Những má hồng đi phá bom

Theo dõi VGT trên

Rà tìm và phá hủy bom mìn, công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới nhưng tại Quảng Trị, có không ít phụ nữ làm việc này

Một lần đến thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh – Quảng Trị, tôi đã được theo chân họ, những phụ nữ thuộc nhóm cố vấn bom mìn MAG của Anh tại Quảng Trị – đi rà tìm bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.

Lặng lẽ theo từng mét đất

Sau các thủ tục như điền thông tin nhóm máu, số bảo hiểm, quê quán…, chúng tôi được anh Lê Văn Trà, điều phối hoạt động kỹ thuật của MAG tại Quảng Trị, lên lịch: “Đúng 5 giờ có mặt tại trụ sở MAG để tới hiện trường. Nhưng nói trước là các anh phải tuân thủ các quy tắc của chúng tôi đưa ra nhằm bảo đảm an toàn tính mạng”.

Phải mất chừng nửa giờ , chúng tôi mới tới hiện trường rà phá bom mìn lưu động tại khu phố 6, thị trấn Cửa Việt. Trước khi vào việc, người chỉ huy đội phổ biến ngay: “Theo khảo sát khu vực này có 31 điểm ô nhiễm bom, mìn và chủ yếu là đạn pháo 20-40 mm. Khu vực này có mật độ dân cư dày đặc nên chúng ta phải rất cẩn thận, không cho phát nổ tại chỗ”. Các thành viên của đội MAT 1 được chia thành 4 tổ nhỏ, họ hoạt động rà phá bom mìn tại những điểm riêng lẻ và dưới sự điều khiển qua bộ đàm của người nữ chỉ huy.

Trần Thị Hạnh, 36 tuổi, quê ở xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, có nước da trắng mặc bộ đồng phục của MAG có màu xám, chiếc áo chống đạn và đội nón bảo hộ trông giống những người lính đặc nhiệm chống khủng bố. Một chiếc máy rà tìm bom mìn, một cái xô và một chiếc bay nhỏ là những dụng cụ được chị dùng tìm bom mìn. Xung quanh chị là bãi đất trống nằm sát nhà dân với những chiếc cọc sơn màu đỏ được cố định nhằm đánh dấu khu vực nguy hiểm. Chị nhẹ nhàng bước đi thật chậm cùng với chiếc máy dò đảo qua đảo lại từng centimet đất để dò tìm. Chợt chiếc máy phát ra tiếng kêu báo dưới đất có kim loại và chị nhẹ nhàng ngồi xuống, dùng cái bay nhỏ khơi nhẹ từng nhúm đất. Vừa đào sâu chưa tới 0,2 m, chị Hạnh đã phát hiện ngay một quả đạn pháo 12,7 mm. Bằng những động tác nhẹ nhàng, chị đã đưa quả đạn khỏi lên mặt đất.

Những má hồng đi phá bom - Hình 1

Hai kỹ thuật viên của MAG sử dụng máy rà tìm bom mìn

Trời trưa dần, công việc của chị Hạnh và những thành viên trong đội MAT 1 cứ lặng lẽ theo từng mét đất. Sau những dấu chân mà họ đi qua, các khu vực cắm cọc quét sơn đỏ dần được thay thế bằng những cây cọc sơn màu trắng để cho người dân biết khu đất đó đã sạch bom mìn.

Để quê hương vợi bớt nỗi đau

Trời về chiều, trước khi kết thúc một ngày làm việc, tất cả bom mìn họ tìm thấy được đưa về một khu đất cách xa khu dân cư để hủy nổ. Sau 4 ngày dò tìm, đội MAT 1 đã phát hiện 27 chủng loại vật liệu bom mìn chưa nổ, trả lại mảnh đất sạch bóng “thần chết” cho người dân khu phố 6.

