Những lưu ý với doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Mali
Trong bối cảnh Mali bị cấm vận, doanh nghiệp Việt Nam cần bám sát diễn biến tình hình chính trị, những thay đổi về chính sách kinh tế của Mali và thận trọng trong giao dịch.
Trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) áp đặt lệnh cấm vận đối với Mali, ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Mali, cho rằng lệnh trừng phạt kinh tế này của ECOWAS đã gây tác động không nhỏ đối với Mali nói chung và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mali nói riêng.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Tham tán Hoàng Đức Nhuận cho rằng trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và bất ổn chính trị tại Mali, đặc biệt là việc các nước láng giềng đóng cửa biên giới và Ngân hàng Trung ương các quốc gia Tây Phi phong tỏa giao dịch với quốc gia này, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Mali năm 2020 sẽ giảm mạnh do trở ngại trong việc vận chuyển hàng hóa vào Mali và khó khăn thanh toán tiền hàng từ lệnh cấm vận.
Ông Hoàng Đức Nhuận nhấn mạnh doanh nghiệp Việt Nam cần bám sát diễn biến tình hình chính trị, những thay đổi về chính sách kinh tế của Mali và thận trọng trong giao dịch.
Video đang HOT
Hiện tại, một số vấn đề đã xảy ra khi giao dịch với thị trường Mali như hàng đến cảng chậm hơn so với thời hạn do đại dịch COVID-19, hàng hóa không thể vào Mali do các nước láng giềng có cảng biển đóng cửa biên giới trên bộ với quốc gia Tây Phi này, hoặc các nhà nhập khẩu không thể thanh toán từ ngân hàng tại Mali do bị phong tỏa giao dịch quốc tế.
Một điểm lưu ý nữa là thời gian vận chuyển hàng bằng đường biển từ Việt Nam đến một cảng ở Tây Phi như Dakar của Senegal khá lâu, từ 45-60 ngày. Đây là những trường hợp bất khả kháng mà doanh nghiệp cần tính đến khi giao dịch với Mali trong thời điểm hiện tại. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ đối tác để tránh các rủi ro thương mại.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mali đạt 38,9 triệu USD, tăng gần 11 lần so với năm 2018, với các mặt hàng xuất khẩu chính gồm dầu thô (27 triệu USD), ximăng (10,5 triệu USD), hải sản, hạt tiêu, gạo, sản phẩm chất dẻo…
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mali đạt 28,49 triệu USD, tăng 24% so với năm 2018. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính gồm bông các loại (chiếm tới 28 triệu USD), hạt điều, đồng, máy vi tính, sản phẩm sắt thép…
ECOWAS gồm 15 nước Tây Phi, trong đó Mali là thành viên, đã áp đặt lệnh cấm vận và các biện pháp trừng phạt kinh tế với Mali sau khi xảy ra cuộc đảo chính hồi tháng trước.
ECOWAS đã tuyên bố đóng cửa biên giới trên bộ, trên không cũng như ngừng mọi giao dịch kinh tế, thương mại và tài chính giữa 14 nước thành viên với Mali, đồng thời kêu gọi các đối tác cũng làm như vậy.
Tổ chức này cũng cho biết đã tạm thời loại Mali khỏi các cơ quan hoạch định chính sách của ECOWAS.
Sau quyết định trên, Ngân hàng các quốc gia Tây Phi (BCEAO) đã có thư gửi các ngân hàng, cơ sở tài chính trực thuộc yêu cầu tạm ngừng giao dịch với Mali./.
Đà Nẵng đề xuất gỡ khó cho doanh nghiệp sau dịch COVID-19
Ngày 17/9, ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Đà Nẵng cho biết, đơn vị này đã nghiên cứu và đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhiều giải pháp nhằm gỡ khó cho các cá nhân, doanh nghiệp tại Đà Nẵng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ tại Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Cụ thể, trong công văn số 811/ĐAN-TH&KSNB gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng đã có 3 đề xuất. Theo đó, đầu tiên là xem xét, điều chỉnh mở rộng thêm đối tượng được áp dụng Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 cho các khoản giải ngân sau ngày 23/02/2020 và phát sinh nghĩa vụ trả nợ từ 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 6 đến 12 tháng kể từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng cũng kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên cả nước có hình thức ưu đãi riêng với địa bàn Đà Nẵng, xem xét cân đối giảm lãi suất vay để hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp và giữ nguyên nhóm nợ của tất cả các khoản vay đến hạn. Đối với khoản cho vay mới, có sản phẩm, cơ chế đặc thù riêng cho khu vực Đà Nẵng với lãi suất ưu đãi để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Theo ông Võ Minh, do Thông tư 01/2020/TT-NHNN có quy định, các khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 mới được phép xem xét cơ cấu lại nợ. Nhưng thực tế trên địa bàn Đà Nẵng, người dân và các doanh nghiệp có nhu cầu vay mới vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đợt dịch COVID-19 thứ 2 vừa qua. Từ cuối tháng 7 đến nay, phần lớn các hoạt động kinh tế - xã hội đã bị đóng băng và tất cả các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, cần sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN để đáp ứng được nhu cầu thực tế tại Đà Nẵng.
Sau khi Ngân hàng nhà nước cho phép sửa đổi 01/2020/TT-NHNN thì các ngân hàng thương mại sẽ có căn cứ để ban hành các chính sách riêng biệt đối với Đà Nẵng. Nếu chưa sửa đổi Thông tư này thì sẽ khó có điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại chỉ có thể xem xét cho vay mới với mức lãi suất hợp lý hơn, tùy theo tính toán khả năng tài chính của từng ngân hàng.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, dư nợ tín dụng trên địa bàn Đà Nẵng tính đến thời điểm hiện tại là khoảng 175.000 tỷ đồng; trong đó, có khoảng 56.000 tỷ dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Đến cuối tháng 7/2020, ngành ngân hàng đã cơ cấu lại nợ đối với các khách hàng trên địa bàn Đà Nẵng. Đối với dư nợ được cơ cấu lại, được miễn giảm lãi là khoảng 11.500 tỷ; trong đó, số khách hàng được cơ cấu lại nợ khoảng 3.710 khách hàng, thực chất đã giảm lãi được 26 tỷ.
Bên cạnh đó, ngành ngân hàng thành phố cũng đã cho vay mới đối với các nhu cầu của doanh nghiệp cũng như của cá nhân là 21.000 tỷ (sau đợt chống dịch COVID-19 đầu tiên). Sau đợt chống dịch thứ 2 này, các doanh nghiệp cũng như cá nhân trên địa bàn Đà Nẵng hiện gặp rất nhiều khó khăn, cần được hỗ trợ kịp thời.
Nín thở chờ kết quả quý III Giao thương quốc tế đang dần được kết nối trở lại khi Việt Nam không có thêm các ca mắc Covid-19 mới trong nhiều ngày qua. Câu chuyện kinh doanh, đầu tư, đón cơ hội từ nay đến cuối năm đã lấn át nỗi lo về dịch bệnh, trở thành tâm điểm quan tâm của nhiều người. Trên TTCK Việt Nam, bức tranh...