Những lý do khiến máy lạnh ô tô “chết” trong thời tiết nóng bức
Trong những ngày nóng oi ả của mùa hè, hệ thống máy lạnh trong xe phải hoạt động thường xuyên khiến nó gặp những sự cố hỏng hóc bất thường.
Dàn nóng ô tô bị bám bụi bẩn
Khi dàn nóng máy lạnh bám quá nhiều bụi bẩn, nó sẽ không giải nhiệt được. Đây được xem là nguyên nhân dẫn tới máy lạnh ô tô không mát.
Cách khắc phục: Nếu quá bẩn nên vệ sinh ngay. Tuy nhiên, cần lưu ý tuyệt đối không xịt nước quá mạnh, vì có thể làm móp cong các thanh lá tản nhiệt bằng nhôm.
Dàn lạnh ô tô bị đóng băng
Tương tự dàn nóng, dàn lạnh đóng bụi quá nhiều tạo thành mảng dày đặc, vì thế khí không thổi qua được, trường hợp này dẫn tới đóng băng dàn lạnh. Lúc đầu ô tô lạnh sâu, sau thời gian sẽ chạy yếu dần rồi tắt hẳn…
Cách khắc phục: Lúc này cần vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ… Nếu dàn lạnh hết hạn sử dụng nên thay dàn lạnh mới, đây là lựa chọn tối ưu nhất.
Bộ lọc gió bị tắc
Bật máy lạnh xe ô tô nhưng không lạnh hoặc mát rất yếu – nguyên nhân có thể do bộ lọc gió của hệ thống máy lạnh bị tắc. Trong quá trình sử dụng xe, bụi bẩn bám vào lưới lọc quá nhiều, kết thành tảng dày khiến gió bị quẩn trong giàn lạnh không lưu thông được ra ngoài.
Cách khắc phục: Vệ sinh tấm lưới lọc là cách khắc phục duy nhất; tùy theo thiết kế, có xe chỉ cần mở hộp đựng găng tay, cậy nắm lọc gió là vệ sinh được bụi bẩn bám vào. Nhưng có xe phải tháo nắp hộp thì mới có thể vệ sinh tấm lọc. Hoặc có thể dùng súng hơi áp suất để làm sạch bụi bám trên tấm lưới lọc. Chú ý: tấm lưới lọc cần được vệ sinh định kỳ hàng tháng nếu xe thường xuyên đi những nơi nhiều bụi bặm.
Video đang HOT
Bộ cảm biến nhiệt gặp vấn đề
Máy lạnh ô tô không mát nguyên nhân có thể do bộ cảm biến nhiệt (rơ le điều chỉnh nhiệt độ) bị hư hoặc điều chỉnh sai, ảnh hưởng tới hệ thống làm mát.
Cách khắc phục: Nếu cảm biến nhiệt bị điều chỉnh sai mức nhiệt độ thì có thể điều chỉnh lại; nếu bị hư hoàn toàn nên đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng để nhận được sự giúp đỡ từ các kỹ thuật viên. Thông thường với xe ô tô thường là 6 – 9 độ, còn xe tải là 8 – 12 độ.
Quạt máy lạnh gặp vấn đề
Ngoài chức năng làm lạnh thì máy lạnh ô tô còn chế độ gió thổi. Khi chuyển qua chế độ này, đợi một thời gian không thấy máy lạnh hoạt động thì có thể do những nguyên nhân sau: mạch điện bị đứt do sử dụng lâu ngày; cuộn dây contactor bị hỏng khiến quạt gió không chạy; động cơ quạt có thể bị ngắn mạch hoặc chạm vỏ
Cách khắc phục: Rà soát lại mọi mạch điện, kết nối điện của máy lạnh bằng đồng hồ cho chuẩn xác; Kiểm tra hết các tụ điện bên trong và bên ngoài đường dây nối của máy lạnh bằng đồng hồ; Rà soát các thông mạch và các tiếp điểm của máy lạnh; Rà soát độ cách điện của máy lạnh bằng đồng hồ.
Máy lạnh ô tô bị “chết”
Sạc thiếu gas hoặc thừa gas đều là nguyên nhân dẫn tới hệ thống máy lạnh bị tê liệt. Khi máy lạnh thiếu gas sẽ thiếu lạnh, trường hợp bị xì gas nhiều khiến áp suất giảm xuống dưới mức bình thường, lúc này công tắc áp suất thấp sẽ ngắt mạch không cho lốc lạnh hoạt động.
Khi sạc dư gas làm máy nặng hơn, công suất động cơ giảm và nhiên liệu tiêu hao nhiều hơn. Biểu hiện khi sạc thừa gas chính là lốc lạnh đóng ngắt liên tục, máy chạy chậm và ghì hơn bình thường.
Cách khắc phục: Việc khắc phục máy lạnh ô tô bị “chết” tương đối phức tạp, phải được tiến hành bởi các chuyên viên kỹ thuật có tay nghề. Vì thế, chủ xe chỉ còn cách mang tới các trung tâm bảo dưỡng, chăm sóc xe uy tín để nhận sự trợ giúp.
Theo Giaothong
5 bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô
Dưới đây là 5 bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô, chủ xe cần lưu ý theo dõi và bảo dưỡng đúng cách để tránh tốn kém nhiều chi phí sửa chữa không đáng có.
