trẻ em”.
Trong danh sách những má mì từng có lý lịch là nạn nhân bị lừa bán còn phải kể đến đối tượng Nguyễn Thị Dân (tức Hương sinh năm 1972, quê ở thị trấn Nếnh, Việt Yên, Bắc Giang).
Trước đó, vào những năm 90 Nguyễn Thị Dân đã bị lừa bán sang Trung Quốc làm gái bán dâm. Sau một thời gian “sống chung với lũ” Dân đã tích lũy được một vốn liếng kha khá cả về tiền bạc lẫn độ chai lỳ, lọc lừa để mở một quán cơm bình dân.
Từ đây, Dân bắt đầu thiết lập các mối quan hệ để chuẩn bị cho mục đích chính của mình đó chính là thiết lập đường dây lừa bán phụ nữ, trẻ em sang Trung Quốc làm giá mại dâm.
Theo thống kê của cơ quan công an, từ tháng 1/2005 đến tháng 4/2006, Nguyễn Thị Dân đã thực hiện trót lọt hàng chục phi vụ mua bán phụ nữ, trẻ em với khoảng 19 người, trong đó 13 người bị Dân bán lại cho các đối tượng khác, số còn lại Dân đào tạo thêm để phục vụ cho quán cơm trá hình của mình.
Trong số những nạn nhân của Dân, có cả những em gái đang ở tuổi 13-14 tuổi.
Hành vi nghiêm trọng, có tổ chức của Dân nhanh chóng bị phát giác và bị cơ quan công an thực hiện việc truy bắt. Đến ngày 13/8, Công an tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc sau khi nhận được lời đề nghị từ phía Công an Hà Nội đã thực hiện việc bắt và di lý Nguyễn Thị Dân (lúc đó thị 35 tuổi) về Việt Nam.
Sau khi xem xét toàn diện vụ án, xét mức độ nghiêm trọng của hành vi, HĐXX – Toà án nhân dân Hà Nội đã quyết định tuyên mức án tù không thời hạn (chung thân) đối với Nguyễn Thị Dân về tội mua bán trẻ em và 20 năm về tội mua bán phụ nữ, tổng cộng hình phạt mà thị phải chịu là chung thân.
Hành vi của các đối tượng, dù được biện minh khéo léo đến như thế nào đi chăng nữa vẫn không thể tha thứ. Từ nạn nhân, các đối tượng trên đã nhanh chóng nối gót những kẻ buôn người, lấy thân xác những thiếu nữ đang tuổi lớn làm phương tiện mưu sinh.
Đó cũng chính là con đường ngắn nhất dẫn họ đến một cuộc tương lai tăm tối khác, chỉ có điều lần này con đường đó không có ai đưa đường dẫn lối, mà chính họ tự vẽ ra cho mình bởi sự dẫn dụ của đồng tiên và sự hưởng lạc.
Theo Phunutoday
Kẻ mù hai mắt cầm đầu đường dây buôn bán phụ nữ
Trong số bốn bị cáo, Páo có cách bao biện cho hành vi phạm tội của mình một cách rất khôn khéo, khiến cho không ít người tham dự phiên tòa sửng sốt, thậm chí có lúc cũng thấy mủi lòng.
Những phi vụ buôn người "kinh điển"
Thông thường, khi nhắc đến tội phạm buôn người, người ta sẽ hình dung đến những kẻ bặm trợn, xăm trổ đầy mình. Họ lấy sức mạnh để chèn ép, cưỡng bức các nạn nhân rồi lừa gạt bán ra nước ngoài làm gái mại dâm. Hoặc ngược lại, đó là những kẻ có vẻ ngoài hào hoa, bóng bẩy, luôn khua ba tấc lưỡi để dễ bề lừa đảo các cô gái nhẹ dạ cả tin. Đằng này, lạ thay, kẻ đứng trước vành móng ngựa kia lại mù hai mắt, đi đứng còn khó khăn. Y chính là kẻ thực hiện những việc làm vi phạm pháp luật này rất bài bản, tinh quái.
