Những lưu ý khi lái xe đường dài
Chỉ một vài lưu ý nho nhỏ như đi đúng làn đường, phán đoán tình huống hay lái xe với tốc độ ổn định… sẽ giúp một chuyến đi dài suôn sẻ hơn.
Duy trì tốc độ
Khi lái xe đường dài, tài xế nên duy trì ổn định tốc độ của xe, không nên tăng giảm đột ngột hoặc thực hiện hành động này nhiều lần, bởi nó dễ mang lại cảm giác mệt mỏi. Mặt khác khi lái ở tốc độ cao, khả năng xử lý khi gặp những tình huống khẩn cấp cũng khó khăn hơn và có thể dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng, đáng tiếc. Ngoài ra, khi lái xe với tốc độ ổn định, lượng nhiên liệu tiêu thụ sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với việc tăng, giảm tốc liên tục. Với việc tiết kiệm nhiên liệu, số lần phải dừng đỗ để tiếp thêm nhiên liệu cũng giảm đi, do đó thời gian di chuyển cũng rút ngắn lại.
Đi đúng làn đường
Khi di chuyển trên đường cao tốc, việc đi đúng làn đường rất quan trọng và nó cũng không phải là ngoại lệ khi di chuyển đường dài. Việc thay đổi làn đường liên tục, cũng giống như việc đánh võng trên đường, sẽ mang lại cảm giác mệt mỏi và căng thẳng nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc di chuyển đúng làn đường không chỉ giúp phương tiện của bạn di chuyển thuận lợi mà cả những phương tiện khác cũng dễ dàng di chuyển, từ đó tránh được những tình huống tai nạn bất ngờ.
Video đang HOT
Phán đoán tình huống
Đây là một kỹ năng mà tài xế sẽ có được sau nhiều năm lái xe trên đường. Tuy nhiên, nó không đến một cách tự nhiên mà cần có sự chủ động của người lái. Khi chịu khó quan sát, tài xế sẽ nắm bắt được điều kiện giao thông hiện tại, từ đó có thể phán đoán được những tình huống có thể xảy trong khi lưu thông. Với khả năng phán đoán tình huống tốt, tài xế sẽ có được trạng thái lái xe thoải mái nhất và tránh được những rủi ro đáng tiếc trên suốt chặng hành trình.
Nghỉ ngơi hợp lý
Một lưu ý khác cũng rất quan trọng đối với những người lái xe đường trường là nghỉ ngơi, thư giãn. Vì vậy khi lái xe nên cố gắng tạo cho mình trạng thái tốt nhất, từ tư thế ngồi thoải mái cho đến tinh thần sảng khoái là những điều rất cần thiết. Chính vì vậy, khi gặp ức chế về mặt tâm lý do đường sá không tốt hoặc điều kiện giao thông không như ý… hãy đậu xe ở một nơi an toàn và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc hành trình.
Nghỉ chân
Khi điều khiển xe, lái xe phải sử dụng rất nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là đôi chân phải thường xuyên dẵm, nhả phanh/ga. Chính vì vậy, trên những chặng hành trình dài, nên cho đôi chân của bạn được nghỉ ngơi. Trong khi lái xe, không nhất thiết phải dừng lại để cho đôi chân nghỉ ngơi, mà chỉ cần dời chân của bạn khỏi pe-dal và đặt nó xuống sàn một lát, bởi việc giữ chân lâu ở một vị trí có thể sẽ khiến nó bị tê dại, dẫn đến những tình huống không đang có.
TUẤN NGỌC
Theo Infonet
Những lưu ý dinh dưỡng khi bị tiêu chảy
PGS.TS Trần Đình Toán cho biết: "Bệnh tiêu chảy cấp tính xuất hiện cả bốn mùa trong năm, biểu hiện là đi tiêu phân có nhiều nước từ 3 lần trở lên trong ngày".
