Những lưu ý về chính sách và triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2019
Trong quý 1 vừa qua, có 43,5 nghìn doanh nghiệp đăng kí thành lập mới hoặc quay trở lại hoạt động, nhưng cũng có tới 14,8 nghìn doanh nghiệp tạm dừng hoạt động (tăng 20,8%); 15,3 nghìn doanh nghiệp chờ giải thể và 4,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 23,9%). Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn khá yếu và môi trường kinh doanh cần tiếp tục được cải thiện.
Môi trường kinh doanh cần tiếp tục được cải thiện
Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2019 vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trong quý 1/2019, thế giới chứng kiến nhiều biến động. Mặc dù tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì ở mức khá, nhưng kinh tế Mỹ và Trung Quốc trở nên bấp bênh hơn do cả những vấn đề nội tại lẫn căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia.
Trong khi đó, nền kinh tế châu Âu có nhiều bất ổn trước áp lực của đàm phán Brexit cũng như các chia rẽ khác trong nội khối. Tăng trưởng cao nhất vẫn thuộc về nhóm nước ASEAN. Tuy nhiên, việc các liên kết kinh tế lớn trên thế giới rạn nứt đã, đang và sẽ gây không ít những bất ổn cho nhóm các nước này, trong đó có Việt Nam, đặc biệt trong hoạt động thương mại và toàn cầu hoá.
Cũng theo Báo cáo của VEPR, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý 1 ở mức 6,79%, thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (7,45%). Tốc độ tăng của một số ngành có dấu hiệu chậm lại. Đáng lưu ý là sự sụt giảm mạnh của chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm qua vào tháng 2/2019, do sự sụt giảm về lượng việc làm và hàng tồn kho khiến mức độ lạc quan của nhà sản xuất cũng giảm đáng kể.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, tăng trưởng của nền kinh tế vẫn tiếp tục phụ thuộc vào FDI và xuất khẩu của khu vực này trong khi cổ phần hóa khu vực doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục dậm chân tại chỗ.
Video đang HOT
Báo cáo của VEPR cũng chỉ rõ, trong quý 1 vừa qua, có 43,5 nghìn doanh nghiệp đăng kí thành lập mới hoặc quay trở lại hoạt động, nhưng cũng có tới 14,8 nghìn doanh nghiệp tạm dừng hoạt động (tăng 20,8%); 15,3 nghìn doanh nghiệp chờ giải thể và 4,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 23,9%). Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn khá yếu và môi trường kinh doanh cần tiếp tục được cải thiện.
Cần ưu tiên hàng đầu là điều hành tỷ giá linh hoạt
Đưa ra những lưu ý về chính sách và triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2019 trong Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2019, VEPR chỉ rõ, lạm phát quý 1/2019 mặc dù ở mức vừa phải nhưng có xu hướng tăng trước những điều chỉnh giá điện và xăng dầu gần đây. Tác động của các cú sốc này tới giá cả trong nước có thể kéo dài tới nhiều tháng tiếp theo, nên đòi hỏi sự điều hành thận trọng từ phía Ngân hàng Nhà nước đối với tăng trưởng cung tiền và tín dụng trong thời gian tới.
“Sức ép từ tiến trình bình thường hóa tiền tệ ở các nền kinh tế lớn trên thế giới đã giảm bớt. Điều này sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước bớt áp lực hơn trong việc điều hành tỷ giá và lãi suất. VEPR cho rằng, hai biến số này sẽ không có sự biến động nhiều trong năm 2019 và có thể nằm trong mức mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, chính sách tiền tệ cần thích ứng kịp thời với các biến động kinh tế”, Báo cáo của VEPR nêu rõ.
Vì vậy, cần ưu tiên hàng đầu là điều hành tỷ giá linh hoạt, nhằm hấp thụ bớt tác động từ các cú sốc bên ngoài. Lãi suất nên được giữ mức ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường vốn, đặc biệt đối với các ngành đang trên đà tăng tưởng và tiềm năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, việc hạ thấp đòn bẩy và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng cũng cần được tiếp tục tiến hành.
Báo cáo của VEPR cũng nhấn mạnh, sự chuyển dịch của dòng FDI vào Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ CPTPP, EVFTA và phòng ngừa rủi ro từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung là một điểm cần chú ý khác trong năm nay.
Bằng chứng, trong quý 1/2019, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Dòng vốn từ Trung Quốc ngoài những tích cực đem lại cho việc làm và tăng trưởng, thì cũng có thể kéo theo những rủi ro về môi trường và quản lý lao động nước ngoài. “Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước. Cổ phần hóa khu vực doanh nghiệp Nhà nước gần như không có sự tiến triển trong suốt một năm qua. Khó khăn trong quá trình định giá tài sản và tâm lý sợ trách nhiệm dường như đang là những rào cản chính của quá trình này”, Báo cáo của VEPR chỉ rõ.
