Những lưu ý về ăn uống trong ngày Tết
Để những ngày đầu năm được cả sức khoẻ lẫn tiền tài, bạn nên lưu ý đến cách ăn uống của mình và mọi người trong gia đình. Vui chơi nhưng vẫn phải điều độ!
Vào dịp Tết, trong bầu không khí nhộn nhịp đón Xuân, mọi người ai cũng muốn thoải mái. Tâm lý này đôi khi dẫn đến việc ăn uống quá độ, thiếu kiểm soát, vì thế bạn nên:
Ăn uống có chừng mực, nghĩa là chỉ ăn khi cảm thấy đói bụng và không nên ăn thêm khi bụng đã quá no.
Hạn chế ăn nhiều thịt, hãy ăn cá. So với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cá cung cấp thành phần protein “chất lượng cao” và an toàn bằng cách tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Nó đồng thời giúp bình ổn tinh thần trong những cuộc chè chén say sưa ngày Tết.
Nên ăn uống một cách có ý thức và ngon miệng thay vì ăn theo mọi người.
Nên ăn theo nhịp độ đều đặn để giảm bớt lượng thực phẩm tiêu thụ so với việc ăn uống thất thường trong ngày Tết. Tốt nhất, nên duy trì ba bữa chính trong ngày.
Video đang HOT
Thực phẩm đa năng ngày Tết
Ngày Tết, bạn có thể trữ thêm một số loại rau củ như cải xoăn, cải bó xôi, khoai lang, dâu tây… Đây là những loại rau giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể một cách hữu hiệu.
Rau cải xoăn: Loại rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, đặc biệt khi bạn ăn uống nhiều vào các ngày lễ hội. Ăn rau cải xoăn mỗi ngày giúp cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Cải xoăn giúp ngừa bệnh ung thư. Nó còn chứa nhiều vitamin K, là loại vitamin cần thiết cho sức khoẻ của xương, các động mạch… Rau cải xoăn cũng giàu vitamin C và Bêta carotène rất tốt cho thị lực.
Khoai lang: Được xem là kho dưỡng chất vô tận. Khoai lang chứa ít chất béo, nhiều loại vitamin, chất khoáng và chất xơ tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt, thành phần Bêta carotène của khoai lang có tác dụng kháng oxy hoá, cần thiết cho mắt và ngừa bệnh ung thư. Loại củ có màu cam này còn chứa nhiều vitamin A. Ngoài ra, để kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể, bạn nên ăn khoai lang vì nó có chỉ số Glycemic thấp hơn so với loại củ khác cũng như giúp giảm bớt nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim.
Dâu tây: Ăn dâu tây có tác dụng ngừa một số bệnh như tim mạch, ung thư và Alzheimer. Dâu tây còn chưa nhiều vitamin C, chỉ một ly dâu tây cũng đủ cung cấp cho bạn lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Thường xuyên ăn dâu tây sẽ giúp giảm bớt bệnh tim mạch hoặc đột quỵ.
Rau cải bó xôi: Đây là thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ. Thành phần Kali trong cải bó xôi nhiều gấp bốn lần và thanh phần Folate nhiều gấp bảy lần so với các loại rau khác. Cải bó xôi cũng giàu vitamin A, vitamin E, ma nhê. Loại rau này được xem là thực phẩm kích hoạt cho trí não có khuynh hướng giảm sút do tuổi tác gây ra.
Phòng bệnh ngày Tết
Nếu bạn đang có bệnh hoặc cơ thể không khỏe, việc ăn uống mấy ngày Tết cần thận trọng hơn:
Không nên ăn thực phẩm sinh lạnh, khó tiêu và chua như chanh, mơ và các loại gia vị như chanh, mơ và các loại gia vị như tiêu, ớt, tỏi… nếu bị viêm loét bao tử.
Những thức uống kích thích như trà, cà phê, rượu hoàn toàn không thích hợp nếu bạn bị suy nhược thần kinh, vì chúng có khuynh hướng làm khó ngủ.
Bia rượu, thực phẩm béo và ngọt người bị bệnh viêm gan cấp tính không nên ăn uống.
Nếu bị viêm thận, bạn cần hạn chế tối đa thực phẩm mặn và nhiều protein như dưa nộm, dưa muối, nước mắm, thịt bò, trứng, chuối và thịt dê.
Nếu có bệnh tiểu đường, không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, mứt, kẹo…
Những người có bệnh đường ruột cần kiêng ăn thực phẩm có tính lạnh như dưa hấu, lê, vải, nhãn, không uống rượu và mật ong.
Da gà, đồ hộp, thịt vịt cần tránh đối với người bị viêm tuyến tuỵ và mật.
Các món chiên, nướng nếu bị cao huyết áp cũng không nên ăn.
Cuối cùng, dù là ngày Tết bạn cũng nhớ rèn luyện thể chất đều đặn. Điều này giảm bớt những căng thẳng, đặc biệt khi bạn phải đi đây đó nhiều. Hãy thu xếp thời gian biểu hợp lý để bảo đảm tập đủ mỗi ngày từ 15 đến 30 phút.
Theo Món ngon