Cách đây 5 năm, anh Nguyễn Văn Nam, chồng chị Hạnh, trong một lần làm rẫy đã cuốc trúng mìn và bị thương. Từ tai nạn đó, chị đã quyết tâm thi vào MAG với mong muốn góp một chút sức mình dọn dẹp bom mìn. “Ban đầu người thân đều can ngăn nhưng sau khi hiểu ra tâm nguyện của tôi thì lại ủng hộ” – chị nói. Với chị, sau một tuần làm việc cực nhọc, niềm hạnh phúc là được sống bên chồng con. “Gia đình tôi ở xa nên một tuần tôi chỉ về nhà 2 ngày” – chị Hạnh tâm sự.

Trong 75 nhân viên kỹ thuật của MAG, đội phó đội MAT 1 Trần Thị Thảo có thâm niên cao nhất với 12 năm gắn bó. Quê ở thành cổ Quảng Trị, chị là một cán bộ phụ nữ phường trước khi gia nhập MAG. Nay trong 4 cấp độ của kỹ thuật viên về rà phá bom mìn thì chị Thảo đã đạt cấp độ 3. Tôi hỏi chị rằng tiếp xúc với bom đạn như thế có sợ không, chị cười: “Bom đạn thì ai chẳng sợ nhưng mình đã được học, đã hiểu nó và mình làm theo đúng kỹ thuật thì sẽ không còn sợ”.

Dày dặn kinh nghiệm, đã từng trực tiếp tháo gỡ rất nhiều quả bom đạn, chị Thảo bảo rằng đây là công việc rất nặng nhọc nhưng người phụ nữ hoàn toàn đảm nhận được vì công việc này đòi hỏi sự cần cù, chịu khó và rất cẩn thận. “Công việc này đi sớm về muộn, hết sức nguy hiểm nhưng may mắn tôi có người chồng cũng làm trong MAG nên luôn sẻ chia, thông cảm” – chị Thảo cho biết.

Video đang HOT

Hôm chúng tôi đến MAG cũng là lúc các nhân viên góp tiền hỗ trợ chị Nguyễn Thị Lý (34 tuổi, nhân viên kỹ thuật đội MAT 3) đang nằm điều trị bệnh hiểm nghèo tại bệnh viện. Chị Lý quê ở huyện Vĩnh Linh và vào MAG từ năm 2004 nhưng gia đình chị ở tận huyện miền núi Hương Hóa. Dù bị bệnh khá lâu nhưng chị Lý vẫn giấu mọi người và làm việc rất chăm chỉ.

Làm sạch hơn 6,8 triệu m2 đất

MAG – tên viết tắt của Mines Advisory Group, hoạt động tại Quảng Trị từ năm 1999. Tại Quảng Trị, MAG có 29 nhân viên nữ, trong đó có 7 nhân viên trực tiếp xử lý bom mìn. Đến nay, MAG đã rà phá trên 101 hiện trường cố định và lưu động ở 870 thôn với hơn 6,8 triệu m2 được xử lý, giúp hơn1,1 triệu người dân được hưởng lợi.

Theo 24h

Vào chỗ chết kiếm "miếng sống"

Nhiều đứa trẻ cơ thể không còn nguyên vẹn hoặc mất mạng do cuốc phải bom mìn. Thảm cảnh là vậy nhưng mấy chục năm sau chiến tranh, người dân một số làng quê vẫn phải nghiến răng chấp nhận đánh cuộc mạng sống để theo nghiệp "đồng ri".

Hành trang của những đứa trẻ của nhiều làng quê nghèo Quảng Trị theo nghề "đồng ri" (rà tìm phế liệu chiến tranh) chỉ là cái cuốc với chiếc máy dò tìm kim loại... Kết thúc một ngày của "nghề" này, nhiều gia đình vui mừng vì con cái may mắn kiếm được vài ba chục ngàn đồng từ việc bán từng mảnh bom đạn. Và có những bà mẹ khóc cạn nước mắt trong tang thương....

