Những lưu ý sống còn tài xế nên biết khi đi ô tô trên đường đèo núi
Lái ô tô trên những cung đường đèo lúi là một thử thách không hề dễ dàng đối với nhiều tài xế. Chính vì thế nếu không có những chuẩn bị trước tâm lý, lưu ý sẽ rất dễ gặp tai nạn.
Không chỉ người mới lái xe, thậm chí cả “tài già” khi lái xe trên đường đèo dốc cũng luôn đối mặt với những nguy hiểm gây mất an toàn giao thông. Địa hình dốc và quanh co khiến tầm nhìn của người điều khiển bị hạn chế, nên chỉ cần một phút bất cẩn, cũng có thể khiến lái xe không còn cơ hội làm lại. Chính vì thế mỗi lái xe đều phải trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản nhất để tránh rủi ro trên đường.
Dành thời gian kiểm tra lốp xe, hệ thống phanh
Dành thời gian để kiểm tra lốp xe, hệ thống phanh và hệ dẫn động cẩn thận trước khi khởi hành. Phải chắc chắn chất lượng nhớt động cơ còn nằm trong khoảng thời gian được khuyến cáo sử dụng và đừng quên đổ đầy bình nhiên liệu.
Ở những đoạn đường đèo gió và dốc thì động cơ, hệ thống làm mát, vô lăng và hộp số sẽ phải hoạt động liên tục nên hãy đảm bảo chúng đang trong trạng thái tốt nhất. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra lốp và khoảng tâm lốp trái và phải. Đảm bảo là lốp đã được bơm căng hơi, đặc biệt khi đã tải cả người và hành lý. Áp suất của lốp dưới mức tiêu chuẩn sẽ buộc động cơ và hộp số phải hoạt động nhiều hơn.
Lái xe ô tô trên đường đèo dốc nguy hiểm khó lường tài xế cần nắm vững kỹ năng lái để đảm bảo an toàn.
Hãy dành nhiều sự tập trung hơn để nhìn xa
Lái xe có thể sẽ không lường trước được những đoạn cua gấp và điểm mù trên đường đồi núi. Do đó hãy cố gắng nhìn ra nhất có thể chứ không chỉ là chiếc xe phía trước. Việc này sẽ cho phép tài xế chuẩn bị tinh thần cho những sự kiện như đột nhiên có một chiếc xe đỗ ở bên đường, một chiếc xe sắp vượt qua đoạn rẽ, đường trơn trượt hoặc một đoạn dốc phía trước.
Vào buổi tối, rất khó để nói đường sẽ dẫn đến đâu hoặc là đường có thông thoáng hay không. Nhưng thật may mắn là trên đường sẽ có rất nhiều những biển chỉ dẫn giống như những “đôi mắt mèo”. Những “đôi mắt mèo” này sẽ trở nên rất rõ ràng khi bắt ánh sáng từ đèn pha. Đèn pha phía trước cũng có thể chiếu qua những tán lá, cho phép bạn biết được mình đang đi đâu hoặc đường có đủ thông thoáng để đi không.
Nắm vững luật lệ giao thông
Video đang HOT
Có thể sẽ không có nhiều đoạn giao nhau trên đường đồi núi, nhưng quyền ưu tiên vẫn sẽ được áp dụng. Trong trường hợp này, xe đi lên dốc luôn luôn có quyền ưu tiên. Bởi vì lên dốc sẽ cần nhiều lực và cần lấy đà nhiều hơn. Ngoài ra cũng bởi vì hầu hết đoạn dốc đều có hai làn để vượt trong khi xuống dốc chỉ có một làn.
Lưu ý đến những đường kẻ màu trắng bên lề đường
Nguyên tắc đường kẻ màu trắng là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trên đoạn đường đồi núi, đặc biệt bởi vì ở đây không có nhiều đoạn đường một bên là núi đá thẳng đứng và một bên là dốc. Thế nên hãy tuân thủ nguyên tắc và đừng vượt quá đường kẻ màu trắng được kẻ bên lề đường. Những đường kẻ này được tạo bởi những kỹ sư cầu đường. Họ đã tính toán độ dốc, tầm nhìn và đã thử nhiều lần để xác định độ an toàn.
Về số trên những dốc cao
Điều này có thể là kiến thức cơ bản khi đến đoạn đường dốc hoặc đường nghiêng nhưng vì hộp số tự động đang dần phổ biến nên điều này dần trở nên xa lạ và khó khăn hơn đối với những lái xe. Đối với hộp số sàn thì khá là dễ: nhẹ nhàng giảm tốc, gạt cần số về số thấp hơn, cho động cơ quay thêm một hoặc hai vòng nữa, sau đó nhả côn. Điều này cho xe phép động cơ đạt ngưỡng để tăng tốc và leo dốc. Khi xuống dốc, động cơ bị hãm lại nhờ số thấp cũng giúp giảm tốc độ của xe.
Đừng chỉ đi ở giữa đường
Khi lái xe trên cung đường đèo dốc có thể cảm thấy như thể một mình mình một đường, đặc biệt là khi đi ở những đoạn đường đồi núi nhỏ hẹp. Tuy nhiên, sẽ an toàn hơn rất nhiều nếu như tránh những đoạn đường ấy. Một số lái xe có xu hướng đi vào làn đường ở giữa nhưng kỹ thuật lái này là không thông minh và làm cho những lái xe khác thấy khó chịu có thể dẫn đến va chạm.
Đỗ xe an toàn
Nếu như muốn dừng lại ngắm cảnh, chụp một vài bức ảnh, mua hoa quả hoặc mua đồ lưu niệm ở những quán ven đường thì hãy dừng lại một cách an toàn. Hãy đảm bảo xe được đỗ hoàn hoàn ở ngoài vạch trắng bên lề đường. Việc đỗ xe không cẩn thận trên đoạn đường đồi núi sẽ làm những lái xe khác khó chịu, đặc biệt ở những khúc cua gấp hoặc đoạn leo dốc bởi vì có rất ít chỗ trống ở những vị trí này và việc đỗ xe không cẩn thận có thể khiến xe bạn trở thành trở ngại.
Theo VietQ
Những dấu hiệu về hệ thống phanh các bác tài không nên bỏ qua
Là bộ phận quan trọng nhất trên mỗi chiếc xe ô tô nên mỗi khi hệ thống phanh xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì các bác tài cần chú ý bởi nếu coi nhẹ hay bỏ qua những điều này sẽ vô cùng nguy hiểm...
Dấu hiệu má phanh đang bị mòn
Hầu hết các mẫu xe được trang bị một hệ thống phanh thường được gọi là phanh đĩa. Cách hoạt động của hệ thống phanh này giống như trên các loại xe máy cũ như dream. Một hệ thống thủy lực được bơm đầy dầu phanh sẽ tác động lên một bộ kẹp đệm được gọi là các caliper, khiến cho chúng siết chặt lại với nhau trên một đĩa gọi là rotor. Ma sát xảy ra giữa các miếng đệm và rotor khiến cho xe dừng lại.
Do làm việc chủ yếu nhờ ma sát, theo thời gian các miếng đệm này sẽ bắt đầu mòn dần, có nghĩa là chúng làm việc ít hiệu quả hơn và xe dừng lại chậm hơn.
Xuất hiện âm thanh kỳ lạ
Một âm thanh kỳ lạ là không tốt cho bất cứ bộ phận nào của xe, và đặc biết là không tốt đối với hệ thống phanh. Đó cũng chính là một trong những dấu hiệu cảnh bảo rằng hệ thống phanh cần phải được chăm sóc. Âm thanh đó có thể phát ra từ bất cứ đâu trong hệ thống, ví dụ như những tiếng rít đau tai phát ra có thể là do má phanh và rotor làm việc không ăn khớp, cần phải được sửa chữa.
Ngoài ra có thể là tiếng rít từ cảm biến của má phanh cho thấy nó cần được thay thế. Đôi khi cũng có thể nghe thấy những tiếng kim loại cọ xát vào nhau. Đó là do các má phanh đã bị mòn hết, khiến cho các cliper kim loại tiếp xúc trực tiếp với rotor. Và mỗi khi dùng phanh là 2 bộ phận kim loại này lại ma sát với nhau. Nếu điều này xảy ra thì bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn để phanh xe và hơn thế nữa nó có thể gây hư hỏng cho rotor.
