Những lưu ý ‘vàng’ để vượt qua nỗi sợ mổ trĩ
Nhiều bệnh nhân trĩ nặng thường được chỉ định phẫu thuật, tuy nhiên không ít người lại chần chừ do sợ đau, sợ cảm giác “buốt tận óc” mỗi lần đi vệ sinh sau mổ, lo lắng chuyện nhiễm trùng hay mổ xong liệu trĩ còn quay lại không…
“3 cần” để mổ trĩ không đau và hạn chế tái phát
Với sự phát triển của y học của hiện nay, người bệnh có thể vượt qua nỗi sợ mổ đau bằng cách lựa chọn các phương pháp phẫu thuật mới ít xâm lấn như Longo. Cụ thể trong phương pháp này, các thao tác được thực hiện ở vùng không có cảm giác đau và nhanh chóng.
Chỉ quan tâm đến phương pháp điều trị là chưa đủ, người bệnh còn cần đặc biệt chú ý vấn đề chăm sóc sau mổ.
TS. BS. Thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn (Phó Giám đốc, Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc) cho biết: “Những vấn đề mà người bệnh lo lắng nhất nằm ở giai đoạn này. Họ băn khoăn không biết nên vệ sinh vết mổ thế nào. Nhiều người thậm chí không dám ăn uống nhiều, chỉ uống sữa hoặc cháo loãng… vì sợ đi đại tiện ảnh hưởng đến vết mổ vừa đau lại vừa có thể dẫn tới nhiễm trùng.”
Nguyên nhân là vì trĩ nằm ở vị trí vùng hậu môn, do đó sau phẫu thuật cắt trĩ nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc và vệ sinh đúng cách sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng.
TS. BS. Thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn có hơn 40 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị trĩ
Video đang HOT
Để giúp người bệnh vượt qua những vấn đề này, bác sĩ Lê Minh Sơn gói gọn trong “3 cần”: Cần giữ vết mổ khô thoáng, sạch sẽ; cần ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa; cần tái khám theo lời hẹn của bác sĩ sau khi mổ.
Về vấn đề vệ sinh vết mổ người bệnh cần rửa nhẹ nhàng, tránh cọ xát mạnh dẫn tới chảy máu, nhiễm trùng hậu môn. Vùng hậu môn luôn phải khô thoáng, sạch sẽ. Tuyệt đối không bôi thuốc, ngâm hậu môn khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Chế độ ăn uống hàng ngày phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể sau phẫu thuật nhưng đồng thời nên chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như các loại rau, hoa quả, uống nhiều nước… để đi vệ sinh dễ dàng hơn. Tránh xa các loại đồ ăn cay nóng và chất kích thích như rượu, bia…
“Đặc biệt bệnh nhân cần tái khám theo đúng lịch hẹn. Không chỉ là để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe sau mổ mà còn tư vấn, truy tìm tận gốc nguyên nhân gây ra trĩ để từ đó có biện pháp điều trị triệt để. Có như vậy thì mới giải quyết được “gốc rễ” của vấn đề, ngăn chặn trĩ tái lại”, BS Sơn nhấn mạnh.
Mổ trĩ “nhẹ như không” ở Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Cách đây nhiều năm, anh T.V.T (38 tuổi, Hà Nội) trong vai trò người nhà cũng từng “tay xách nách mang” đủ thứ đồ dùng đi chăm anh trai mổ trĩ.
“Nghĩ khổ gì đâu, mình con trai nên vụng lúc vệ sinh vết mổ cứ lóng ngóng. Phòng thì bao nhiêu người, mỗi lần thay băng ông ấy ngại đỏ hết cả mặt. Chưa kể lần đầu đi vệ sinh đau thấu trời nên anh mình không dám ăn gì nhiều. 1 tuần ra viện mà sụt mất 5kg”, anh T.V.T cho hay.
Thế nên khi biết bản thân phải phẫu thuật cắt trĩ, anh T không tránh khỏi lo lắng. Anh phải nhờ vợ và cậu em út đi theo để hỗ trợ vì nghĩ nhiều việc phải làm, 1 người xoay xở không nổi. Tuy nhiên, khi quyết định đăng kí thực hiện mổ trĩ ở Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, nỗi lo lắng của anh T đã không còn.
“Lúc khám, bác sĩ có nói là gia đình đi làm công tác động viên thôi, còn đâu cứ về nghỉ ngơi, không phải làm gì. Ban đầu mình cứ tưởng đùa ai ngờ sau đúng là không ai phải đụng tay vào cái gì thật”, anh T kể lại.
Tại khu vực Điều trị của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, anh T được nằm phòng riêng đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ. Hàng ngày đều có điều dưỡng phụ trách đến kiểm tra sức khỏe và thực hiện vệ sinh vết mổ. Đều đặn 3 bữa/ngày sẽ có nhân viên y tế đưa suất ăn đến tận giường. Tất cả các suất ăn này đều được thiết kế riêng cho bệnh nhân trĩ để đảm bảo vệ sinh, đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.