Đói nên đầu gối phải bò

Xóm mới thôn Tân Hiệp, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị những ngày này buồn và vắng ngắt. Người già yếu nơi đây chỉ biết ngồi trước hiên nhà ngó ra những quả đồi trọc để cầu mong cho con cháu bình an trở về sau một ngày đi tìm kiếm phế liệu còn sót lại sau chiến tranh. Còn không, cả làng phải quằn quại trong đau đớn nhìn những đứa trẻ tàn phế hay phải đưa tang những đứa trẻ non nớt ra nghĩa địa vì cuốc phải bom bi phát nổ.

Chị Nguyễn Thị Huệ, một trong số ít ỏi người mà chúng tôi gặp tại xóm mới thôn Tân Hiệp nói: Làng mới được tái định cư sau sự cố làng bị sụt lún năm 2006, cuộc sống của người dân còn thiếu thốn tứ bề. Nước sạch phải đi xin hoặc múc nước suối, đất đai canh tác rất ít. Người lớn và đám thanh niên trong làng phải buôn ba đi làm ăn xa xứ, kiếm tiền gửi về nuôi gia đình. Người đi gần cũng mất cả tuần mới về nhà một lần, người đi xa tít tận trong Nam hai, ba năm chưa về. Đám trẻ choai choai vừa học lớp 5 đến lớp 11 mùa này thì đã dậy sớm lúc 4 giờ sáng cùng mẹ, cùng anh cơm đùm gạo bới đi tìm "đồng ri" trên đồi cao, rừng sâu đến tối mịt mới về. Làng vắng tiếng người là vậy! Đói đầu gối cũng phải bò chứ biết làm răng được chừ - chị Huế nói với vẻ mặt buồn.

Vào chỗ chết kiếm miếng sống - Hình 1

Em Nguyễn Ngọc Lợi xóm mới thôn Tân Hiệp đi học một buổi, một buổi lại tranh thủ kiếm tiền bằng nghề đồng ri

Đúng như lời chị Huệ, sau gần 1 giờ đồng hồ đi quanh làng Tân Hiệp chúng tôi may mắn mới gặp được anh Trần Văn Vinh đi làm đồng về sớm do đứa cháu gọi về để mượn cái máy dò tìm phế liệu đi tìm sắt vụn bán kiếm tiền mua sách vở cho năm học mới.

Anh Vinh kể, xóm mới Tân Hiệp hiện có 60 hộ, nhưng có khoảng 20% làm nông, số còn lại không biết làm chi nên đành đi rừng tìm kiếm phế liệu và bọn trẻ con làng này cũng theo nghề đó. Muốn ngó (nhìn) mấy đứa ấy tìm "đồng ri" thì phải có mặt tại làng lúc sáng sớm mới được. Để đến nơi tìm bọn nó phải mất cả giờ đi xe máy rồi cuốc bộ hết dốc cao này đến suối sâu khác chưa chắc gặp được. Mà nghề "đồng ri" có khi phải ở lại trong rừng vài ba ngày. Có người đi mãi mà chẳng về được nơi!

Cực khổ là rứa đó! Cái nghèo, cái đói nó bao trùm từng ngõ nhỏ, từng ngôi nhà của người dân ở nơi này. Hỏi làm răng mà không theo "đồng ri" được mấy eng (anh)? - anh Vinh nói trong trăn trở.

Chúng tôi quyết định chạy xe máy vượt qua một quãng đường rừng rồi hơn 1 tiếng đồng hồ cuốc bộ leo qua những con dốc cao dựng đứng mà dân bản địa thường vẫn gọi là: "dốc mạ ơi"; "mệ ơi"; rồi có cả dốc "bể mật" (những con dốc cao khi leo lên chỉ biết ngồi thở vì quá mệt) để tận mắt chứng kiến cảnh những đứa trẻ "đi vào chỗ chết để kiếm miếng sống".

Đứng trên đỉnh đồi Chết (tên đồi Chết được người dân đặt sau khi chiến tranh vì bị bon đạn cày nát, đất đai và gây ô nhiễm nên cây cối không sống được) nhìn những đứa trẻ đội nắng, đội trời phó mặc mạng sống của mình vào sự may rủi để rà tìm phế liệu chiến tranh kiếm từng bát cơm...

