Những lý do bảo hiểm giảm trừ tiền bồi thường khi ôtô bị tai nạn
Để tránh bị các công ty giảm bảo hiểm trừ bồi thường nếu ôtô xảy ra tai nạn, chủ xe cần lưu ý những trường hợp sau đây để phòng tránh.
Các chủ xe thường được khuyên mua bảo hiểm cho ôtô càng sớm càng tốt, đối với những ôtô mới thì nên mua ngay từ lúc đầu. Việc mua bảo hiểm cho xe ôtô giống như chuyển giao rủi ro, giúp chủ xe giảm được gánh nặng tài chính, đem lại cảm giác an tâm. Tuy nhiên, nếu không chú ý những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, vi phạm những trường hợp dưới đây thì khi xảy ra tai nạn, chủ xe sẽ bị công ty bảo hiểm giảm trừ bồi thường ôtô tai nạn.
Nếu vi phạm ở một số trường hợp thì khi xảy ra tai nạn, chủ xe sẽ bị công ty bảo hiểm giảm trừ bồi thường ôtô tai nạn.
Mức độ giảm trừ bồi thường bảo hiểm ôtô sẽ khác nhau, tùy thuộc vào từng vụ tai nạn và được chia thành 3 nhóm: Giảm trừ 10%; Giảm trừ 20 – 25%; Giảm trừ 50 – 100%.
Trường hợp giảm trừ 10%
Có 2 trường hợp chủ xe sẽ bị công ty bảo hiểm giảm trừ 10%. Một là chủ xe không thông báo cho công ty bảo hiểm trong vòng 5 ngày, kể từ ngày xảy ra tai nạn. Loại trừ trường hợp công ty bảo hiểm đã đến giảm định hiện trường và kiểm tra chiếc xe đó. Nếu xảy ra va chạm, chủ xe phải nằm viện, quá 5 ngày không có thời gian đi thông báo cho công ty bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ không thực hiện giảm trừ vì đây là trường hợp bất khả kháng.
Trường hợp thứ 2 là chủ xe, lái xe tự ý di rời khỏi hiện trường mà không thông báo cho cơ quan chức năng hay hãng bảo hiểm. Trừ trường hợp di rời để bảo vệ người, bảo vệ tài sản hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.
Để tránh bị giảm trừ bồi thường, các chủ xe cần giữ nguyên hiện trường và báo ngay cho công ty bảo hiểm, lực lượng chức năng.
Nếu bắt buộc phải di chuyển vì trường hợp tắc đường, gây ùn ứ,… thì chủ xe, tài xế hãy ghi hình, chụp lại hiện trường tai nạn trước khi đánh xe đi. Nếu không thể giữ nguyên hiện trường thì chủ xe hãy báo ngay cho công ty bảo hiểm rồi di chuyển xe đến nơi gần nhất và chụp lại.
Trường hợp giảm trừ 20 – 25%
Mức độ giảm trừ 20% hay 25% sẽ phụ thuộc vào từng công ty bảo hiểm khác nhau.
Video đang HOT
Trường hợp áp dụng giảm trừ đầu tiên là chủ xe hoặc lái xe tự ý tháo gỡ tài sản khi chưa có ý kiến của công ty bảo hiểm. Vì khi tự ý di chuyển hoặc tháo dỡ tài sản thì công ty bảo hiểm sẽ không có căn cứ để xác định nguyên nhân tai nạn và mức độ thiệt hại.
Nếu trường hợp các chủ xe bắt buộc phải tháo gỡ một số bộ phận của xe do phải cứu người hoặc cứu hàng hóa thì đây là trường hợp bất khả kháng, do đó công ty bảo hiểm sẽ không áp dụng giảm trừ bồi thường.
Trường hợp thứ 2 liên quan đến tốc độ. Nếu lái xe chạy quá tốc độ cho phép 20% và có kết luận bằng văn bản của cơ quan chức năng thì công ty bảo hiểm sẽ giảm trừ bồi thường.
