Những lý do nên quay đầu ra ngoài khi đỗ xe
Khi đỗ xe trong gara hoặc bãi gửi xe, nhiều người vì “tiện” mà cắm đầu vào trong. Tuy nhiên, quay đầu xe ra ngoài mới là cách đỗ đúng. Tại sao lại như vậy?
Dưới đây là 5 lý do chính giúp lý giải vì sao các chuyên gia luôn khuyên lái xe nên đỗ quay đầu ra ngoài:
1. Giúp đỗ xe dễ hơn
Với bánh xe điều hướng ở phía trước, do vậy khi đỗ xe ở những vị trí chật hẹp hoặc đỗ vuông góc thì lùi là cách đưa xe vào vị trí một cách dễ dàng nhất. Cũng giống như việc ghép xe dọc luôn phải lùi xe vậy.
Ở nhiều nơi bắt buộc bạn phải lùi mới có thể đưa xe vào chỗ đỗ được.
Ở những nơi như hầm gửi xe, thậm chí còn rất khó có thể tiến xe vào nơi đỗ nếu vị trí đỗ xe của bạn bị “kẹp giữa” hai xe khác. Trong khi chỉ cần “một đỏ” là bạn có thể lùi vào vị trí một cách dễ dàng.
2. Xuất phát nhanh và an toàn hơn
Có khi nào bạn thắc mắc tại sao xe cứu hoả hoặc cứu thương luôn quay đầu hướng ra ngoài không? Đó là vì khi xuất phát, xe sẽ không mất thêm thời gian để lùi xe mà chỉ cần tiến thẳng hoặc rẽ về hướng cần đi.
Các xe cứu hoả, cứu thương luôn quay đầu hướng ra ngoài để có thể xuất phát bất cứ lúc nào.
Đồng thời, nếu để quay đầu xe ra ngoài, lúc cần ra khỏi vị trí đỗ, tài xế sẽ dễ dàng quan sát các chướng ngại vật xung quanh, từ đó tránh được trường hợp xấu xảy ra gây trầy xước cho xe. Trái lại, xe quay đầu vào trong khi lùi sẽ có vùng điểm mù rất lớn bởi những chiếc xe đỗ xung quanh hay đồ vật gần đó che khuất mất, dễ có va chạm.
3. Ít gây cản trở giao thông
Video đang HOT
Đa số các xe ô tô hiện nay được thiết kế phần đầu xe dài hơn phía đuôi, đặc biệt là các xe SUV hay MPV. Nếu nhưng chiếc xe đều đỗ đầu quay vào trong và đuôi quay ra ngoài thì những chiếc xe này sẽ chiếm nhiều khoảng không, khiến không gian bị bó hẹp, cản trở tầm nhìn của các phương tiện khác.
Đỗ hướng đầu ra ngoài luôn tạo được hành lang giao thông thông thoáng hơn so với để đầu xe phía trong
Việc các xe cùng theo trật tự đỗ đầu xe quay ra ngoài giúp các phương tiện di chuyển hoặc khi ra-vào điểm đỗ có được một góc quan sát tốt nhất.
4. Dễ cứu hộ, câu bình ắc-quy hơn
Trong một số trường hợp xấu là xe ô tô bị hết điện sẽ cần phải nhờ đến sự trợ giúp của bình ắc-quy từ một chiếc xe khác. Như vậy, nếu quay đầu xe vào trong sẽ rất khó để nối dây điện cho 2 xe nhưng khi quay đầu ra ngoài, chủ xe rất dễ dàng để câu điện từ xe khác sang chiếc xe của mình.
Nếu đầu xe quay ra ngoài, việc câu ắc-quy hay kéo đi sẽ dễ dàng hơn
Nặng hơn, nếu chiếc xe bị hỏng hóc cần phải cẩu kéo đi sửa chữa thì việc quay đầu xe ra ngoài sẽ dễ hơn rất nhiều. Thông thường trên các mẫu xe ô tô đều được thiết kế móc kéo đặt ở phía trước để “cấp cứu” khi nó gặp sự cố.
Vì móc kéo được đặt ở phía trước mà xe quay đầu vào trong sẽ rất khó khăn cho xe cứu hộ tiếp cận được. Do đó, khi tài xế quay đầu xe ra ngoài sẽ dễ dàng hơn khi gặp sự cố mà không di chuyển được, nhất là ở dưới tầng hầm.
5. Dễ quan sát xe hơn
Đa số mọi người đều có thói quen để đồ đạc trong xe. Khi quay đầu xe ra ngoài, chúng ta sẽ dễ dàng quan sát được qua kính trước xe xem có ai đang lúi húi trong xe để lấy cắp đồ hay không, bảo vệ trông xe cũng dễ dàng kiểm tra hơn. Còn nếu xe quay đầu vào trong thì việc quan sát rất khó khăn.
Nhiều bãi xe, hầm chung cư bắt buộc xe phải đỗ quay đầu ra ngoài. (Ảnh: Thanh Niên)
Hay một số trường hợp người lớn “bỏ quên” trẻ em trong xe, nếu chiếc xe quay đầu ra ngoài sẽ dễ được phát hiện hơn là chiếc xe quay vào trong. Nếu để trẻ ngồi trong xe lâu sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong.
Hay trường hợp khá hay gặp là khi có phương tiện khác di chuyển gần đó vô tình va chạm làm hỏng xe bạn. Nếu xe bạn có gắn camera hành trình thì chắc chắn sẽ ghi lại được hình ảnh đã xảy ra để tìm được thủ phạm. Ngược lại, dù xe có camera mà quay xe vào trong thì bạn cũng “bó tay” không làm gì được.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc quyết định đỗ xe cho đầu vào trong hay ra ngoài còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nơi đỗ xe, địa hình, hay khả năng của lái xe.