Cuối cùng, VEPR cũng đưa ra khuyến nghị, ở mức độ dài hạn hơn, Việt Nam cần từng bước xây dựng đệm tài khóa, trước tiên thông qua việc tinh giản bộ máy nhà nước và cắt giảm chi tiêu thường xuyên. Một khi vấn đề thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh chưa được giải quyết, những thành tích về tăng trưởng hay lạm phát đang phải dựa vào một nền tảng bấp bênh.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Hợp tác với các doanh nghiệp EU sẽ là bệ phóng lớn cho sự phát triển của Việt Nam
Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao đã phát biểu như vậy tại lễ ra mắt ấn bản thứ 11 của ấn phẩm thường niên Sách Trắng 2019 của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam diễn ra vào sáng 14/3 tại Hà Nội.
Lễ ra mắt Sách Trắng diễn ra song song cùng với sự kiện "EVFTA - Đổi mới và số hóa công nghiệp vì một Việt Nam thịnh vượng" do EuroCham phối hợp cùng Bộ Ngoại giao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch EuroCham cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã thành công trong việc chuyển đổi Việt Nam từ một trong những nước kém phát triển thành một quốc gia có thu nhập trung bình, hiện đại, đang phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, Việt Nam có nhiều cơ hội thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có FTA thế hệ mới như EVFTA.
Toàn cảnh lễ ra mắt Sách Trắng và sự kiện "EVFTA - Đổi mới và số hóa công nghiệp vì một Việt Nam thịnh vượng". (Ảnh: QĐND)
Mặc dù bày tỏ mong muốn Việt Nam có thể khai thác trọn vẹn lợi ích của EVFTA, song ông Nicolas Audier cho rằng điều quan trọng là Việt Nam phải tiếp thu các kiến nghị, cải thiện khung pháp lý và môi trường kinh doanh.
Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, hợp tác với các doanh nghiệp EU sẽ là bệ phóng lớn cho sự phát triển của Việt Nam. EVFTA được ký kết thành công sẽ giúp EU tăng trưởng GDP là 2,9%, còn Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng 10-15%.
Việt Nam cam kết đảm bảo môi trường mở, minh bạch cho các nhà đầu tư châu Âu. Qua đó, ông Bùi Thanh Sơn đề nghị EuroCham hợp tác mạnh mẽ hơn nữa để sớm thúc đẩy phê chuẩn EVFTA.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn gợi ý việc ký kết tốt nhất nên trong nhiệm kỳ này của Nghị viện châu Âu, khi làn sóng bảo hộ đang diễn ra, đồng thời cho rằng, với EVFTA, các sản xuất thuốc và máy móc của châu Âu sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn thị trường Việt Nam.
Đề cập đến kinh tế và đổi mới công nghệ, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, phát biểu: Việt Nam đang có cơ sở pháp lý hỗ trợ phát triển kinh tế số tương đối đầy đủ, cho thấy sự sẵn sàng của Việt Nam. Vì thế, Việt Nam mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự đầu tư, ủng hộ của các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có EuroCham để có lộ trình phát triển phù hợp.
Trong khi đó, ông Denis Brunetti, đồng Chủ tịch EuroCham nhận định, thời gian tới, con đường phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ chủ yếu đến từ nền kinh tế kỹ thuật số.
Ông Denis Brunetti, sự kết hợp giữa EVFTA và cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu và cộng đồng quốc tế. Cách mạng công nghiệp 4.0, thông qua quá trình số hóa diễn ra ở khắp các ngành nghề, sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam: cạnh tranh hơn, đổi mới hơn và chuẩn bị tốt hơn nắm bắt cơ hội tiềm năng.
Trong khi đó, EVFTA sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam, giúp người tiêu dùng tiếp cận tốt hơn với đa dạng hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao từ châu Âu.
Sách Trắng lần thứ 11 chú trọng vào tiềm năng phát triển kinh tế tại Việt Nam, bao gồm 20 chương, với nội dung trải dài ở nhiều lĩnh vực. Ấn bản cũng nêu những vấn đề then chốt đối với hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra những đề xuất hành động, hướng đi cụ thể mà Chính phủ có thể thực hiện để cải thiện môi trường kinh doanh và hệ thống pháp lý của Việt Nam, thúc đẩy thương mại và đầu tư từ châu Âu, cũng như nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường toàn cầu.
Nguyệt Minh
Theo DNVN
Vượt Thái Lan, Việt Nam lọt top 10 các quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng logistics năm 2019 10 quốc gia đứng đầu bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Indonesia, Malaysia, Ả rập Saudi, Mexico, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Thái Lan xếp sau Việt Nam 1 bậc còn Philippines kém 10 bậc. Đây là chỉ số được xem là thước đo đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể...