Những lưu ý tối thiểu về hệ thống chống trượt trên ô tô
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về hệ thống chống trượt trên xe ô tô và những lưu ý với hệ thống này để đảm bảo sự an toàn khi vận hành xe.
Hệ thống chống trượt là gì?
Hệ thống chống trượt TCS ( Traction Control System) trên xe ô tô là một trong 3 công nghệ an toàn của hệ thống phanh. Hệ thống này còn có các tên gọi khác như ASR, DSC, TRC.
TCS có vai trò giúp xe bám đường ở mức tối đa và chống trơn trượt khi xe di chuyển ở địa hình xấu hay trong thời tiết khắc nghiệt như mưa gió, đường bùn trơn.
Hoạt động của hệ thống TCS (Ảnh minh họa)
Cách vận hành của hệ thống chống trượt
Đèn báo trượt xe đóng vai trò thông báo về sự vận hành của hệ thống TCS.
Trong mỗi bánh xe ô tô đều được lắp đặt các cảm biến trọng lực nhằm chuyển tiếp thông tin đến hộp điều khiển hệ thống truyền động (PCM). Bằng cách giao tiếp với PCM, các cảm biến này có thể kiểm tra sự mất lực kéo, cũng như góc lái, do đó, giảm công suất từ động cơ và kích hoạt phanh ABS (hệ thống chống bó phanh).
Ngoài phanh ABS và cảm biến trọng lực, các bộ phận điều khiển lực kéo, bơm điện và bộ tích áp cũng rất quan trọng đối với chức năng làm việc của hệ thống TCS. Ví dụ, bình tích áp hỗ trợ phân phối áp suất tác dụng lên các bánh xe. Cùng với đó, van điện từ sẽ là điểm cách ly giữa các mạch của phanh.
Đèn báo trượt xe sáng khi hệ thống TCS hoạt động (Ảnh minh hoạt)
Video đang HOT
Ưu và nhược điểm của hệ thống chống trượt
Ưu điểm
Một trong những lợi thế quan trọng nhất của hệ thống TCS là làm giảm nguy cơ va chạm trên đường đến mức tối thiểu. Cụ thể hơn, hệ thống này giúp chủ xe có thể kiểm soát tốt hơn trong các tình huống khắc nghiệt như mưa tuyết hoặc đường trơn trượt.
Hơn thế nữa, không giống với một số công nghệ an toàn hay tiện ích khác trên ô tô, việc cài đặt hệ thống TCS khá dễ dàng. Hầu hết các ô tô hiện nay đều được trang bị phanh ABS và hệ thống TCS.
Tuy nhiên, chủ xe vẫn cần lái xe cẩn thận và không chủ quan, mặc dù đã có cài đặt hệ thống chống trượt trên xe.
Thời tiết hay địa hình gây khó khăn khi lái xe (Ảnh minh họa)
Nhược điểm
Do sự tiện lợi của hệ thống chống trượt TCS, ô tô được lắp đặt công nghệ mới nhất này thường có giá cao hơn những ô tô khác. Ngoài ra, hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận điện tử khác nhau. Và chắc chắn những bộ phận này sẽ trở nên kém hiệu quả hay hư hỏng theo thời gian, còn sửa chữa chúng thì khá tốn kém. Cuối cùng, vấn đề với TCS chỉ là nó không phù hợp với tài chính của một số chủ xe. -> Ngoài ra, không phải lái xe nào cũng thích TCS, một số người muốn tự kiểm soát, điều khiển chiếc xe hơn là phụ thuộc vào hệ thống chống trượt. Ví dụ, các tay lái sẽ không thể thực hiện được các pha drift vì hệ thống TSC sẽ ngăn cho việc trượt bánh xảy ra.
Một số lưu ý
Đèn báo trượt xe nhấp nháy đôi khi không chỉ để thông báo về sự vận hành của hệ thống TCS, mà còn có thể báo lỗi ở một số bộ phận liện quan. Cụ thể, nếu đèn báo trượt vẫn bật sáng mặc dù xe đã đi qua đoạn đường trơn trượt, hệ thống phanh ABS có thế đã gặp trục trặc hay cảm biến trọng lực trên bánh xe đã hỏng.
Vì vậy, khi gặp trường hợp này, chủ xe cần kiểm tra các bộ phận liên quan đề phòng hỏng hóc thì cần được sửa chữa ngay, đảm bảo sự an toàn khi lái xe.
Ô tô đi 60.000 km cần bảo dưỡng và thay thế 4 bộ phận sau
Nếu chiếc xe của bạn đã đi được hơn một nửa thời gian trong hạn bảo hành, việc bảo dưỡng 4 bộ phận sau đây là rất cần thiết để kéo dài tuổi thọ và hoạt động an toàn.
