Những lưu ý quan trọng phụ nữ mang thai cần biết
Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần lưu ý cách ăn uống, sinh hoạt hằng ngày để thai nhi phát triển an toàn và khỏe mạnh.
1. Mẹ bầu nên chọn thực phẩm an toàn
Việc chọn thực phẩm cho mẹ bầu cực kỳ quan trọng. Hiện nay, rất nhiều thực phẩm bị nhiễm thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản thực vật. Mẹ bầu nên chọn thực phẩm theo mùa hoặc những loại thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu ở mức thấp nhất như đu đủ, dưa hấu, quả bơ, hành tây, dứa, khoai lang, xoài, kiwi để ăn hàng ngày. Ngoài ra bạn hãy lưu ý rửa rau quả đúng cách để khử độc hoặc sục bằng máy khử ozon cho an toàn.
2. Phụ nữ có thai nên ăn ít mỡ động vật
Thực tế thì trong mỡ động vật chứa nhiều hormone tổng hợp, thuốc kháng sinh và các hóa chất như dioxin, DDT và thuốc trừ sâu. Khi mẹ bầu ăn mỡ động vật thì sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Với những phụ nữ mang thai thì tốt hơn hết hãy chọn thịt ít béo hoặc không nên ăn thức ăn rán. Có thể chọn cách chế biến để loại bỏ bớt mỡ. Tốt nhất là bổ sung chất béo không bão hòa cơ thể có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như hạt lanh, quả bơ, quả óc chó.
3. Thai phụ cần cẩn trọng với đồ nhựa
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong đồ nhựa có một số chất gây nguy hiểm cho sự phát triển của bào thai. Phụ nữ mang thai không nên đựng thức ăn trong đồ nhựa, mà nên chọn những vật liệu an toàn hơn.
Ngoài ra khi quay đồ ăn trong lò vi sóng, phụ nữ có thai cũng nên lưu ý không sử dụng đồ nhựa vì khi ở nhiệt độ cao, các chất nguy hại trong đồ nhựa sẽ nguy hiểm hơn, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
4. Những lưu ý quan trọng khi nước uống với mẹ bầu
Mẹ bầu nên uống nước lọc hoặc nước khoáng tinh khiết, hạn chế uống nước nước ngọt, nước ép trái cây, nước tăng lực đóng họp bởi chúng đều có chất bảo quản, phẩm màu, hóa chất tạo ngọt gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra, các loại nước đóng hộp đều được đựng trong chai nhựa, có thể không tốt cho sức khỏe.
Mẹ bầu cũng lưu ý, không nên uống nước sôi để nguội sau 2 ngày vì có thể mắc bệnh ung thư.
5. Thai phụ tránh bị nhiễm độc từ môi trường
Ô nhiễm từ môi trường xung quanh tác động lên mẹ bầu và làm ảnh hưởng tới thai nhi. Trong các loại nhiễm độc thì chì là một chất rất độc hai, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến bào thai thông qua nhau thai.
Không nên sơn tường hay đồ đạc trong thời gian này và tránh xa các nơi đang được sơn sửa. Nguồn nước nhà bạn cũng có thể nhiễm chì, hãy kiểm tra để đảm bảo an toàn cho bạn và con bạn sau này. Không nên sử dụng các loại son rẻ tiền, không rõ nguồn gốc vì có rất nhiều son chứa chì, khi ăn bạn đã gián tiếp đưa chì vào trong cơ thể.
6. Mẹ bầu nên tăng cường vitamin và khoáng chất
Hãy bổ sung axit folic từ trước khi mang thai để sau này con bạn có thể phát triển khỏe mạnh, ngừa khuyết tật ống thần kinh ví dụ như tật nứt đốt sống. Nên gặp bác sĩ tư vấn để biết rõ liều lượng phù hợp bản thân vì tự ý bổ sung axit folic quá nhiều cũng có thể gây hại, nguy hiểm không kém. Axit folic có nhiều trong đậu đỗ, nhất là đậu Hà Lan, rau bina (rau chân vịt), súp lơ, quả họ cam quýt.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung canxi và các loại vitamin cần thiết khác cho sự phát triển của trẻ.
Theo Phununews
Những bệnh tối kỵ ăn rau muống
Đối với những người bị viêm, đau nhức khớp hay huyết áp cao thì nên kiêng ăn rau muống để đảm bảo sức khỏe.
Rau muống vốn là một loại thực phẩm phổ biến và thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình Việt. Đây là loại rau rất bổ dưỡng bởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, tốt cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp và phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2...Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt. Thực phẩm này còn có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout... thì không nên ăn rau muống
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng.
Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Ngoài ra, một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
Không chỉ vậy, việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.
Ăn rau muống nước dễ bị ngộ độc
Ông Nguyễn Thiện, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật TP. HCM, rau muống nước có nhiều khả năng nhiễm thuốc trừ sâu hơn rau muống cạn do quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng thuốc trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa. Ngoài ra, thuốc trừ sâu sau khi được xịt vào ruộng rau sẽ rơi xuống môi trường nước, rau hút loại nước độc này sẽ nhiễm độc nặng hơn.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Nguy cơ bị đầu độc bởi phụ gia tẩy trắng thực phẩm Được "quảng cáo" có thể tẩy trắng nội tạng động vật trong chốc lát, thậm chí, có thể tẩy trắng, làm sạch cả nhà vệ sinh, axit chanh đang được bán tràn lan tại chợ Vinh với giá 30-50 nghìn đồng/kg. Phụ gia tẩy trắng thực phẩm (còn được gọi là axit chanh) được bày bán tại chợ Vinh với giá từ 30-50...