Trường hợp giảm trừ 50 – 100%
Chủ xe tự ý thỏa thuận với người thứ 3; chủ xe hoặc lái xe không trung thực trong việc khai báo và cung cấp hồ sơ của vụ tai nạn; không bảo lưu quyền đòi bồi thường đối với người thứ 3. Nói cách khác, chủ xe và người gây tai nạn tự ý hòa giải với nhau mà không thông báo với công ty bảo hiểm. Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm sẽ giảm trừ bồi thường từ 50% – 100%.
Việc không trung thực trong việc cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ trong hồ sơ bồi thường; không tạo điều kiện thuận lợi cho công ty bảo hiểm trong quá trình xác minh tính chân thực của các thông tin, tài liệu trong chứng từ đó, chủ xe cũng có thể bị công ty bảo hiểm tiến hành giảm trừ từ 50% – 100% số tiền bảo hiểm tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình huống.
Nếu tự ý thỏa thuận với bên thứ 3 thì sẽ bị công ty bảo hiểm giảm trừ bồi thường từ 50% – 100%.
Ngoài ra, còn có những trường hợp giảm trừ bồi thường khác như:
- Xe chở quá tải hoặc chở quá số người từ 20% – 50%.
- Xe kinh doanh vận tải sẽ có mức bảo hiểm cao hơn xe không kinh doanh vận tải. Nếu chủ xe mua bảo hiểm và khai báo là xe không kinh doanh vận tải để giảm chi phí bảo hiểm, thì khi công ty bảo hiểm phát hiện ra cũng sẽ bị áp dụng giảm trừ bồi thường.
- Công ty bảo hiểm áp dụng giảm trừ bồi thường theo số phí thực nộp và số phí phải nộp. Ví dụ, nếu xe ôtô của bạn phải đăng ký bảo hiểm 15 triệu, nhưng bạn cố tình khai báo giá trị xe thấp hơn, mục đích sử dụng xe không đúng,… để được đóng bảo hiểm thấp hơn thì khi công ty bảo hiểm phát hiện ra cũng sẽ giảm trừ bồi thường tương ứng số phí bạn nộp còn thiếu.
Để tránh bị giảm trừ bồi thường thì các chủ xe cần yêu cầu người bán tư vấn thật kỹ các quy tắc, điều khoản hợp đồng bảo hiểm. Nếu xảy ra rủi ro, hãy gọi điện ngay cho bên bảo hiểm rồi làm theo hướng dẫn và cố gắng giữ nguyên hiện trường. Lưu ý là không tự thỏa thuận với bên thứ 3 vì có thể sẽ bị công ty bảo hiểm từ chối bồi thường.
6 điều cần cân nhắc trước khi mua ô tô điện
Ô tô điện hiện vẫn còn là phương tiện khá mới mẻ nên càng khiến người mua phải 'nâng lên, đặt xuống' nhiều hơn. Trước khi mua xe mới, khách hàng thường cảm thấy băn khoăn, chưa biết nên mua ô tô nào phù hợp với mình.
Ô tô điện hiện vẫn còn là phương tiện khá mới mẻ nên càng khiến người mua phải "nâng lên, đặt xuống" nhiều hơn.
Cân nhắc khả năng tài chính
So với xe xăng, dầu truyền thống, ô tô điện thường có giá cao hơn. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ về khả năng tài chính của mình. Tại Việt Nam hiện nay mới có một vài mẫu ô tô điện bán chính hãng như VinFast VF e34, VinFast VF8, VinFast VF9, Porsche Taycan và Audi e-tron GT.
Trong đó, rẻ nhất là VinFast VF e34 với giá khởi điểm từ 690 triệu đồng. VinFast VF8 là 1,094 tỷ đồng với bản Eco và 1,263 tỷ đồng với bản Plus nếu người mua thuê pin. Nếu mua đứt pin, giá của VinFast VF8 sẽ là 1,478 tỷ đồng với bản Eco và 1,646 tỷ đồng với bản Plus.