Với nhiều chủ xe khi chưa vượt qua mốc 100.000 km (thời gian kết thúc của một chu kỳ cam kết bảo hành thường thấy của hãng xe), thường có tâm lý chủ quan, thậm chí lơ là bỏ qua việc thăm khám định kỳ nên dễ bỏ qua phát hiện một số lỗi nhỏ, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không đáng có.
Dưới đây là 4 bộ phận cần lưu ý bảo dưỡng và thay thế khi ô tô đã đi được 60.000 km.
Hệ thống phanh
Hệ thống phanh thực sự rất quan trọng, nó liên quan đến an toàn tính mạng và tài sản của chủ xe.
Khi xe đã hoạt động được khoảng 60.000 km, về cơ bản má phanh đã hết tuổi thọ, hao mòn nghiêm trọng, nếu không được thay mới thì hiệu quả phanh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giảm sự an toàn khi lái xe.
Cần lưu ý hệ thống phanh vì mốc 60.000 km cũng đã hết tuổi thọ của má phanh
Với những tài xế có thói quen chạy tốc độ cao, sử dụng phanh thường xuyên, hoặc hay di chuyển ở đường đèo núi cần kiểm tra độ mòn má phanh. Theo các chuyên gia, khi độ dày của má phanh khi chỉ còn từ 2-3mm thì nên được thay thế.
Lốp xe
Lốp xe là bộ phận quan trọng nhất trên xe bởi nó không chỉ liên quan đến độ an toàn, đi đến nơi về đến chốn mà còn ảnh hưởng tới cả mức tiêu hao nhiên liệu. Bằng mắt thường, chúng ta có thể tự "khám" được cho bộ lốp, nhưng nhiều người dễ bỏ qua và cho rằng còn chạy được nghĩa là chưa có vấn đề gì.
Lốp xe là bộ phận quan trọng trên ô tô
Thực tế theo thời gian độ mòn của lốp sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, đến mức độ nào đó dễ bị thủng, trượt, nứt và phồng, đe dọa đến sự an toàn khi lái xe.
Vì vậy, nếu quãng đường đi được khoảng 60.000 km thì phải kiểm tra và thay lốp kịp thời, nếu thường xuyên đi trong môi trường xấu thì độ mòn của lốp càng nghiêm trọng nên số km bảo dưỡng và thay thế càng phải rút ngắn.
Dây cu-roa
Dây cu-roa hay còn gọi là dây đai là loại dây khá phổ biến với người lái xe vì là bộ phận có thể nhìn thấy hoạt động bằng mắt thường khi mở nắp ca-pô. Trong khoang máy có rất nhiều bộ phận cần được dẫn động liên tục như: trục cam, hệ thống bơm trợ lực tay lái, lốc điều hòa, máy phát điện, hay bơm nước làm mát,...Và để các bộ phận này dẫn động được thì cần đến sự trợ giúp đắc lực của dây cu-roa. Với công nghệ cũ, mỗi bộ phận sẽ được dẫn động bằng một dây cu-roa riêng lẻ, tuy nhiên nhiều loại xe đời mới hiện nay thì chỉ cần một dây curoa có thể dẫn động tất cả bộ phận đó.
Dây cu-roa là bộ phận dễ bị tài xế bỏ qua mà chỉ để ý khi có tiếng kêu bất thường
Tuổi thọ của dây cu-roa trung bình khoảng 5 năm, nhưng cũng có thể thấp hơn tùy vào điều kiện sử dụng. Vì vậy cũng nên kiểm tra thường xuyên trong các mốc bảo dưỡng, và đặc biệt lưu tâm ở mốc 60.000 km.
Nếu dây cu-roa có dấu hiệu hư hỏng không được thay thế kịp thời, các hiện tượng sau có thể xảy ra: một là tiếng ồn phát ra bên trong động cơ, hai là va chạm giữa trục cam và trục khuỷu. Cuối cùng sẽ khiến động cơ phải đại tu hoặc thậm chí là hỏng.
Bugi
Bugi có nhiệm vụ đánh lửa, nếu bộ phận này hoạt động không ổn định sẽ sẽ làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu, xăng/dầu đốt cháy không triệt để dễ gây đóng cặn carbon, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ, gây hư hỏng.
Bu-gi quyết định tới hoạt động ổn định của động cơ ô tô
Tuổi thọ của bugi phụ thuộc theo các vật liệu khác nhau, nhưng vào khoảng 40.000 km, và chất lượng của bugi tốt có thể đạt 60.000 km. Vì vậy, khi quãng đường đi được 60.000 km, nên kiểm tra hoặc thay bugi mới.
Ấn Độ: Người dùng Hyundai Creta và KIA Seltos khiếu nại hệ thống phanh Hiện tượng xảy ra đối với các mẫu KIA Seltos và Hyundai Creta tại Ấn Độ khi các khách hàng phản ánh tình trạng chân phanh không thể hoạt động và "cứng đơ" khi người lái cố gắng đạp phanh. Một số chủ sở hữu của những chiếc xe Kia Seltos và Hyundai Creta đã phàn nàn về sự cố phanh trên xe...