Những lưu ý phòng ngừa bệnh lậu
Trong trường hợp bạn chưa lây bệnh lậu thì cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh như giữ gìn vệ sinh thân thể và giữ an toàn tình dục…
Thưa bác sĩ, thật không may cho tôi là chồng tôi bị bệnh lậu (lây lan từ ai thì tôi không rõ nhưng chắc chắn không phải từ phía tôi). Tôi thấy chồng tôi có biểu hiện lạ, tránh “chuyện vợ chồng”. Lúc đầu chồng tôi cố tình giấu, sau đó đã thú thật là đi khám và biết mình bị bệnh lậu nhưng không rõ mắc bệnh từ bao giờ.
Điều làm tôi lo lắng bây giờ là không biết tôi có bị lây bệnh từ chồng không. Trong những lần quan hệ vợ chồng trước đó thì tôi thấy chồng tôi bình thường. Xin bác sĩ cho tôi hỏi, bệnh lậu có gây ra nguy hiểm gì và làm sao để phòng tránh bệnh trong trường hợp tôi chưa bị lây bệnh từ chồng? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (Minh Phương)
Trả lời:
Bạn Minh Phương thân mến!
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục mà nhiều người mắc phải ngày nay. Chỉ cần không tự bảo vệ bản thân, bất cứ ai cũng có thể lây bệnh từ bạn tình của mình cho dù nhìn họ không có biểu hiện bệnh. Cũng như nhiều bệnh lây qua đường tình dục khác, ở giai đoạn đầu, bệnh không có biểu hiện cụ thể nên rất khó nhận ra một người có mắc bệnh hay không. Nếu không quan hệ tình dục một cách an toàn thì căn bệnh này sẽ ngày càng lây lan nhanh chóng và mức độ nguy hiểm tới sức khỏe là rất lớn.
Trong trường hợp bạn chưa lây bệnh lậu thì cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh như giữ gìn vệ sinh thân thể và giữ an toàn tình dục… Ảnh minh họa
Vì bệnh lậu ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của cả hai giới nên một người khi bị bệnh có thể phải đối mặt với những nguy cơ như vô sinh, rối loạn chức năng tình dục hay mắc thêm các bệnh khác như viêm niệu đạo, sưng viêm ở các tổ chức xung quanh niệu đạo, bệnh viêm bao quy đầu, bệnh viêm ống dẫn tinh, viêm tinh nang, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm quy đầu, bị loét do vi khuẩn lậu, viêm mào tinh hoàn, chứng hẹp niệu đạo… liên cầu lậu còn có thể phát tán qua đường máu, dẫn đến bệnh viêm khớp, viêm gan, nghiêm trọng hơn có thể gây nguy hiểm đến mạng sống.
Để biết bạn đã bị lây bệnh từ chồng hay chưa, tốt nhất bạn nên đi khám. Kết quả các xét nghiệm sẽ cho thấy chính xác nhất nguy cơ mắc bệnh của bạn như thế nào.
Video đang HOT
Trong trường hợp bạn đã lây bệnh thì nên điều trị khỏi bệnh rồi mới có quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục sẽ làm cho tình trạng bệnh của người bệnh thêm nặng, mặt khác có thể gây ra nguy cơ lây bệnh cho bạn tình, hoặc dẫn đến nhiễm trùng chéo làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Trong trường hợp bạn chưa lây bệnh thì cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh như giữ gìn vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục, nhất là trước khi quan hệ và sau khi quan hệ đều phải vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, không dùng chung khăn tắm, đồ lót với người khác. Lưu ý an toàn trong quan hệ tình dục, sử dụng bao cao su đúng để bảo vệ bạn và cả bạn tình.
Bạn nên đi khám càng sớm càn tốt nhé.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo Eva
Những điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành là một loại thực phẩm tốt cho cơ thể. Tuy nhiên việc uống quá nhiều, hay uống khi đói và cách pha chế sữa đậu nành không đúng có thể gay ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Sữa đậu nành là sản phẩm chế biến từ đậu tương, là một loại thực phẩm thiên nhiên có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thu. Ngoài tác dụng thanh phế, tiêu đờm, nó còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao.
Sữa đậu nành được coi như một loại thực phẩm lành mạnh cho cơ thể con người. Sữa đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não trẻ. Thành phần chính trong sữa là Protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.
Sữa đậu nành và sản phẩm thực phẩm từ đậu nành không những giàu chất đạm mà còn không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên dùng sữa đậu nành đề phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... Dầu đậu nành là một trong vài loại dầu ăn hiếm hoi có chứa nhiều aLNA và có tỷ lệ omega3, omega6 rất tốt.
Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường có tác dụng giảm đường huyết tốt. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý thì không những không có hiệu quả mà còn dẫn đến những tác dụng không có lợi cho sức khỏe nên cần lưu ý một số điểm sau:
Tránh uống quá nhiều
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
Sữa đậu nành nhất định phải được đun sôi kỹ trước khi uống
Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài... thậm chí ngộ độc.
Không uống sữa đậu nành khi đói
Nếu bạn uống sữa đậu nành với một dạ dày trống rỗng, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Bạn có thể ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp... Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.
Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành
Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành cùng với trứng thì càng bổ, có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hoàn toàn trái ngược, vì lòng trắng trứng bị kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa chất này còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.
Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành
Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic...có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Không nên chỉ uống sữa đậu nành không. Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao...hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.
Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú
Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.
Không uống cùng kháng sinh
Một số loại thuốc đặc biệt như thuôc kháng sinh chưa chât tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uông cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.
Một số bệnh không nên uống sữa đậu nành
Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút nên tranh uông sưa đâu nanh vi uông se dân đên đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài. Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều... cung không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng trên nặng thêm.
Theo VNE
Những điều cần lưu ý khi cho bé tiêm văcxin Những chú ý này giúp bố mẹ biết cách chăm sóc bé trước, sau khi tiêm, cũng như hạn chế tác dụng phụ không mong muốn. Chuẩn bị cho trẻ trước khi tiêm Đưa trẻ đi chủng ngừa là việc hầu như phụ huynh nào cũng từng trải qua. Và hẳn không ít lần bạn lúng túng khi bác sĩ hỏi về những...