Vầy A Páo (Người mặc áo trắng tranh thủ quay sang hỏi thăm người nhà)
Bốn bị cáo bị TAND tỉnh Lai Châu đưa ra xét xử về tội "Mua bán người" gồm: Vầy A Páo (SN 1987 trú tại xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, Páo chính là bị cáo bị mù hai mắt) Lù A Lụ (SN 1984, trú tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) Lý Hiểu Huy (SN 1979 trú tại huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) và Hoàng Thị Lả (SN 1991, trú tại xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu).
Theo tài liệu của cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Lai Châu, vào khoảng đầu tháng 6/2011, Vầy A Páo đang ở nhà tại bản Chu Lìn, huyện Tam Đường thì có một người đàn ông đến chơi tự giới thiệu tên là Đánh, người Trung Quốc. Qua nói chuyện, người đàn ông này cho Páo biết là đang đi tìm phụ nữ để đưa sang Trung Quốc làm gái bán dâm, hưởng lương từ 15 - 18 triệu đồng/tháng. Khi chia tay nhau, Đánh cho Páo số điện thoại của Lý Hiểu Huy và Phàn Thị Ngậu (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) để nếu có thông tin hoặc "phi vụ" làm ăn nào thì liên hệ.
Không lâu sau đó, trong một lần Lù A Lụ đến nhà chơi, Páo lập tức đem chuyện gặp Đánh và nội dung nhu cầu của Đánh kể cho bạn biết. Lụ nghe Páo kể chuyện liền đưa số điện thoại của Hoàng Thị Lả (bạn của Lụ) để Páo liên hệ vì Lả cũng đang làm gái mại dâm. Ngay lập tức, Páo đã gọi cho Lả đề nghị cô đi làm gái mại dâm ở Trung Quốc. Khoảng 1 tháng sau, Lả liên lạc lại với Páo về việc Lả sẽ cùng hai cô gái khác là Hoàng Thị Nh và Lò Thị T đến nhà Páo để "bắt mối" sang làm gái mại dâm ở bên kia biên giới. Có "hàng", Páo đã liên hệ với Đánh.
Ngày 4/8/2011, Đánh, Lả, Lò Thị T và Lụ đến nhà Páo. Họ dẫn nhau xuống nhà chị vợ Páo để bàn bạc, thỏa thuận việc đưa Lả và chị T sang Trung Quốc, rồi sau đó mới quay về đón chị Nh sang bên kia biên giới. Tuy nhiên, khi sang Trung Quốc, tên Đánh không tìm được "mối tiêu thụ" nên bỏ đi. Lụ đã tự tìm "bãi đáp" cho các cô gái này.
Ngay sau khi những người này đi, ngồi nhà một mình, Páo liên hệ với Lý Hiểu Huy để bàn bạc việc mua bán người. Sau cuộc rượu, Huy thống nhất, mỗi người Páo giới thiệu, Huy sẽ mua với giá 6 triệu đồng. Sau đó, Páo lại gọi điện cho Phàn Thị Ngậu (Bắc Hà, Lào Cai) để bảo người đàn bà này đi làm gái mại dâm. Ngậu rủ thêm Lý Thị Thẩy, song nói dối Thẩy là đi bán cà phê chứ không nói là đi làm gái. Sau khi có "con mồi", Páo thông báo cho Huy biết để bàn việc mua người. Để có thể thực hiện "phi vụ" này, Páo cho Lụ số điện thoại của Ngậu để Lụ liên hệ lên "phương án tác chiến". Sau đó Lụ đã đưa Ngậu và Thẩy sang Trung Quốc giao cho Huy. Huy bán Ngậu cho một chủ chứa với giá 8.000 nhân dân tệ. Tuy nhiên, do biết bị lừa, Thẩy nhất quyết không chịu làm gái.
