Những lưu ý khi dùng kháng sinh dạng bột pha uống cho trẻ em
Thuốc kháng sinh dạng bột được đóng gói hoặc đóng chai dùng để pha thành dung dịch uống là một dạng bào chế thường dùng cho trẻ em. Khi cho trẻ uống thuốc, phụ huynh cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Cách pha thuốc dạng bột thông dụng nhất là dùng bột thuốc để pha với nước đun sôi để nguội. Tỷ lệ thuốc và nước pha như thế nào cần phải đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì.
Trước khi pha thuốc, phụ huynh cần rửa tay thật sạch và chuẩn bị một cốc nước đun sôi để nguội, để tránh nhiễm khuẩn vào dung dịch thuốc sắp pha. Dụng cụ pha thuốc (thìa, cốc) cũng cần phải sạch sẽ.
Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi pha thuốc bột cho trẻ em
Video đang HOT
Đối với thuốc kháng sinh dạng bột đóng gói: các phụ huynh pha thuốc với một ít nước nguội. Tháo gói thuốc bằng cách cắt một bên để đổ thuốc ra cốc. Cần lấy kéo cắt hoặc xé bao cẩn thận tránh làm thuốc rơi ra ngoài. Chú ý bao gói thường làm bằng loại vật liệu chống ẩm nên rất dai, nếu xé bằng tay phải cẩn thận.
Thông thường những thuốc này đã được bào chế trong thành phần có vị ngọt dễ uống. Tuy nhiên, không nên pha thêm đường hoặc các chất làm ngọt khác vì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt tính của thuốc, nhất là với những thuốc dễ bị ảnh hưởng của độ pH. Thuốc bột kháng sinh đóng gói chỉ pha đủ uống mỗi lần theo liều quy định.
Đối với thuốc dạng bột đóng chai: các phụ huynh phải đọc kỹ tờ hướng dẫn pha thuốc có trong chai. Trên chai có vạch mũi tên hướng dẫn in màu để dễ nhận biết hoặc vạch ngang để giới hạn mực nước khi pha. Thoạt đầu cần cho một ít nước vào chai, đậy nắp và lắc kỹ để hòa tan bột thuốc, sau đó thêm nước đến vạch quy định trên chai, lắc mạnh cho bột thuốc tan hết hoặc toàn bộ dung dịch đồng nhất rồi cho trẻ uống theo hướng dẫn về số thìa hoặc số mililit.
Có hai loại kháng sinh dạng bột pha uống: hay dùng cho trẻ em là cefuroxime 125mg/5ml và azithromycin 200mg/5ml. Thông thường đi kèm với chai thuốc cefuroxime có một cốc đo bằng nhựa có vạch chỉ vị trí 20ml. Phụ huynh thêm nước đến vạch này sau đó cho vào chai. Đậy nắp, dốc ngược chai và lắc mạnh (trong 15 giây).
Đối với kháng sinh azithromycin 200mg/5ml, phụ huynh phải chuẩn bị 9ml nước (có thể đong bằng ống tiêm có sẵn trong hộp thuốc) cho vào chai thuốc, lắc đều. Phụ huynh tiếp tục cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc cách dùng thuốc ghi trên đơn thuốc có kèm theo hộp thuốc. Lắc đều chai trước mỗi lần cho trẻ uống thuốc để tránh tình trạng thuốc lắng xuống phía dưới. Sau khi pha thuốc, nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng thuốc chỉ sử dụng được trong vòng 7 ngày, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì có thể dùng trong vòng 14 ngày sau khi pha.
Những lưu ý: các dạng bào chế thuốc kháng sinh dạng bột dùng để pha uống có rất nhiều loại và cũng thường được các thầy thuốc kê đơn cho phụ huynh mua về cho trẻ uống tại nhà. Vì vậy khi dùng thuốc cần tuân theo quy định về liều lượng, cách sử dụng để tránh tai biến và cách bảo quản để tránh làm hỏng thuốc. Đối với trẻ đã lớn cũng không nên để trẻ tự rót thuốc uống, người lớn phải trực tiếp cho trẻ uống với sự giám sát chặt chẽ để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo SKĐS
Bệnh nhân tử vong sau tiêm thuốc kháng sinh
Ít phút sau khi được y tá tiêm thuốc kháng sinh, một bệnh nhân người Thanh Hóa từ từ ngất xỉu rồi tử vong. Một cuộc họp khẩn giữa các bên liên quan đã diễn ra, phía bệnh viện đã đồng ý hỗ trợ gia đình nạn nhân 100 triệu đồng.
Người nhà đau xót khi biết tin ông Thực qua đời. Ảnh: Lê Hoàng.
Sáng 13/7 ông Lê Văn Thực, 52 tuổi, trú tại xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá được mổ trĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Sau ca mổ, ông được chuyển về phòng ngoại Trĩ để tiếp tục theo dõi. Đến khoảng 9h30 thì y tá của bệnh viện đến thử test một loại thuốc kháng sinh. Kết quả thử thuốc âm tính nên cô đã tiến hành tiêm cho bệnh nhân.
Sau khi tiêm khoảng 3 phút thì ông Thực kêu khó thở rồi lịm đi. Người nhà mời bác sĩ đến cấp cứu thì nhìn thấy ông đã tử vong.
Người nhà nạn nhân cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Thực là do lỗi của y bác sỹ bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, vì sau khi mổ ông vẫn tỉnh táo, không có biểu hiện gì bất thường.
Chiều cùng ngày, lãnh đạo bệnh viện, cán bộ Sở Y tế Thanh Hóa đã làm việc với gia đình nạn nhân. Theo đó, bệnh viện đồng ý hỗ trợ gia đình 100 triệu đồng tiền mai táng do hoàn cảnh khó khăn.
Ông Lê Hữu Uyển, Trưởng phòng nghiệp vụ Y tế, Sở Y tế Thanh Hóa cũng cho biết, sự việc xảy ra là do rủi do, nguyên nhân tử vong hiện đang được Cơ quan pháp y tỉnh Thanh Hóa điều tra làm rõ.
"Chúng tôi sẽ công bố nguyên nhân gây ra cái chết của bệnh nhân Lê Văn Thực sau khi có kết quả. Nếu cán bộ bệnh viện trong quá trình thực hiện quy chế và qui trình có sai sót dẫn đến việc bệnh nhân bị tử vong chúng tôi sẽ xử lý", ông Uyển nói.
Theo VNE
Bụng không vô cớ mà đầy hơi Trong khung ruột bao giờ cũng phải có hơi từ phản ứng lên men phế phẩm dưới bàn tay thúc đẩy của vi khuẩn, nấm mốc sống thường trực trong lòng ruột. Nhờ hơi mà ruột có độ căng thích hợp để phân được thải ra ngoài với số lượng và tiến độ khiến gia chủ thở phào nhẹ nhõm. Nhưng chuyện gì...