Lực kéo phanh bất thường
Nếu trong lúc lái ô tô hoặc phanh mà có hiện tượng như kiểu xe muốn rẽ về bên phải hoặc bên trái thì phanh chắc chắn có vấn đề. Nguyên nhân của việc này là do lực kéo bất thường sinh ra khi một caliper bị mắc kẹt. Bởi vì điều này nên sẽ có một bánh xe bị ma sát nhiều hơn các bánh xe khác, thế nên chiếc xe sẽ có xu hướng bị rẽ sang bên bánh xe có caliper bị kẹt.
Lực kéo bất thường có thể không phải sinh ra bởi hư hại của hệ thống phanh. Nguyên nhân cũng có thể do các lốp xe không đồng đều, bị căng hoặc mòn khác nhau. Điều này khiến cho một bánh nào đó có sự liên kết với đường kém hơn. Hoặc có đôi khi là do hư hỏng của hệ thống treo. Vì thế nếu xe có dấu hiệu bị kéo lệch bất thường thì nên tìm đến các trung tâm bảo dưỡng và kiểm tra một cách cẩn thận.
Phanh có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn của chiếc xe.
Rung động khi đạp phanh
Nếu khi đạp phanh trong các tình huống bình thường mà chân phanh bị rung thì có thể hệ thống phanh đang gặp vấn đề. Thường thì chân phanh bị rung là do rotor bị biến dạng. Bề mặt không đồng đều của của rotor không thể nhận biết qua sự làm việc của nó với má phanh mà phải cảm nhận qua độ rung của chân phanh.
Rotor thường bị cong khi chúng bị ép chặt trong một thời gian dài. Nhiệt sinh ra do ma sát lớn thường trong trường hợp bạn lái xe xuống núi hoặc kéo vật nặng và phanh đột ngột. Và điều này có thể khiến các chi tiết kim loại của rotor bị biến dạng.
Cảm giác phanh nhẹ
Cảm giác đạp chân phanh quá nhẹ, như thể hệ thống phanh không bị can thiệp ngay bị bạn nhấn phanh. Điều đó có thể là do má phanh bị mòn hoặc có vần đề với hệ thống thủy lực. Chẳng hạn như có sự rò rỉ dầu phanh hoặc không khí tràn vào khoang chứa dầu.
Để kiểm tra xem có sự rò rỉ chất lỏng hay không bạn hãy đặt một miếng vải cũ hoặc một miếng bìa ở phía dưới xe qua một đêm. Sáng hôm sau nếu có chất lỏng chảy ra chúng sẽ nằm trên miếng vải hoặc bìa đó.
Phanh quá cứng
Ngược lại, nếu đạp phanh có cảm giác quá xơ cứng cũng có thể là có vấn đề với các chi tiết liên lạc nhỏ trong hệ thống phanh. Nguyên nhân có thể là do rotor mòn không đều hoặc dầu phanh bị bẩn. Trường hợp này có thể thay dầu phanh với một chi phí rất nhỏ tại các trung tâm sửa chữa.
Bó phanh
Nếu khi di chuyển xe rồi sử dụng phanh sau khi thả chân phanh mà xe không lướt như trước, cảm giác như có lực cản xe và phải tăng ga mới thoát lên được. Nguyên nhân là do hệ thống phanh xe bị bó kẹt lại. Để giải quyết hãy kiểm tra, vệ sinh và tra dầu bôi trơn để phanh hoạt động ổn định trở lại.
Đạp phanh thỉnh thoảng bị mất bám
Tình trạng này do dầu phanh bị rò rỉ hoặc đường ống dầu bị hỏng gây áp lực dầu trong hệ thống phanh bị giảm đột ngột khiến hiện tượng phanh mất bám. Hãy kiểm tra lại đường ống dẫn dầu, hộp dầu phanh và hệ thống phanh để tìm ra nguyên nhân khắc phục lỗi nhanh chóng giúp cải thiện chức năng bộ phận phanh xe nếu muốn tiếp tục vận hành chiếc xe an toàn.
Theo Cand.com
Kinh nghiệm giúp phanh xe an toàn dành cho lái mới Việc nắm bắt rõ về phanh xe cũng là một trong những cách giúp bạn tránh được những rủi ro khi di chuyển trên đường. Nếu nghe qua thì cũng chỉ cần nhấn bàn đạp phanh là xong, có gì phải bàn luận. Đúng là thao tác này khá đơn giản. Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng phanh đúng cách, hiệu...