Những lý do khiến cho ngày càng có nhiều tựa game gắn mác siêu phẩm “chết yểu” ở thị trường Việt Nam
Không thiếu những tựa game được gắn mác siêu phẩm nhưng rồi cũng “chết yểu” đầy đáng tiếc.
Chắc chắn, với bất kỳ tựa game online nào, một trong những mục tiêu tiên quyết của nhà phát hành và nhà sản xuất chính là có thể kéo dài “tuổi đời”, trụ được lâu nhất trong thị trường. Điều này cũng dễ hiểu thôi, khi ngay cả những tựa game thuộc dạng lão làng, tượng đài rồi cũng tới lúc phải đóng cửa do không còn hợp với thị hiếu, duy trì được sức hút như xưa. Nhưng ít ra, việc được các game thủ nhớ tên đã là cả một thành công rồi. Trong lịch sử cũng từng có không ít những thương hiệu game đình đám, trước khi ra mắt được đóng mác siêu phẩm, bom tấn nhưng rồi cũng “chết yểu” một cách rất nhanh chóng. Tất nhiên, mọi thứ đều có nguyên do của nó.
Game không hay như được giới thiệu
Đây có thể coi là lý do chính khiến cho nhiều tựa game bị quay lưng ở thị trường Việt Nam. Tất nhiên, trước khi ra mắt, chẳng NPH hay NSX nào lại kiệm lời khen khi nói về đứa con tinh thần của mình. Những mỹ từ đẹp nhất, chất lượng nhất chính là thứ sẽ được dùng để mô tả tựa game ấy. Thậm chí, từ đoạn trailer cho tới teaser ra mắt, tất cả đều được đầu tư kỳ công khiến cho không ít người cảm thấy háo hức.
Nhưng rồi, tới khi game chính thức ra mắt thì mọi thứ lại thay đổi 180 độ. Đã từng có không ít những trường hợp như vậy, quảng cáo thì đa sắc, ấn tượng nhưng chất lượng lại chẳng đi tới đâu. Gameplay thì cũ kỹ, đồ họa dở tệ và chắc chắn còn xa mới đạt tới cái mác siêu phẩm.
Các tựa game thường quá giống nhau
Video đang HOT
Những năm gần đây, làng game Việt chứng kiến sự ra đời của không ít những game mới. Tuy nhiên, đa phần trong số chúng đều thuộc mẫu “mỳ ăn liền” với phong cách quen thuộc là MMORPG nhập vai với bối cảnh tiên hiệp hoặc kiếm hiệp. Hình mẫu này được coi là luôn đảm bảo cho sự thành công tại thị trường Việt Nam, khi nó đã ăn sâu vào văn hóa của các game thủ.
Thế nhưng, cũng chính vì mang phong cách mì ăn liền, thiếu đi sự đầu tư về chất lượng và đặc biệt là chiều sâu, sự đa dạng nội dung, các tựa game này cũng thuộc diện sớm nở tối tàn. Có thể ban đầu còn mang tới một số mới mẻ cho game thủ đấy, nhưng nhìn chung, tuổi thọ của chúng cũng thường chỉ khoảng trên dưới một năm rồi bắt đầu chuyển sang hiện tượng sống lay lắt.
Từ phía cả NPH và game thủ
Sự khắt khe từ phía các game thủ Việt cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy. Không dễ để có thể tìm được chỗ đứng vững chắc trong thị trường khi càng ngày, kỳ vọng của các game thủ cũng tỷ lệ thuận với nhu cầu trải nghiệm của họ. Game phải hay, có auto, được đầu tư kỹ lưỡng, cốt truyện gay cấn hấp dẫn, tính năng đặc sắc nữa.
Còn ở phía ngược lại, đa số các NPH đều chú trọng tới yếu tố lợi nhuận, doanh thu và đó cũng là lý do mà những tựa game Pay to Win lại đang xuất hiện nhiều như vậy. Chưa kể, chính sự thiếu đầu tư, chăm sóc cho sản phẩm của mình cũng rất dễ dẫn tới hiện tượng game thủ chán nản, từ bỏ rất sớm.
Nạp tiền vào game, nên hay không? Câu hỏi dai dẳng tới giờ vẫn gây tranh cãi của game thủ Việt
Suy cho cùng thì có nên nạp tiền vào game không, chắc có lẽ mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng mình.