VinFast VF e34 hiện là mẫu ô tô điện chính hãng giá rẻ nhất tại Việt Nam
Tiếp đến là VinFast VF9 với giá 1,491 tỷ đồng với bản Eco và 1,685 tỷ đồng với bản Plus nếu thuê pin. Hai con số tương ứng khi mua đứt pin là 1,97 tỷ đồng và 2,178 tỷ đồng. Cao cấp hơn nữa là Audi e-tron GT với giá từ 5,2 tỷ đồng và Porsche Taycan (4,76 - 9,55 tỷ đồng).
Ngoài tiền mua xe ban đầu, bạn còn nên cân nhắc đến chi phí thuê pin hàng tháng. Với VinFast VF e34, bạn có thể chọn gói thuê pin cố định và linh hoạt. Với gói thuê pin linh hoạt, khách hàng cần trả chi phí 657.500 đồng/tháng cho quãng đường 500 km. Nếu chạy quá 500 km, khách hàng phải trả thêm 1.315 đồng/km phụ trội. Trong khi đó, với gói thuê pin cố định, khách hàng cần trả chi phí 1.805.000 đồng/tháng, không giới hạn số km di chuyển.
Với VinFast VF8 và VF9, nếu đặt mua xe trước ngày 1/9/2022, khách hàng sẽ được chọn gói thuê pin cố định hoặc linh hoạt. Gói thuê pin linh hoạt của VinFast VF8 có chi phí là 990.000 đồng/tháng cho quãng đường 500 km, chi phí phát sinh cho mỗi km đi quá là 1.980 đồng. Trong khi đó, gói thuê pin cố định của VinFast VF8 có chi phí là 2.189.000 đồng/tháng, không giới hạn số km di chuyển. Với VinFast VF9, chi phí của gói thuê pin linh hoạt là 1.100.000 đồng/tháng cho 500 km, khi đi quá cần trả thêm 2.200 đồng/km. Với gói thuê pin cố định, người dùng VinFast VF9 cần bỏ ra số tiền 3.091.000 đồng/tháng, không giới hạn số km di chuyển.
Với những khách hàng đặt mua xe sau ngày 1/9/2022 thì chỉ được chọn gói thuê pin cố định với giá 4,95 triệu đồng/tháng cho VinFast VF8 và 6,49 triệu đồng/tháng với VF9. Chi phí thuê pin này được cố định trong suốt vòng đời của sản phẩm và được gắn theo số VIN của xe thay vì chủ sở hữu, đề phòng trường hợp chuyển nhượng xe.
Cân nhắc nhu cầu di chuyển
Mẫu ô tô điện chính hãng có phạm vi chuyển ngắn nhất tại Việt Nam hiện nay là VinFast VF e34 với 300 km sau khi sạc. Trong khi đó, VinFast VF8 có thể đi được tối đa 460 km ở bản Eco và 510 km ở bản Plus. Hai con số tương ứng của VinFast VF9 là 438 km với bản Eco và 423 với bản Plus. Với Porsche Taycan, quãng đường đi được là 431 km nếu dùng pin Performance Battery và 452 km nếu dùng pin Performance Battery Plus. Riêng Audi e-tron GT có thể đi được 472 km với bản RS GT và 488 km với bản GT sau khi sạc đầy pin.
Dựa trên những thông số trên, bạn có thể cân nhắc lựa chọn mẫu ô tô điện có phạm vi di chuyển phù hợp với nhu cầu của bản thân. Nếu bạn chỉ có nhu cầu di chuyển trong nội thành và thường xuyên đi quãng đường ngắn, tất cả những mẫu ô tô điện kể trên đều có thể đáp ứng. Lúc này, điều bạn cần cân nhắc là khả năng tài chính. Tuy nhiên, nếu hay phải đi xa, bạn cần chọn loại xe có phạm vi di chuyển dài và dùng được sạc nhanh.
Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ rằng phạm di vi chuyển của ô tô điện chỉ là ước tính và có thể thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như khi bạn chạy trên cao tốc thì xe sẽ nhanh hết pin hơn chạy trong nội thành. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phạm vi di chuyển của xe. Khi trời rất nóng hoặc rất lạnh, xe sẽ chạy được quãng đường ngắn hơn bình thường. Do đó, hãy trừ hao cả những yếu tố này để chọn chiếc ô tô điện có phạm vi di chuyển phù hợp với nhu cầu của bạn.
Các cấp độ sạc
Hiện nay, ô tô điện có các cấp độ sạc là cấp độ 1 (110V), cấp độ 2 (240V) và cấp độ 3 (sạc nhanh DC). Nếu thường xuyên phải đi xa và cần dừng lại trên đường để sạc, bạn nên chọn loại ô tô điện dùng được bộ sạc nhanh với công suất từ 50 kW trở lên để rút ngắn thời gian sạc cũng như thời gian di chuyển.
Chỗ sạc
Trước khi mua ô tô điện, hãy cân nhắc xem bạn có thể sạc tại nhà hay không. Với những người sở hữu nhà riêng, có sân rộng hoặc gara thì việc sạc tại nhà không có gì khó. Bạn có thể dùng bộ sạc chậm tiêu chuẩn đi kèm theo xe và sử dụng điện dân dụng 220V tại nhà. Tuy nhiên, bộ sạc này có tốc độ khá chậm. Nếu muốn nhanh hơn, người dùng ô tô điện có thể bỏ thêm tiền lắp bộ sạc treo tường tại nhà. Ví dụ như bộ sạc treo tường của 7,4 kW của VinFast, giúp tăng dung lượng pin từ 10 - 80% trong thời gian khoảng 4,5 tiếng. Giá của bộ sạc pin treo tường này là 9,4 triệu đồng.
Với những người sống ở chung cư, bạn hãy tìm hiểu xem nơi bạn sống có trạm sạc công cộng không. Nếu nơi bạn sống không có hoặc rất ít trạm sạc công cộng thì ô tô điện có lẽ chưa phải là lựa chọn hợp lý dành cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn ô tô của các hãng lắp đặt nhiều trạm sạc tại các tỉnh, thành để thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Trước khi mua ô tô điện, hãy tìm hiểu xem nơi bạn ở có nhiều trạm sạc công cộng hay không
Không gian nội thất và khoang hành lý của xe
Trước khi mua ô tô điện, hãy cân nhắc xem bạn có nhu cầu chở nhiều người và nhiều đồ không. Nếu thường xuyên chở bạn bè, người thân đi chơi, bạn sẽ cần một chiếc xe có không gian nội thất và khoang hành lý tương đối rộng rãi. Vì không dùng động cơ đốt trong nên một số mẫu ô tô điện hiện nay còn có thêm cốp nhỏ bên dưới nắp ca-pô để người dùng chứa đồ. Cũng cần phải lưu ý rằng, nếu bạn chở nhiều người và nhiều đồ thì sẽ làm giảm phạm vi di chuyển của ô tô điện.
Chọn mua ô tô điện với nội thất và khoang hành lý phù hợp với nhu cầu sử dụng
Bảo hiểm
Do ô tô điện vẫn còn mới mẻ và lại dùng pin nên chi phí bảo hiểm dành cho loại phương tiện này có thể cao hơn xe xăng, dầu truyền thống. Vì vậy, trước khi mua ô tô điện, bạn nên tìm hiểu kỹ về các chính sách bảo hiểm dành cho ô tô điện, ví dụ như bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm vật chất, bảo hiểm cháy nổ... để được hỗ trợ tốt nhất khi có sự cố xảy ra.
5 bước bạn cần thực hiện khi xe ô tô bị hư hỏng do thời tiết Dưới đây là 5 bước quan trọng bạn cần thực hiện khi xe của mình bị hỏng do nước lũ hay gió lốc.Theo KBB Bước đầu tiên chủ xe nên gọi cho công ty bảo hiểm để báo cáo về những thiệt hại của xe. Bạn cần có báo cáo về mức độ thiệt hại cụ thể, chi tiết và thông báo cho...