Những lưu ý khi tiêm vắcxin ung thư cổ tử cung
Mới đây một thiếu nữ đã tử vong sau tiêm vắcxin phòng ung thư cổ tử cung tại TP.HCM và Bộ Y tế cũng đã có kết luận về trường hợp này. Dưới đây là những lưu ý trước khi tiêm phòng vắcxin ung thư cổ tử cung.
Theo các bác sỹ sản khoa, phương pháp tiêm vắcxin sẽ phòng bệnh bằng cách giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy virus HPV trước khi virus xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.
HPV có khoảng 120 type khác nhau, trong đó có 30 – 40 type HPV liên quan đến tổn thương đường sinh dục. Nhiễm HPV type 16, 18 là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ung thư và các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo.
Nhiễm HPV type 6, 11 dễ gây mụn cóc sinh dục. Vắcxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung chủ yếu phòng ngừa nhiễm HPV dễ gây ung thư cổ tử cung (type 16, 18), có loại văcxin phòng ngừa cả mụn cóc sinh dục (type 6, 11). HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vậy, để việc phòng ngừa có hiệu quả cao nên tiêm ngừa trên những người chưa quan hệ tình dục.
Theo khuyến cáo của Hội Ung thư Hoa Kỳ, tiêm phòng HPV thường quy được khuyến cáo cho bé gái 11-12 tuổi, tuy nhiên có thể tiêm từ 9 – 18 tuổi chưa quan hệ tình dục.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa cho bé gái và phụ nữ trẻ là trước khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục.
Cho dù có tiêm ngừa hay không vẫn phải tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung vì có nhiều nguyên nhân khác gây ung thư cổ tử cung ngoài nhiễm HPV.
Video đang HOT
Trong thời gian mang thai không tiêm ngừa. Để đảm bảo cho việc tiêm phòng có hiệu quả nên tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ sản khoa.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tại Việt Nam, thời gian gần đây mỗi năm sử dụng khoảng hơn 40.000 liều vắc xin phòng ngừa Ung thư cổ tử cung theo hình thức tiêm chủng dịch vụ, người dân tự chi trả.
Từ khi các loại vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung được sử dụng tại Việt Nam, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan đã có những theo dõi, đánh giá về tính an toàn của vắc xin, chủ yếu ghi nhận các phản ứng nhẹ sau tiêm như sốt, sưng, đau tại chỗ tiêm, nổi mề đay, nhức đầu sau đó tự hồi phục.
Tháng 4/2013 ghi nhận 1 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin Cervarix (trường hợp nữ 17 tuổi, tử vong sau tiêm vắc xin Cervarix tại TP.HCM). Trường hợp này đã được điều tra, đánh giá nguyên nhân và kết luận không liên quan đến tiêm chủng mà do ngộ độc.
Theo VNE
Những điều phải biết về lạc nội mạc tử cung
Bệnh khá phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới.
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh thường gặp trong các bệnh phụ khoa. Theo thống kê được đăng tải trên website của Tổ chức Nghiên cứu lạc nội mạc tử cung thế giới: cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thì có một người bị lạc nội mạc tử cung.
Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra khi hành kinh và lại được tái tạo khi sạch kinh. Nội mạc tử cung có nhiệm vụ như một cái đệm êm ái cho thai nhi "nằm". Lạc nội mạc tử cung là do máu kinh (có lẫn những nội mạc tử cung bong ra thành mảng nhỏ) bị chảy ngược trở lại. Thường nó chảy vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể "chạy" tới buồng trứng. Những mảnh vụn của nội mạc tử cung đọng lại ở những nơi này và cứ thế mà phát triển, nên gọi là lạc nội mạc tử cung.
Nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung?
Những nguyên nhân làm cho máu kinh chảy ngược trở lại cũng chính là nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung. Ở con gái có thể do trong ngày hành kinh, cổ tử cung đóng kín (lẽ ra phải hé mở) nên khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra thì máu chảy ngược lại. Ở phụ nữ có gia đình, đa số nguyên nhân là do giao hợp khi có kinh, dương vật đã đẩy máu kinh đi ngược lại.
Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?
Nếu hệ miễn dịch bị rối loạn thì lớp nội mạc đi "lạc" vào ống dẫn trứng, khoang bụng, bàng quang, trực tràng... sẽ phát triển tại đó, tạo thành những ổ lạc nội mạc tử cung, gây rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, đau bụng và có thể biến chứng thành vô sinh.
Những triệu chứng biểu hiện khi bị lạc nội mạc tử cung?
Theo PGS.TS Vương Tiến Hòa, Bệnh viện Phụ sản TW, đã chia sẻ thì chị em bị đau bụng dữ dội vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh thất thường lúc ít lúc nhiều thì phải nghĩ tới bệnh lạc nội mạc tử cung. Khi bị lạc nội mạc tử cung, người bệnh thường có các triệu chứng như: đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt; đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết nhiều làm ảnh hường đến mọi sinh hoạt...
Đối tượng nào dễ bị lạc nội mạc tử cung?
Lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra với bất kì chị em nào trong độ tuổi sinh sản và thường biến mất sau độ tuổi mãn kinh.
Bị lạc nội mạc tử cung là sẽ không thể mang thai được nữa?
Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có liên quan đến hiếm muộn do làm giảm dự trữ noãn ở buồng trứng, ảnh hưởng đến chức năng phóng noãn và thụ tinh giữa noãn với tinh trùng. Tuy nhiên, không phải ai bị lạc nội mạc tử cung đều bị hiếm muộn.
Lạc nội mạc tử cung vẫn được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Về lý thuyết, 10- 15 % phụ nữ vô sinh có lạc nội mạc tử cung. Nhưng ngược lại, phụ nữ vô sinh thì từ 45-50% là do lạc nội mạc tử cung. Nếu lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng sẽ ảnh hưởng đến khâu phóng noãn (làm cho trứng không lớn lên được). Nếu lạc nội mạc tử cung ở vòi tử cung dẫn đến tắc thì lại càng khó khăn hơn cho việc có thai.
Sau khi phẫu thuật, lạc nội mạc tử cung vẫn có thể tái phát?
Trong trường hợp người bị lạc nội mạc tử cung chưa được phẫu thuật triệt để thì vẫn có khả năng bị tái phát lạc nội mạc tử cung.
Theo TNO
9 hiểu lầm về ung thư cổ tử cung Ung thư cổ tử cung do một loại virus rất dễ lây lan gọi là Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Tuy nhiên, rất nhiều người có những hiểu lầm về ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung thường bắt đầu trong các tế bào ở cổ tử cung. Những tế bào này trải qua những thay đổi tiền ung...