Từ trước tới nay, đa số các tựa game đều đi theo chiều hướng "Pay to win", đặc biệt là với dòng game cày cuốc - thứ vốn đã ăn sâu vào văn hóa chơi game của các game thủ Việt. Thực tế, việc nạp tiền vào game, chưa cần biết có nên hay không nhưng chắc chắn, đại bộ phận người chơi đã từng có thời điểm rất ác cảm với vấn đề này. Không phải ngẫu nhiên mà từ lâu đã hình thành hai thái cực hoàn toàn đối lập mang tên dân cày và đại gia, hay nói dễ hiểu hơn là những game thủ thuộc hệ "chơi free" và những người sẵn sàng đập cả tấn tiền vào game.
Pay to Win - nên hay không
Thực tế, việc Pay to Win chẳng có gì là sai trái và mặc dù lên án rất nhiều về những trường hợp nạp tiền phá game, dollar thần chưởng nhưng có một thực tế rằng các game thủ Việt lại cực kỳ ưa chuộng những tựa game như vậy. Cùng thử điểm qua một số cái tên từng được gắn liền với hai chữ tượng đài trong làng game Việt như Kiếm Thế, Võ Lâm Truyền Kỳ, có tựa game nào mà không phải pay to win chứ. Tất nhiên, về cơ bản thì nếu chịu bỏ công sức và có kiến thức nhất định về game, người chơi cũng sẽ đạt được một mốc sức mạnh khá ổn mà không phải đầu tư quá khủng. Nhưng nếu để so bì với các đại gia nạp tiền thì tốt nhất nên quên ngay câu chuyện viễn tưởng ấy đi.
Câu chuyện ở đây là liệu có nên Pay to Win hay không? Với dân cày, câu trả lời chắc chắn là không rồi khi họ là những đối tượng lúc nào cũng ước mơ về một tựa game cày cuốc nhưng lại công bằng cho tất cả. Nhưng nếu nhìn nhận thực tế hơn, điều này đôi khi lại là tín hiệu tích cực cho làng game, khi nó chẳng những kích cầu, giúp cho các tựa game phát triển, được đầu tư hơn mà còn trực tiếp duy trì sự sống cho các studio game và NPH - nơi sẽ mang tới những siêu phẩm mới cho người chơi.
Thế nên, hãy chấp nhận một thực tế rằng với các tựa game cày cuốc, trọng tâm là PvP thay vì PvE thì việc pay tơ win gần như là lẽ sống. Còn nếu muốn game công bằng, so bì kỹ năng, các dòng game MOBA có lẽ là miền đất hứa đối với bạn, nơi người ta chi tiền suy cho cùng cũng chỉ để làm đẹp mà thôi.
Nạp tiền vào game có đáng - câu trả lời sẽ có cho từng người
Nhiều người cho rằng game là để giải trí, không nhất thiết và cần thiết phải phí phạm tiền vào đấy. Tốt thôi, đó là góc nhìn của bạn. Tuy nhiên suy cho cùng, game online cũng là một thú vui giải trí, sở thích của mỗi người, và việc bạn nguyện tiêu tiền để phục vụ mục đích giải trí tinh thần cũng chẳng có gì là sai trái cả. Đặc biệt với các game thủ chân chính. Bạn có thể khoe xe đẹp, đồ hiệu thì với các game thủ, nhân vật mạnh, đẹp lại chính là thứ khiến họ tự hào.
Tất nhiên, chữ "đáng" ở đây còn được hiểu theo rất nhiều nghĩa. Nếu bạn kiếm được 10 đồng, bỏ ra 1 đồng để nạp game giải trí thì chẳng có gì là không đáng. Nhưng nếu kiếm được một đồng mà lại tiêu tới 5 vào game thì hãy cẩn thận, WHO đã nhìn nhận nghiện game là một chứng bệnh tâm thần và nó hoàn toàn có cơ sở đấy.
Dũng CT sắp sửa cho ra mắt tựa game kinh dị "made in Việt Nam" do chính streamer này sản xuất, cộng đồng háo hức chờ siêu phẩm! Mới đây, Dũng CT đã có những chia sẻ về tựa game do chính anh và những người đồng đội trong team Đụt đồng hành sản xuất. Dũng CT đã là cái tên streamer quá đỗi quen thuộc với nhiều khán giả thích xem livestream, từ việc livestream "cho vui" thì anh đã thực sự bùng nổ với lượng người theo dõi cực...