Vào chỗ chết kiếm miếng sống - Hình 2

Trẻ em ở Quảng Trị đi theo nghề "đồng ri" để kiếm sống qua ngày dù biết có thể gặp nạn bất cứ lúc nào.

Em Nguyễn Ngọc Lợi xóm mới thôn Tân Hiệp, năm này bước vào lớp 9 Trường THCS Lê Hồng Phong (xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ) song cơ thể em đen sạm vì nắng. Đứng cạnh miệng hố bom để ra tìm những mảnh sắt vụn nói: Không giấu gì anh, nhà em có 5 anh em, bố mẹ làm nông nhưng mấy năm qua mất mùa liên miên nên chuyện đứt bữa là chuyện thường gặp. Còn sách vở, áo quần cho mấy anh em đến trường thiếu thốn thì không thể nào... tránh khỏi. Để "chống chọi" với thất học của mấy anh em, bố mẹ đã vay mượn tiền mua cho cái máy rà tìm phế liệu để em bám víu vào đó mà đến trường.

Lợi khoe, tính đến nay em đã có thâm niên trong nghề "đồng ri" là 5 năm! Trong khoảng thời gian đi theo nghề này em là người may mắn hơn ai hết. Bạn bè cùng trang lứa đứa thì bị cụt tay, mất chân, đui mắt và... có đứa bị cướp đi mạng sống vì cuốc phải bom đạn sau chiến tranh sót lại phát nổ.

May mắn là vậy, song em cũng đã có đôi ba lần hồn bay tận trời xanh vì cuốc phải bom bi xịt cả khói trắng. Lúc đó nó mà... nổ thì em chỉ có tan xương nát thịt. Sau những lần như vậy, em lại nghỉ tạm vài ngày rồi tiếp tục vác đồ nghề lên đồi trọc rà tìm phế liệu.

Theo em Lợi, mấy năm trước đây giá sắt vụn còn rẻ nên ít người đi tìm phế liệu, nhưng 2 năm gần đây giá sắt cao đến 4.500 đồng/kg nên mọi người đổ xô đi rà nhiều hơn, trong đó có nhiều đứa cùng tuổi và nhỏ hơn em nhiều.

Cách đồi Chết nơi em Lợi đang rà tìm phế liệu hướng về phía Tây Trường Sơn khoảng chừng 1km là đồi Nghĩa Địa nơi đang có những chiếc máy ủi san lấp mặt bằng để cải tạo trồng rừng có khoảng 40 người, trong đó có hơn 50% là trẻ nhỏ với dụng cụ máy móc rà tìm phế liệu đi theo sau dò tìm sắt như đi trẩy hội.

Từ trên cao ngó xuống, cảnh những em nhỏ cầm máy dò tìm phế liệu chen nhau rà rà, cuốc cuốc rồi thi thoảng dừng lại hét lên một tiếng lớn khi máy phát hiện có vật kim loại vậy là cả đám trẻ và người lớn xúm nhau lại cặm cụi đào bới khiến chúng tôi phải nín thở vì chẳng dám chắc sẽ không có chuyện gì xảy ra từ việc đào bới tìm phế liệu ấy...!?

Ở Quảng Trị không riêng gì làng Tân Hiệp mà có hàng ngàn trẻ em và người lớn ở khắp các thôn cùng ngõ hẻm đang đánh cuộc tính mạng mình để theo nghề "đồng ri" kiếm bát cơm qua ngày.

Đứa ni chết đứa khác lên nối... nghề

Chúng tôi trở lại xóm Tân Hiệp, hay còn có tên gọi khác như: "làng không sợ chết"; "làng liều"; "làng kỳ lạ"... sau nhiều giờ theo "đồng ri".