Bệnh nhân thường kèm theo ói mửa, đau bụng và đau hậu môn. Nguyên nhân của tiêu chảy cấp tính có thể do ngộ độc thực phẩm và nhiễm các vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng gây bệnh (Campylobacter, E. Coli, V.Chorela, Shigella, Samonella, nấm Giardia Lamblia, Rotavirus, adeno virus)... gây ra".
Khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nhiều nước, ở mức độ nặng sẽ gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Cần bù nước điện giải để lấy lại lượng dịch đã mất qua đường tiêu hóa. "Tốt nhất là dùng gói oresol, pha theo hướng dẫn trên bao bì. Uống dung dịch này từng ngụm và thường xuyên, càng nhiều càng tốt. Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này", PGS.TS. Trần Đình Toán cho biết thêm.
Cơ thể cần được bù đắp lại lượng nước đã mất. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô đi và dẫn đến những triệu chứng khác. Ngoài ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể. Việc uống nước nhiều có thể sẽ làm tiêu chảy nhiều hơn nhưng bệnh sẽ mau khỏi hơn.
Chứng tiêu chảy cũng làm mất đi một số đường và muối khoáng trong cơ thể. Song song với nước, nên bồi bổ những chất này bằng cách pha một thìa cà phê đường cùng một chút xíu muối trong một lít nước lọc. Có thể pha thêm nước cam hay nước chanh nếu cần hương vị thơm ngon. Nếu không uống được thì có thể truyền nước muối để bù đắp lại cho cơ thể. Các loại nước ngọt có hơi không nên uống nhiều.
Tiêu chảy có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do thức ăn qua ruột quá nhanh, cơ thể không sử dụng chúng làm năng lượng và do người bệnh ăn ít vì giảm cảm giác ngon miệng. Mặc dù trong thời gian tiêu chảy quá trình hâp thu thức ăn có giảm hơn bình thường nhưng vân hâp thu qua ruôt nhiều. Khi bị bệnh tiêu chảy không nên ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào bằng bơ hoặc mỡ heo, xúc xích, cà phê, nước giải khát có gaz.
Những thực phẩm sinh hơi như bắp cải, bông cải xanh, các loại đậu, đậu Hà Lan, hành... có thể gây kích ứng cho ruột và làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, cần tránh sử dụng những loại thực phẩm này. Ngoài ra, cũng không nên dùng những thực phẩm và những loại đồ uống có chất cafein cho đến khi bệnh tiêu chảy giảm hẳn.
Tránh một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá... ngay cả cơm cũng không nên ăn nhiều quá. Trường hợp sợ đuối sức vì không có chất bổ, có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như súp gà, nước phở, tránh những loại súp màu đục như súp đậu hay khoai tây.
Thức ăn có nhiệt lượng cao, giàu protein và vitamin, ít lipit, là những món ít bã dễ tiêu hóa, không gây kích thích. Do đó, người bệnh nên chọn ăn cháo gạo, mì nước, thịt nạc, thịt gà, đậu phụ, lá rau non. Phương thức chế biến chủ yếu là: hầm, luộc, om, nhúng, hấp. Thực phẩm cần được băm, thái nhỏ, nấu nhừ để bổ sung đủ năng lượng, protein, vitamin, lại giảm được kích thích cơ học và hóa học đối với đường ruột, giúp phục hồi sức khỏe. Người bệnh cũng nên ăn ít một, thành nhiều bữa.
Thanh Huyền
Theo Dân trí
Những lưu ý để kỳ nghỉ lễ được trọn vẹn Đi du lịch trong dịp nghỉ lễ ngày càng trở thành xu hướng phổ biến. Dịp lễ Quốc khánh 2/9 được nghỉ 4 ngày sẽ là một kỳ nghỉ thú vị cho mỗi gia đình. Để kỳ nghỉ thêm trọn vẹn, hãy lưu ý chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Chơi chừng mực Được tung tăng chạy nhảy trên bãi biển,...