Những lưu ý vàng bà bầu nên biết trước khi tiêm phòng để tránh rủi ro trong suốt thai kỳ
Để phòng tránh những rủi ro cho mẹ và bé trong các tháng thai kỳ, tiêm phòng là việc làm rất cần thiết. Vậy… trước khi tiêm phòng, các bà bầu cần chú ý những điều gì.
Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của thai phụ bị suy giảm, vì vậy tiêm phòng là biện pháp cần thiết để tránh những căn bệnh như: sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan B ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là những thông tin bà bầu nên biết trước khi tiêm phòng.
Những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi
Với bệnh quai bị, virus có thể tác động xấu đến buồng trứng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối mang thai, nếu mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thậm chí thai chết lưu/sinh non.
Bệnh thủy đậu có nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh thai nhi. Nếu mẹ chưa từng mắc thủy đậu cũng như chưa từng tiêm vaccine thủy đậu thì nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất một tháng.
Video đang HOT
Viêm gan B là bệnh mạn tính, có thể gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì có khả năng lây cho bé trong quá trình sinh nở. Vì vậy trước khi mang thai, mẹ cần tầm soát viêm gan B để được tiêm phòng bổ sung hoặc nếu mẹ đã nhiễm virus viêm gan B thì cần có hướng giải quyết để dự phòng nguy cơ truyền virus sang cho con.
Tiêm phòng uốn ván là việc làm quan trọng để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván rốn sơ sinh cho con. Nếu mẹ không tiêm vaccine dẫn đến con không may bị uốn ván, nguy cơ trẻ bị tử vong lên đến 95%
Tất cả các loại Vaccin đều được kiểm tra an toàn
Tất cả các vắc xin đã được kiểm tra về độ an toàn dưới sự giám sát của các tổ chức y tế có liên quan. Vắc xin được kiểm tra về độ tinh khiết, hiểu quả và an toàn đến khi nó được đưa ra sử dụng.
Tuy nhiên có một số người bị dị ứng với 1 vài thành phần trong vắc xin, thì cần gặp bác sĩ để tư vấn trước khi tiêm phòng.
Đối với các phụ nữ mang thai lần 2 vẫn cần tiêm phòng
Cũng giống như lần đầu, việc tiêm phòng khi mang bầu lần 2 là rất cần thiết. Bạn cần phải biết được lịch tiêm phòng khi mang thai lần 2 để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và sự phát triển toàn diện của em bé.
Theo www.phunutoday.vn
Đưa văcxin sởi-rubella do VN sản xuất vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Đến nay, văcxin sởi-rubella do Việt Nam sản xuất đã có 19 tỉnh, thành triển khai; 50.000 trẻ đã được tiêm và chưa ghi nhận trường hợp phản ứng nặng.
Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia cho biết, từ đầu tháng Việt Nam chính thức sử dụng văcxin sởi-rubella (MR) sản xuất trong nước trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đến nay, đã có 19 tỉnh, thành triển khai; 50.000 trẻ đã được tiêm và chưa ghi nhận trường hợp phản ứng nặng nào.
Trước đó, tháng 3, văcxin này đã được tiêm thí điểm tại 4 tỉnh, thành cho hơn 7.000 trẻ. Kết quả cho thấy, tính an toàn tương tự như văcxin sởi -rubella do Ấn Độ sản xuất đã sử dụng trong giai đoạn 2014 - 2016. Văcxin do Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Văcxin và Sinh phẩm Y tế (Polyvac) thuộc Bộ Y tế sản xuất.
Đây là văcxin MR đầu tiên được sản xuất thành công tại Việt Nam trong dự án do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản hỗ trợ. Dự án được Polyvac triển khai từ tháng 5/2013 và thực hiện trong gần 5 năm với ngân sách khoảng 700 triệu yên Nhật. Việt Nam là một trong 25 quốc gia thế giới và là nước thứ 4 tại Châu Á sản xuất thành công văcxin MR, sau Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc.
Giai đoạn 2014-2016, Việt Nam đã triển khai thành công chiến dịch tiêm văcxin sởi-tubella cho hơn 23 triệu trẻ em dưới 19 tuổi trên toàn quốc do Ấn độ sản xuất. Điều này đã góp phần kiểm soát dịch bệnh sởi, rubella với số ca mắc trong năm 2017 thấp nhất trong 10 năm gần đây. Sau đó, văcxin này chính thức được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam. Trung bình mỗi năm có khoảng 1,5 triệu trẻ được tiêm miễn phí văcxin này, tỷ lệ trên 90%. Liệu trình chích ngừa: Trẻ được tiêm mũi sởi đơn khi 9 tháng tuổi, 18 tháng tuổi trẻ được tiêm mũi sởi - rubella.
Theo Danviet
Bệnh thủy đậu và những điều cần biết Thuỷ đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao, chỉ cần tiếp xúc thông thường về da, chạm vào nước dịch mụn nhọt là đã có thể bị lây. Ảnh minh họa Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, số người bệnh thủy đậu tăng cao với khoảng 3.000 bệnh nhân một tháng. Khoa Truyền...