Những lưu ý khi sử dụng đồ nhựa đựng thực phẩm
Dùng đồ nhựa không đúng cách gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta đấy!
Mua đồ nhựa đựng thực phẩm ở những nơi đảm bảo
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đồ nhựa đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, được sản xuất thủ công, không qua kiểm định. Nó có thể là mối nguy hiểm rất lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng do sản xuất kém vệ sinh, sử dụng nhựa tái chế với nhiều chất phụ gia, chất tạo màu độc hại…
Để đảm bảo an toàn, các bạn nên mua đồ nhựa đựng thực phẩm của những nhãn hiệu có uy tín, có chứng nhận của cơ quan kiểm định. Chúng mình nên chọn mua những đồ nhựa có độ trong, bóng cao, bề mặt không bị nhám hoặc xước. Các sản phẩm như vậy thường có tính an toàn cao hơn rất nhiều.
Nên chọn hộp nhựa vô cơ, cứng, màu trắng
Chúng ta nên sử dụng đồ đựng thực phẩm bằng nhựa vô cơ vì loại nhựa này thường ít gây độc hại hơn so với nhựa hữu cơ. Để phân biệt 2 loại nhựa này, các bạn có thể soi dưới ánh nắng mặt trời, nhựa hữu cơ sẽ vẫn nhìn thấy ánh nắng mặt trời còn nhựa vô cơ không cho ánh nắng đi qua.
Bên cạnh đó, chúng mình cũng cần chú ý tới độ cứng và màu sắc của các loại đồ nhựa đựng thực phẩm. Hộp nhựa cứng và có màu trắng thường có độ an toàn cao hơn. Nguyên nhân là do nhựa dẻo, nhựa có màu sặc sỡ dễ bị biến dạng hoặc thôi nhiễm hóa chất, chất tạo màu ở nhiệt độ cao. Vì thế, nó có thể gây nhiễm độc cho chúng ta, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đồng thời gây nên các căn bệnh nguy hiểm nữa đấy!
Video đang HOT
Không tái sử dụng chai và hộp nhựa mỏng
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, các loại chai đựng nước ngọt hay hộp nhựa mỏng thường được làm từ nhựa #1 PET, tức là loại nhựa dùng một lần. Theo thời gian, khi chúng ta sử dụng lại và để chai tiếp xúc nhiều với ánh nắng, nhiệt độ cao…, các hóa chất, chất phụ gia, chất tạo màu được sử dụng trong quá trình chế tạo loại nhựa này có thể ngấm vào nước và gây độc hại cho sức khỏe.
Không chỉ thế, các loại chai lọ hay hộp làm từ loại nhựa này rất khó để cọ rửa sạch vì chúng là nhựa xốp, rất dễ bị ngấm hương liệu và vi khuẩn trong quá trình sử dụng. Điều này không chỉ gây mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa và nhất là sức khỏe của người dùng.
Tránh dùng đồ nhựa đựng thức ăn nóng
Khi chúng ta dùng hộp nhựa để đựng thực phẩm nóng, nhất là ở nhiệt độ 100 độ C, hàm lượng monostyren (một chất độc) trong nhựa sẽ giải phóng ra và ngấm vào thức ăn. Điều này gây tổn hại nghiêm trọng đến gan và gây nên rất nhiều căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe.
Đặc biệt, các bạn tuyệt đối không nên sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn khi cho vào lò vi sóng. Nhiệt độ cao trong lò có thể khiến các chất độc hại từ nhựa bị thôi ra và ngấm vào thực phẩm, gây hại nghiêm trọng. Không những thế, sự kết hợp giữa chất béo trong thực phẩm với nhựa tổng hợp sẽ tạo nên chất dioxin, rất nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí còn dẫn đến ung thư, gây ảnh hưởng đến tính mạng của chúng ta.
Vì thế, cách tốt nhất cho chúng mình là sử dụng hộp đựng hay bát đĩa bằng thủy tinh, sành, sứ để đựng thực phẩm khi cho vào lò vi sóng nhé!
Theo VNE
Lưu ý về thuốc không cần kê đơn
Không nên tùy tiện sử dụng thuốc không cần kê đơn, phải có sự hiểu biết nhất định khi dùng thuốc.
Hầu như trong mọi tủ thuốc gia đình đều có một vài loại thuốc không cần kê đơn để phòng những bệnh thông thường.
Đối với tất cả những loại dược phẩm, đặc biệt là đối với những loại thuốc không cần kê toa (được gọi là OTC - over the counter, mua tự do ở nhà thuốc) thì nhãn thuốc rất quan trọng vì bệnh nhân đang sử dụng thuốc thiếu sự chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy nên tập thói quen đọc kỹ nhãn thuốc mỗi khi bạn mua thuốc bởi vì 2 hoặc nhiều sản phẩm cùng chứa chung một nhóm thuốc. Điều đó không có nghĩa là nó điều trị cho cùng một loại bệnh hoặc cùng có chung một công thức. Nếu trong nhãn thuốc có điều gì khó hiểu, cần phải hỏi bác sĩ, y tá, dược sĩ.
Hầu như trong mọi tủ thuốc gia đình đều có một vài loại thuốc không cần kê đơn để phòng những bệnh thông thường. (Ảnh minh họa)
Tất cả những sản phẩm OTC bạn sẽ tìm thấy những thông tin sau trong nhãn thuốc:
- Hoạt chất: Là những chất có tác dụng trị liệu, mục này liệt kê hàm lượng của hoạt chất có trong một đơn vị thuốc.
- Công dụng: Bệnh hoặc những triệu chứng mà sản phẩm sẽ điều trị hoặc ngăn ngừa.
- Thận trọng: Khi nào không nên sử dụng thuốc, những tác dụng phụ có thể xảy ra, những tương tác thuốc có thể mắc phải...
- Thành phần không hoạt tính: Tá dược, chất tạo màu, chất tạo mùi vị...
- Nhóm thuốc: Chẳng hạn như kháng histamine, antacid...
- Liều dùng: Tuổi, mỗi ngày uống bao nhiêu lần, sử dụng trong bao lâu...
- Hạn dùng: Sau thời hạn này, bạn không nên sử dụng.
- Lô sản xuất: Thông tin của nhà sản xuất để giúp nhận diện sản phẩm.
- Trọng lượng tịnh (trọng lượng của mỗi sản phẩm có trong một bao bì chứa).
- Những điều cần phải làm khi uống quá liều.
Thông thường, nhà sản xuất hay thay đổi những thông tin về sản phẩm của họ, vì vậy mỗi lần mua thuốc, bạn hãy đọc kỹ nhãn thuốc.
Theo VNE
Lưu ý khi dịch đau mắt đỏ lan rộng Khi mắc bệnh đau mắt đỏ, không tự dùng thuốc nhỏ có chất corticoid (dexamethasone) hoặc những thuốc dân gian như đắp ếch nhái, lá nha đam, xông lá trầu... Bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện vào tháng 7, 8 hằng năm - thời điểm mưa lũ nhiều. So với những năm trước, dịch đau mắt đỏ năm nay xuất hiện muộn...