Những mã chứng khoán nào đủ điều kiện lọt rổ chứng quyền có đảm bảo?
Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCK), đến nay đã có 24 mã đã đáp ứng đủ điều kiện để được lọt rổ chứng quyền có đảm bảo (CW) dự kiến ra mắt vào ngày 28/6 tới.
Đến thời điểm này đã có 24 mã chứng khoán đáp ứng đủ các tiêu chí lọt rổ CW.
Điều kiện lọt rổ CW
Theo quy định hiện hành, để lọt rổ CW, cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE phải đáp ứng các tiêu chí: Thuộc rổ chỉ số VN30 hoặc HNX30 hoặc chỉ số tương đương thay thế (trong trường hợp tổ chức lại các Sở giao dịch chứng khoán); Giá trị vốn hóa hàng ngày bình quân trong 6 tháng gần nhất tính đến ngày chốt dữ liệu xem xét từ 5.000 tỷ đồng trở lên; Tổng khối lượng giao dịch trong 6 tháng gần nhất tối thiểu đạt 25% số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng bình quân trong 6 tháng gần nhất, hoặc giá trị giao dịch hàng ngày bình quân trong 6 tháng từ 50 tỷ đồng/ngày trở lên…
Ngoài ra, các cổ phiếu có tỷ lệ tự do chuyển nhượng từ 20% trở lên, thời gian niêm yết từ 6 tháng trở lên (trường hợp cổ phiếu chuyển sàn niêm yết thì thời gian niêm yết được tính là tổng thời gian niêm yết của cả hai Sở giao dịch chứng khoán cộng lại) và kết quả hoạt động kinh doanh phải có lãi hoặc không có lỗ lũy kế mới được xét cấp CW.
Theo UBCK, đây là các tiêu chí bắt buộc đối với cổ phiếu cơ sở muốn lọt vào rổ CW. Đến thời điểm này đã có 24 mã chứng khoán đáp ứng đủ các tiêu chí trên.
Video đang HOT
Tiêu chí phát hành CW
Theo thông báo của HOSE, đến thời điểm này mới có khoảng 7/10 công ty chứng khoán đăng ký tham gia phát hành CW. Trong đó, hầu hết đều là các công ty góp mặt trong Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất.
Theo yêu cầu của HOSE, để có thể phát hành CW, các công ty chứng khoán phải đáp ứng hàng loạt tiêu chí như vốn chủ sở hữu từ 1.000 tỷ đồng trở lên, không có lỗ lũy kế, được cấp phép đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, không bị cảnh báo, tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, báo cáo tài chính của năm liền trước đã được kiểm toán …
Để có thể phát hành CW, các công ty chứng khoán phải đáp ứng hàng loạt tiêu chí như vốn chủ sở hữu từ 1.000 tỷ đồng trở lên, không có lỗ lũy kế… Nguồn: Internet
Ngoài ra, công ty chứng khoán còn phải ký quỹ với giá trị tài sản đảm bảo tối thiểu 50% giá trị chứng quyền dự kiến chào bán, phải thực hiện phòng ngừa rủi ro theo phương án đã được UBCK Nhà nước chấp thuận và chịu sự giảm sát, báo cáo thường xuyên với sàn HOSE, có nghĩa vụ đóng vai trò tạo lập thị trường bắt buộc cho CW đã phát hành.
Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường- UBCK cho biết, hiện công tác chuẩn bị của cơ quan quản lý, cũng như các thành viên thị trường cho sự ra đời của CW đã sẵn sàng. Trong đó, UBCK, HOSE và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đã hoàn thiện bộ Quy chế hướng dẫn về CW, đồng thời hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ giao dịch CW. Hiện Bộ Tài chính cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn về chế độ kế toán và chính sách thuế liên quan đến CW.
Do hoạt động giao dịch CW tương tự như giao dịch cổ phiếu cơ sở, nên đối với các công ty chứng khoán là tổ chức phát hành, ngoài hệ thống giao dịch, còn cần phải đầu tư hệ thống phục vụ hoạt động tạo lập thị trường và phòng ngừa rủi ro…
Theo Hà Phương/enternews.vn
ĐHCĐ Đông Dương Corp (DDG): Mục tiêu lợi nhuận tăng 40%, chuyển sang sàn HOSE
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của Công ty cổ phần Đầu tư Công nghiệp xuất nhập khẩu Đông Dương (mã chứng khoán: DDG) diễn ra sáng ngày 26/4/2019 đã thông qua toàn bộ tờ trình, trong đó đáng chú ý là kế hoạch chuyển sàn niêm yết trên HOSE.
Ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch HĐQT DDG cho biết, năm 2018, DDG thực hiện 260 tỷ đồng doanh thu thu thuần và 10,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt lần lượt 8% và 14,5% so với kế hoạch xây dựng cho năm 2018.
Tính đến 31/12/2018, tổng tài sản của Công ty tăng lên 398,6 tỷ đồng từ mức 291 tỷ đồng hồi đầu năm. Hiệu quả sử dụng vốn ROA đạt 2,92%, còn đang thấp là do trong năm 2018, Công ty đầu tư mới và nâng cấp lò hơi nhiệt cho khách hàng, doanh thu từ hệ thống cung cấp hơi nhiệt này chưa chạy hết công suất năm.
Theo đánh giá của HĐQT DDG, lĩnh vực đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp hơi nhiệt - điện là một trong những lĩnh "kén chọn" doanh nghiệp thực hiện. Ngoài những yêu cầu đặc thù như am hiểu công nghệ, đầu tư hệ thống, quản lý chuyên nghiệp thì ngành này đòi hỏi một nguồn vốn lớn, công nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản.
Do vậy, Công ty hiện chỉ tập trung vào nhóm khách hàng là các doanh nghiệp có uy tín, tiềm năng và quy mô lớn cho các cụm công nghiệp để giảm cạnh tranh. Đồng thời, DDG xác định thị trường chính vẫn ở các tỉnh thành phía Nam gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng bằng sông Cửu Long và chưa mở rộng thị trường hoạt động do thị trường còn quá rộng mà công ty thì chưa đủ nhân lực và nguồn lực tài chính để khai thác.
Cũng tại đại hội lần này, HĐQT DDG đã trình cổ đông thông qua kế hoạch chuyển giao dịch cổ phiếu DDG từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đang Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Theo bà Trần Kim Sa, Tổng giám đốc DDG, việc chuyển sang sàn HOSE sẽ giúp Công ty nâng cao tính chuyên nghiệp trong điều hành, thể hiện sự minh bạch và tăng thanh khoản cho cổ phiếu DDG, đồng thời tăng tính hấp dẫn cho nhà đầu tư khi Công ty tiến hành tăng vốn.
Năm 2019, DDG đặt kế hoạch doanh thu thuần 293 tỷ đồng và 14,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 12,7% và 40,5% so với thực hiện trong năm 2018.
Huy Nguyên
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
HOSE đã nhận hồ sơ niêm yết của Viet Nam Airlines Sở GDCK TP. HCM thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Viet Nam Airlines). Theo đó, với vốn điều lệ hơn 14.182,9 tỷ đồng, Viet Nam Airlines sẽ đăng ký niêm yết hơn 1.418 triệu cổ phiếu. Tổ chức tư vấn đăng ký niêm yết là CTCP Chứng khoán...