Mỗi bộ phận trên ô tô đều có tuổi thọ khác nhau, có những bộ phận đã được nhà sản xuất công bố rất rõ về thời hạn sử dụng như bình ắc- quy (2-4 năm), bugi đánh lửa (3 - 5 năm),... Tuy nhiên, trên chiếc xe cũng còn nhiều bộ phận mà tuổi thọ của nó không cố định, thậm chí hay hỏng hóc 1 cách bất thường.
Vì vậy, các chủ xe cần lưu ý theo dõi và bảo dưỡng đúng cách để tránh tốn kém nhiều chi phí sửa chữa không đáng có. Dưới đây là 5 bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô:
1. Hệ thống đèn xe
Đèn xe là bộ phận có chức năng phát ra tín hiệu và cảnh báo giúp chúng ta tránh khỏi những va chạm đáng tiếc. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, hệ thống đèn thường sẽ nhanh hỏng, và thường là hỏng bất ngờ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đèn xe bỗng dưng hỏng hóc, không sáng nữa như nguồn điện không ổn định, bị va đập, xóc mạnh hoặc hiệu điện thế của ắc- quy vượt quá giới hạn hiệu điện thế của bóng.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Cách để kéo dài tuổi thọ cho hệ thống đèn xe là tránh đi xe vào những đoạn đường xấu gây dằn, xóc xe. Khi buộc phải đi vào những đoạn đường nhiều "ổ voi, ổ gà" thì phải giảm tốc độ xe, rà phanh để xe hạn chế bị dằn xóc. Ngoài ra, cần đặc biệt chú trọng việc kiểm tra hệ thống đèn xe trung bình 6 tháng/ lần để đảm bảo an toàn, tránh các sự cố bất ngờ ngoài ý muốn.
2. Phanh/ thắng xe ôtô
Có thể nói phanh xe (hay còn gọi là thắng xe) là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe giúp bảo đảm an toàn vì chỉ cần một sự cố nhỏ sẽ dẫn đến những tai nạn giao thông có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Nguyên nhân khiến phanh xe bị hỏng hóc là do má phanh bị mòn nhiều, bị trơ, thiếu dầu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị rò rỉ,... Vì tính chất quan trọng của bộ phận này mà chúng ta phải bảo trì hệ thống phanh sau mỗi 20.000 km. Đặc biệt, trước các chuyến đi đường dài hay đường đèo dốc cần phải kiểm tra, bảo dưỡng kỹ lưỡng phanh xe.
3. Hệ thống cần gạt nước
Hệ thống này đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị phun nước rửa kính. Thông thường lưỡi gạt mưa là bộ phận hay hư hỏng ở hệ thống cần gạt nước nhất do cấu tạo từ cao su, chịu ma sát và tác động của môi trường thường xuyên nhất.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên thay cần gạt sau 12 - 18 tháng. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa nhiều như tại Việt Nam, hiện tượng lão hóa lưỡi cao su sẽ diễn ra nhanh hơn, nên cần kiểm tra thường xuyên và chú ý thay thế đúng lúc.
4. Lọc gió động cơ
Vai trò của lọc gió động cơ là lọc bỏ hoàn toàn bụi bẩn trong không khí đi vào động cơ. Do đó, bộ phận này dễ bị bụi bẩn bám vào và làm giảm hiệu quả lọc, làm cho luồng khộng khí đi vào động cơ không đủ, gây hao xăng, tăng mức ô nhiễm và động cơ hoạt động không ổn định.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Bạn nên kiểm tra hệ thống lọc gió trung bình 1 năm/ lần hoặc sau khi xe đã lăn bánh 20.000 km. Tuy nhiên, nếu xe chạy ở những khu vực bụi bẩn nhiều, các chủ xe nên kiểm tra bộ phận này thường xuyên hơn để động cơ luôn có đủ không khí để đốt cháy nhiên liệu tốt nhất.
5. Lốp xe
Trong các sự cố xảy ra do bộ phận của xe bị hư hỏng thì nổ lốp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông. Và lý do vì sao xảy ra tình trạng nổ lốp này hầu hết được lý giải do lốp xe quá mòn và cũ dẫn đến việc lốp chịu "giới hạn tải trọng cực đại" phải hoạt động hết công suất, bị mài mòn nhiều, ma sát với mặt đường nhiều nên dẫn đến hiện tượng quá nhiệt và phát nổ.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Để phòng tránh các sự cố do lốp xe bị mòn gây ra, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta rằng, bên cạnh việc sử dụng lốp xe có chất lượng tốt và sau 1 năm sử dụng phải kiểm tra lốp định kỳ 1 năm/ lần thì việc bảo dưỡng và phục hồi lốp cao su là rất quan trọng.
Theo Thể Thao 247
Điều hòa ô tô dở chứng ngày nắng nóng, garage quá tải Tâm lý chủ quan, "hỏng đến đâu sửa đến đó" là nguyên nhân khiến nhiều ô tô gặp cảnh điều hòa dở chứng ngày nắng nóng. Các garage ở Hà Nội đang quá tải vì khách đến sửa điều hòa tăng đột biến. Tranh thủ thời gian nghỉ trưa chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, anh Nguyễn Văn Thanh (Hai Bà Trưng, Hà...