Tuy nhiên, sự việc chưa dừng lại ở đây. Một thời gian sau, Hoàng Thị Lả từ Trung Quốc trở về, Páo lại tiếp tục bàn với Lả việc tìm phụ nữ bán sang bên kia biên giới. Mỗi lần đưa người đi thành công, Páo trả cho Lả 2 triệu đồng. Thực hiện âm mưu của "ông trùm mù hai mắt", Lả đã rủ chị Phạm Thị Hiền ở Than Uyên, Lai Châu đi Lào Cai làm ăn, nhưng thực chất là đưa đến nhà Páo để tìm cách bán cô sang Trung Quốc. Ngày 20/8/2011, đích thân Páo cùng Lả đã bắt xe khách để đưa chị Hiền đi Lào Cai với mục đích bán cho Huy.
Tuy nhiên, khi Páo, Huy, Lụ, Lả đưa nạn nhân đến xã Bản Phiệt, chuẩn bị vượt biên sang biên giới thì bị cơ quan chức năng phát hiện và tóm gọn. Từ đóá, các hành vi phạm tội của các bị cáo dần được làm sáng tỏ.
Sự hối hận muộn màng
Bốn bị cáo Páo, Lụ, Huy và Lả bị truy tố với tội danh "Mua bán người" được quy định tại Điều 119 Bộ luật Hình sự. Ngày 5/6/2012 vừa qua, TAND tỉnh Lai Châu đã đưa vụ án ra xét xử. Nhìn những bước chân chậm chạp của Vầy A Páo, nhiều người cũng không khỏi chạnh lòng. Khi bước ra vành móng ngựa, một trong số bốn bị cáo còn phải dắt tay Páo ra. HĐXX lần lượt thẩm vấn từng bị cáo về hành vi phạm tội của mình.
Cả bốn bị cáo đều cho rằng mình thiếu hiểu biết pháp luật nên mới phạm tội. Tuy nhiên, trong số bốn bị cáo thì cũng chính Páo là người có vẻ hoạt ngôn hơn cả. Páo có cách bao biện cho hành vi phạm tội của mình một cách rất khôn khéo. Sự khôn ngoan của Páo trong cách đối đáp với HĐXX khiến cho không ít người tham dự phiên tòa sửng sốt, thậm chí có lúc cũng thấy mủi lòng.
Đối tượng Vầy A Páo cho rằng, mình vừa là người đáng thương, vừa là người đáng giận. Do hoàn cảnh khó khăn, lại mù cả hai mắt, mọi lo toan cho cuộc sống gia đình, con cái, dồn lên vai người vợ. Do đó, cuộc sống của gia đình hắn rất khó khăn. Páo thấy mình không thể chăm lo cho gia đình được vì mắt không nhìn thấy gì. Trong một phút hám tiền cộng với sự thiếu hiểu biết, hắn phạm tội "Mua bán người". Trong khi đó, bị cáo Hoàng Thị Lả, bản thân từng là gái bán dâm phút chốc biến thành kẻ buôn người. Khi bị thẩm vấn, Lả chỉ mong sớm được quay về đoàn tụ với gia đình. Còn Lù A Lụ, kẻ "tiễn chân" các cô gái sang xứ người cũng cho rằng, hắn ít hiểu biết pháp luật nên mới tham gia vào vụ việc.
Song có lẽ, trong số bốn bị cáo, Vầy A Páo vẫn là bị cáo khiến nhiều người tham dự phiên tòa cảm thấy chua xót. Đúng như chính y tự nhận, y vừa đáng thương, vừa đáng giận.
Theo NDT
Thiếu nữ bị ép xăm hình: Chuẩn bị về quê đón tết Nguyễn Thị G. (SN 1991), nạn nhân bị ép xăm hình quái thú lên mặt và ngực, đang chuẩn bị về quê đón Tết Nguyên đán sau bao nỗi đau đớn, tủi nhục phải hứng chịu trong năm qua. Dư luận thời gian qua rất quan tâm đến diễn biến vụ việc cô gái bị ép xăm hình và tình hình sức khỏe...