Phân biệt xe SUV, CUV và MPV, điểm khác biệt và mục đích sử dụng
SUV, SUV và MPV là ba dạng xe đa dụng và phổ biến nhưng dễ gây nhầm lẫn với nhiều người.
Các nhà sản xuất động cơ sử dụng nhiều thuật ngữ để mô tả loại phương tiện. Do đó, thường có sự nhầm lẫn về ý nghĩa của một số tên và từ viết tắt. Sự nhầm lẫn này được giải quyết bởi tên gọi khác nhau được sử dụng để gọi các loại xe.
Cùng tìm hiểu khái niệm, sự khác biệt và mục đích sử dụng của xe SUV, CUV và MPV.
Khái niệm
SUV (Sport Utility Vehicle) là một loại xe gia đình với khung xe là khung xe tải nhẹ. Người dùng thích chọn xe SUV vì gầm xe cao, đi được nhiều địa hình. Dòng xe này có các lựa chọn phổ biến như Ford Everest, Land Rover Range Rover, Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero...
CUV (Crossover Utility Vehicle) loại xe ôtô được thiết kế theo kiểu việt dã thể thao nhưng nhỏ hơn, gầm xe thấp hơn. CUV hay còn gọi là Crossover SUV, mẫu xe này có cấu trúc thân xe liền khối với khung gầm và hệ thống truyền động. Ví dụ, Mazda CX-5, Honda CR-V, Kia Sorento...
MPV (Multiple-Purpose Vehicle) là loại xe đa dụng. Dòng xe này được thiết kế rộng rãi với nhiều chức năng, đặc biệt có thể chuyển đổi giữa việc chở người và chở hàng hóa thông qua việc sắp xếp các hàng ghế hành khách phía sau. Ở Việt Nam dòng xe này phổ biến có Toyota Sienna, Ford Tourneo, Kia Sedona...
Đối với dòng MPV cấu hình lớn hơn 9 - 16 chỗ (được gọi là xe van), xe thường được dùng để kinh doanh vận tải hành khách hoặc sử dụng trong các doanh nghiệp. Những cái tên thông dụng gồm có Hyundai Grand Starex (9 chỗ), Toyota Hiace (16 chỗ), Ford Transit (16 chỗ), Mercedes-Benz Sprinter (16 chỗ).
Mục đích sử dụng
Vận tải, chở người: SUV và CUV cùng sở hữu gầm cao, không gian rộng, khả năng chạy những địa hình khó nên thường được lòng các gia đình không quá đông người. CUV và SUV thường có cấu hình 5 chỗ trong khi MPV có đa dạng cấu hình 5 - 7 - 9 - 10 chỗ và thậm chí 16 chỗ. Do đó, những chiếc MPV thường được mua để phục vụ mục đích kinh doanh vận tải hay những gia đình nhiều thành viên.
CUV có khung gầm liền với vỏ xe nên xe gọn nhẹ giống sedan nên không gian hữu dụng lớn hơn so với khung tải của SUV vốn nặng, cồng kềnh và bị hạn chế không gian chuyên chở. Tuy nhiên, nhược điểm của khung gầm liền khối là tiếng ồn, rung từ lốp vọng vào khoang người ngồi nghe rõ hơn SUV, điều này cũng xảy ra tương tự với xe MPV.
MPV là dòng xe có không gian chuyên chở tốt nhất nhờ việc có thể gập gọn linh hoạt các hàng ghế sau để chuyển từ chở khách sang chở hàng hóa.
Off-road/vượt địa hình: SUV có nhiều tính năng hỗ trợ off-road hơn CUV, ví dụ như chức năng gài cầu, khóa vi sai, hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian, với cầu chủ động tiêu chuẩn là cầu sau. Còn xe CUV đa phần là hệ dẫn động cầu trước, một số xe có tùy chọn dẫn động 4 bánh toàn thời gian nhưng nhiệm vụ dẫn động chính vẫn là 2 bánh trước.
Bên cạnh đó, nhờ vào cấu trúc khung xe giúp tránh vặn xoắn trên địa hình khó, tăng khả năng chịu tải, giảm thiểu độ ồn và tác dụng của mặt đường lên khoang xe, SUV có khả năng vận hành tốt hơn trong việc chở tải, kéo theo tải và vượt địa hình off-road so với CUV. Tuy nhiên, khả năng vượt địa hình của CUV lại hơn hẳn MPV. Thực tế, với đặc điểm thân xe dài, nhiều chỗ ngồi, gầm thấp, MPV khó lòng có thể vượt địa hình tốt.
MPV cỡ nhỏ (ví dụ: Xpander, Ertiga) thì có hệ dẫn động cầu trước, xe cỡ trung và lớn (ví dụ: Innova, Transit) có hệ dẫn động cầu sau. Tuy nhiên, vì kích thước lớn và không có hệ dẫn động 4 bánh nên nhìn chung, xe MPV không thực sự tối ưu khi đi offroad.
Chi tiết biệt thự di động GMC Savana 2500 đời 2012 rao bán hơn 1,7 tỷ đồng Biệt thự di động đến từ thương hiệu Mỹ GMC Savana Explorer Limited SE đời 2012 nhập Mỹ đang được rao bán hơn 1,7 tỷ đồng và đây là mẫu xe hàng độc nhất Việt Nam. Sở hữu thiết kế ngoại thất hoành tráng, ấn tượng giống như phương tiện di chuyển của các siêu sao nổi tiếng, lắp động cơ cỡ lớn...