Anh T cũng được cung cấp thuốc chuyên dụng giúp đi vệ sinh không đau sau mổ. Trong mấy ngày nằm viện, người nhà của anh T gần như không phải làm gì.
Sau mổ anh T quay lại tái khám theo lời dặn của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra trĩ và tiếp tục điều trị. Sau gần nửa năm, sức khỏe của anh T ổn định, tinh thần phấn chấn nhờ được “giải thoát” khỏi sự đeo bám của trĩ.
Chế độ chăm sóc đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh giảm bớt đau đớn, phục hồi nhanh chóng sau mổ trĩ
Bác sĩ Lê Minh Sơn nhận định mổ trĩ không hề đáng sợ. Người bệnh chỉ cần gạt đi tâm lý sợ hãi, xấu hổ, chủ động tới bệnh viện để khám và điều trị là đã có thể thoát khỏi căn bệnh này một cách nhẹ nhàng, đơn giản.
Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đang có ưu đãi giảm 20% chi phí phẫu thuật cắt trĩ không đau phác đồ toàn diện khi đặt lịch qua tổng đài 1900 5588 96.
Xem thông tin chi tiết tại https://khoangoaithucuc.vn/km/dieu-tri-tri-em-ai-nhanh-khoi-o-benh-vien-thu-cuc/
Đi vệ sinh, chàng trai kinh hoàng khi bị con trăn cắn dương vật
Một chàng trai ở Thái Lan đã phải vào viện cấp cứu khi không may bị một con trăn nhỏ cắn vào dương vật. Vụ việc xảy ra khi cậu đang ngồi trên bồn cầu toilet.
Con trăn nhỏ cắn vào dương vật Siraphop Masukarat khiến cậu phải vào viện cấp cứu - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nạn nhân là Siraphop Masukarat, 18 tuổi, sống ở thành phố Nonthaburi (Thái Lan). Vào tối ngày 9.9, Masukarat đi vào toilet, ngồi xuống bồn cầu được một lúc thì đột ngột cơn đau dữ dội ập đến, theo Daily Mail.
"Tôi đi vệ sinh nhưng ngồi được một lúc thì bỗng cảm thấy đau nhói ở dương vật", Siraphop kể lại.
Cậu nhìn xuống thì thấy một con trăn nhỏ đang ngoạm lấy đầu dương vật của mình. Con trăn sau đó nhả ra và nhanh chóng trườn đi mất, trong khi máu của Siraphop bắn ra xung quanh bồn cầu.
Chàng trai hét lên kinh hoàng rồi chạy nhanh ra khỏi toilet. Siraphop lúc ấy hoảng loạn nhưng may mắn được mẹ là bà Sutapath trấn an.
Cậu được đưa ngay đến Bệnh viện Bang Yai gần nhà để cấp cứu. Các bác sĩ đã khâu 3 mũi ở đầu dương vật bệnh nhân. Nanh rắn có thể chứa vi khuẩn nên bác sĩ đã rửa vết thương và dùng kháng sinh để ngăn nguy cơ nhiễm trùng, theo Daily Mail.
"Nó chỉ là một con trăn nhỏ nhưng cú cắn là rất mạnh. Tôi hy vọng vết thương có thể phục hồi tốt", Siraphop nói.
Nhân viên chuyên xử lý động vật hoang đã đến lùng sục căn nhà 2 tầng để tìm con trăn. Họ phát hiện nó vẫn nằm im trong bồn cầu toilet. Con trăn nhỏ dài khoảng 1,2 mét. Nó bị bắt gọn, cho vào bao tải và được thả về rừng.
Sau vụ việc, bà Sutapath cho biết vẫn chưa hết sốc. "Tôi không biết bằng cách nào con trăn có thể vào được trong nhà. Nó có lẽ là đã trườn qua ống cống dẫn vào nhà vệ sinh", bà Sutapath nói.
Tuy nhiên, bà không quá lo lắng vì đó chỉ là con trăn. Vì nếu là rắn hổ mang thì con trai bà có thể đã chết. Hiện tại, dù Siraphop vẫn còn sợ hãi mỗi khi vào nhà vệ sinh nhưng sức khỏe đang phục hồi tốt, theo Daily Mail.
Một tuần sau mổ tách: Diệu Nhi cai thở máy, Trúc Nhi biết cười, làm mặt xấu Được chăm sóc tốt trong môi trường vô trùng ở Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, hiện sức khỏe hai bé song Nhi có những chuyển biến tích cực. Sáng 23/7, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, sau một tuần phẫu thuật tách dính, được chăm sóc, hồi sức tích cực, hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi đã có những...