Gọi là "làng kỳ lạ" bởi nhà nào ở đây cũng được xây dựng khang trang với ngói mới đỏ thắm, song cuộc sống người dân lại lâm vào cảnh chạy ăn từng bữa. Qua tìm hiểu mới biết, sau sự cố làng bị sụt lún (nơi ở cũ cách nơi ở mới khoảng vài km), chính quyền địa phương các cấp, cùng với nhiều tổ chức cá nhân giúp đỡ đưa làng về tái định cư tại đây, theo đó các tổ chức trên đã xây cho làng những ngôi nhà mới. Chỗ ở đẹp là thế, nhưng đất đai canh tác ít ỏi, phần lớn khô cằn nên không thể canh tác được. Cây cối vừa reo xuống thì chẳng có cây nào ngoi lên nổi. Mà có ngoi lên được chừng vài gang tay thì cũng bị cuồng phong quật gãy làm đôi. Thế là làng này lại rơi vào cảnh túng bấn. Cách duy nhất mà người dân ở đây kiếm ra tiền để trang trải cho cuộc sống tạm thời là "vào chỗ chết để kiếm miếng sống".

Rứa là nhà mô cũng đầu tư 3- 4 cái máy rà sắt, nhà ít cũng sắm cho được 1 cái làm ... "cần câu cơm". Trong làng người già xấp xỉ 60 tuổi nếu còn sức cũng gắng vác máy rà lên núi, đứa con nít chưa đọc thông viết thạo cũng được cha mẹ sắm cho một chiếc máy rà cao quá đầu để tập tành rà sắt. Có gia đình mang tiếng người trong làng nhưng quanh năm suốt tháng đóng cửa im ỉm vì cả bố mẹ, con cái đều dắt nhau lên núi suốt nữa tháng trời mới về một lần.

Vào chỗ chết kiếm miếng sống - Hình 3

Để mưu sinh, nhiều đứa trẻ tại Quảng Trị đã trở nên như thế vì bom mìn

Để hiểu thêm về "làng liều" chúng tôi tìm gặp anh Phạm Văn Phương, trưởng thôn Tân Hiệp. Anh Phương không ngần ngại kể một loạt tên tuổi của những người xấu số vì nghề "đồng ri", kèm theo nhiều cái tên đã không còn lành lặn. Nguyễn Văn Đại (2001); Nguyễn Văn Dung (2001). Đào Văn Phúc (2003)... Mới đây nhất, chưa kịp mừng vì chiếc máy rà báo có sắt, anh Trần Văn Trung đã "bay" đi sau nhát cuốc do một quả mìn sót lại sau chiến tranh phát nổ...

"Nhớ lại mỗi lần tiễn những đứa trẻ trong làng đến nơi "ở mới", lác đác vài người theo sau những cái quan tài lạnh lẽo mà ai cũng đứt ruột đứt gan. Biết cái chết và sự sống của những đứa trẻ chỉ cách nhau... chỉ một nhát cuốc, nhưng không làm thì cũng chẳng biết sống bằng gì". Đói mà...! Vậy là những đứa trẻ mất cha, vợ mất chồng ở cái làng này lại phải lao vào nối nghề "đồng ri" kiếm sống khi đã biết trước mạng sống mình có lúc... nhưng phải đối mặt.

"...Và đúng như vây, mấy năm trước xóm mới Tân Hiệp có nhiều đứa trẻ ngày hôm qua ôm di ảnh đội tang trắng cho anh do bị bom bi nổ trong lúc cuốc tìm sắt thì ngày hôm sau lại vác máy ra lên núi kiếm cơm về thắp hương cúng anh mình"- anh Phương xót xa kể.

Theo thống kê của trường THCS Lê Hồng Phong (xã Cam Tuyền) cho biết, nhiều năm trước số học sinh bỏ học, mà phần lớn trong đó là để đi rà sắt là không nhỏ: "năm 2003 có 37 em, năm 2004 có 8 em, năm 2005 có 10 em, năm 2006 có 16 em ... Những năm gần đây học sinh không còn bỏ học mà cứ đến hè là theo người lớn lên rừng làm nghề "đồng ri" kiếm cơm.

Ông Hoàng Văn Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số- gia đình và trẻ em Quảng Trị trăn trở: Hiện Quảng Trị có mật độ bom đạn sót lại sau chiến tranh dày đặc. Sau mỗi trận mưa, bom đạn lại trồi lên khỏi mặt đất gây ra nhiều cái chết thương tâm, trong số có những đứa trẻ.

Ông Thông cho biết thêm: Theo số liệu chưa đầy đủ, mỗi năm Quảng Trị có khoảng 30 đến 40 người chết do tai nạn bom mìn, trong số đó có trên 50% là trẻ em bị chết do đào trúng bom mìn khi rà tìm phế liệu.

Trước những hoàn cảnh thương tâm trên, nhiều năm qua chính quyền tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực cùng chia sẻ những khó khăn của người dân bằng những việc làm cụ thể nhưng chưa thể giải quyết hết được. Mặt khác do đời sống người dân quá khó khăn nên phát sinh thêm người đi rà tìm phế liệu, mà cái nghề này thì không thể nào quản lý được vì tự phát.

Thông qua nhiều hoạt động, các cơ quan chức năng Quảng Trị cũng thường xuyên vận động các gia đình theo nghề trên từ bỏ đặc biệt là trẻ nhỏ, song trên thực tế không thể nào hạn chế được. Theo ông Thông, để các làng "đồng ri" giải nghệ thì việc cần làm lâu dài là công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân, đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho lao động thất nghiệp. Còn không phải đợi đến hơn 300 năm sau, khi bom mìn được làm sạch mới có thể chấm dứt được những cái chết thương tâm.

Theo số liệu thống kê ở Quảng Trị có khoảng 10% bom mìn còn sót lại hiện nằm sâu trong lòng đất chưa phát nổ. Số liệu nghiên cứu tình hình nạn nhân bom mìn và nhận thức về hiểm họa bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị của dự án Renew - Sở Ngoại vụ và Sở Y tế tỉnh Quảng Trị tháng 9 năm 2006 cho thấy, 63% dân số đã từng nhìn thấy bom mìn, 50,4% dân số đã từng nhìn thấy bom mìn ít nhất là 1 lần/năm; 14,9% dân số nhìn thấy bom mìn hàng tháng và 6,1% dân số nhìn thấy bom mìn hàng ngày. Tính từ sau năm 1975 đến 8/2010 đã có 9.016 nạn nhân của tai nạn bom mìn, đã cướp đi mạng sống của gần 3.000 người, 4.402 người bị thương. Trong số đó có tới trên 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi.

Theo PLXH

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
    07:59:30 19/11/2024
    Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
    19:39:21 18/11/2024
    Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
    15:05:34 17/11/2024
    Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
    07:15:49 18/11/2024
    Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
    10:58:59 18/11/2024
    NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
    12:58:53 18/11/2024
    Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
    13:02:04 18/11/2024
    Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km
    18:57:05 18/11/2024

    Tin đang nóng

    Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
    09:51:10 19/11/2024
    Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
    06:04:33 19/11/2024
    Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
    07:17:54 19/11/2024
    Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
    07:36:04 19/11/2024
    Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
    05:56:11 19/11/2024
    Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
    08:31:57 19/11/2024
    Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
    08:49:31 19/11/2024
    Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz
    09:56:35 19/11/2024

    Tin mới nhất

    Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

    11:18:37 19/11/2024
    Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

    Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm

    11:16:44 19/11/2024
    Trước đó, khoảng 19 giờ ngày 18/11, lực lượng chức năng đã tìm được 1 thi thể nạn nhân tại bãi sông thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông. Các lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm các nạn nhân còn lại.

    Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

    11:13:32 19/11/2024
    Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

    Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa

    08:06:09 19/11/2024
    Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Tuy nhiên, đến 14 giờ cùng ngày, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn thất bại, bệnh nhi tử vong.

    Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

    22:32:06 18/11/2024
    Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

    Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

    22:15:26 18/11/2024
    Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

    Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

    18:59:21 18/11/2024
    Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

    Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

    11:01:50 18/11/2024
    Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

    Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

    16:36:43 17/11/2024
    Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

    Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

    15:01:43 17/11/2024
    Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

    TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

    14:55:47 17/11/2024
    Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

    Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

    14:51:36 17/11/2024
    Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

    Có thể bạn quan tâm

    EU ban hành 4 luật thúc đẩy vận tải biển an toàn và bền vững

    Thế giới

    11:25:04 19/11/2024
    Các quy định này sửa đổi các chỉ thị liên quan đến điều tra tai nạn hàng hải, ô nhiễm từ tàu biển, tuân thủ yêu cầu của quốc gia treo cờ và kiểm soát tàu thuyền tại cảng.

    Tạo dấu ấn cá nhân độc bản qua trang phục công sở

    Thời trang

    11:10:33 19/11/2024
    Làm sao để có diện mạo chuyên nghiệp, chỉn chu khi đi làm nhưng vẫn đưa được cá tính riêng của bản thân vào từng trang phục? Để giải quyết bài toán đau đầu này, các quý cô công sở hãy theo dõi những gợi ý sau.

    Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu đáp trả anti-fan, tiết lộ thời điểm cả nhà nơm nớp lo sợ vì cậu quý tử

    Sao thể thao

    11:08:42 19/11/2024
    Trong dàn WAG Việt, Doãn Hải My là nàng WAG nổi tiếng nhất nhì. Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020 luôn thu hút sự quan tâm của cư dân mạng nhờ ngoại hình xinh đẹp,

    Ngạc nhiên chưa, 19-11 là Ngày Quốc tế Đàn ông!

    Lạ vui

    11:05:40 19/11/2024
    Ngày Quốc tế Đàn ông 19-11 (International Men s Day), một dịp đặc biệt để tôn vinh những đóng góp của nam giới trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

    Những lớp học miễn phí của thầy Huy, có cả phụ huynh, giáo viên cùng học

    Netizen

    10:22:18 19/11/2024
    Cho đến giờ đã 17 tuổi, con vẫn mắc màn cho tôi mỗi tối. Tôi biết ơn thầy Huy vì tôi hiểu không chỉ biết mắc màn cho mẹ, mà con tôi đã được gieo vào tâm hồn những điều tốt đẹp .

    Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

    Nhạc quốc tế

    10:06:12 19/11/2024
    Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

    Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

    Du lịch

    10:00:20 19/11/2024
    Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.

    Món ngon mùa Đông bổ rẻ: Biến loại củ tốt cho người tiểu đường thành món ngon chỉ có trong mùa lạnh

    Ẩm thực

    09:48:31 19/11/2024
    Cách chế biến đơn giản được làm từ loại củ tốt cho người tiểu đường này là món ngon mùa Đông bổ rẻ, được nhiều người ưa thích trong thời tiết lành lạnh.

    Chăm sóc da mùa lạnh

    Làm đẹp

    09:41:50 19/11/2024
    Đắp mặt nạ cung cấp độ ẩm lớn, giúp da mềm mịn, căng bóng. Hiện nay, thị trường nhiều loại mặt nạ phù hợp với từng loại da của mỗi người.

    Để "sống tối giản", tôi làm theo những cách này nhưng lại thấy cuộc sống của mình trở nên "cực kỳ phức tạp"

    Sáng tạo

    09:38:00 19/11/2024
    Để theo đuổi cái gọi là cuộc sống tối giản , tôi đã tuân theo một loạt hành vi và thói quen phổ biến hiện nay, nghĩ rằng điều này sẽ khiến cuộc sống của tôi đơn giản và rõ ràng hơn.

    Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ

    Sức khỏe

    09:29:52 19/11/2024
    Su hào cực giàu kali nên giúp chế hoạt động của hệ thần kinh tốt hơn và hỗ trợ hoạt động cơ bắp tốt hơn. Cung cấp đủ kali cho cơ thể còn giúp tăng tốc độ xử lí thông tin của não bộ lên nhanh chóng.