Những lưu ý khi dán thẻ thu phí tự động
Hiện tại ở Việt Nam có 2 công ty cung cấp dịch vụ dán thẻ thu phí tự động là VETC và VDTC (ePass). Thu phí không dừng (ETC) sẽ được áp dụng hoàn toàn trên các tuyến cao tốc từ 1/8.
Điều này khiến cho nhu cầu dán thẻ thu phí tự động ngày càng tăng cao, đặc biệt là những khách hàng có nhu cầu di chuyển thường xuyên trên các tuyến cao tốc.
Hiện tại ở Việt Nam có 2 công ty chính cung cấp dịch vụ này là VETC và VDTC (ePass). Cả 2 đều liên kết với các trạm ETC nên khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ công ty nào để đăng ký dịch vụ.
Dưới đây là những lưu ý cho khách hàng khi mang xe đi dán thẻ thu phí tự động.
Người dùng có thể lên website của VETC hoặc VDTC để tìm địa điểm dán thẻ thu phí tự động. Thông thường VDTC hỗ trợ dán ở các cửa hàng Viettel Store, còn VETC thường có ở các trạm thu phí, trung tâm đăng kiểm.
Cần mang theo CMND/CCCD, cà-vẹt xe và giấy đăng kiểm khi đi đăng kiểm dán thẻ thu phí tự động.
Khi mang xe đến nơi dán thu phí tự động, chủ xe cần mang theo 3 loại giấy tờ liên quan gồm CMND/CCCD, giấy đăng ký phương tiện (cà-vẹt) và giấy đăng kiểm. Để giảm thời gian khi đến địa điểm dán, người dùng có thể đăng ký thông tin trước trên website hoặc ứng dụng của công ty.
Cần lưu ý mỗi phương tiện chỉ có thể đăng ký duy nhất dịch vụ thu phí không dừng của VETC hoặc VDTC. Trường hợp đã có tài khoản của bên này nhưng muốn đăng ký bên công ty còn lại, khách hàng cần liên hệ với công ty đã có tài khoản và yêu cầu hủy.
Thẻ thu phí tự động có thể dán ở 2 vị trí trên phương tiện là mặt trong kính lái và mặt ngoài chóa đèn pha. Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng, người dùng nên cân nhắc lựa chọn vị trí dán phù hợp.
Video đang HOT
Có 2 vị trí dán thẻ định danh thu phí tự động trên xe.
Dán ở mặt trong kính lái giúp thẻ bền hơn do không chịu tác động của thời tiết cũng như bị đất, cát văng vào. Tuy nhiên vị trí dán này chỉ phù hợp những xe không dán phim cách nhiệt hoặc dán loại phim không phải kim loại.
Thông thường, nhân viên dán thẻ sẽ có thiết bị để đo độ nhạy của thẻ. Trường hợp không đáp ứng tiêu chuẩn, người dùng có thể cân nhắc cắt một phần phim cách nhiệt hoặc chuyển sang dán phía dưới đèn.
Dán thẻ định danh phía dưới đèn giúp tầm nhìn người lái trông thoáng hơn, độ nhạy khi qua trạm thu phí cũng tốt hơn loại dán phía trong kính lái. Dù sử dụng loại keo có độ bám dính tốt, dán thẻ ở chóa đèn cũng dễ bị bong tróc nếu bất cẩn trong lúc rửa xe hay xảy ra va chạm phía trước.
Thẻ định danh chỉ có thể dán một lần sau khi tháo lớp keo. Trường hợp thẻ bị bong tróc, người dùng phải dán lại với mức phí 120.000 đồng/lần.
Nên kiểm tra số dư tài khoản để tránh bị xử phạt khi qua trạm thu phí.
Không ít trường hợp người dùng đã dán thẻ thu phí tự động nhưng quên nạp tiền vào tài khoản, khiến cho thanh chắn tại trạm thu phí không mở lên và gây ùn tắc giao thông cho phương tiện phía sau. Việc quên nạp tiền cũng có thể bị xử phạt theo pháp luật.
Nghị định 100/2021/NĐ-CP quy định xe chưa đăng ký thu phí tự động hoặc tài khoản không đủ tiền đi vào làn đường dành riêng ETC sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng.
VDTC (ePass) có tính năng liên kết với ví điện tử Viettel Pay, người dùng nên cân nhắc sử dụng tính năng này để không cần lo lắng về việc tài khoản thu phí tự động còn tiền hay không. Đối thủ VETC hiện vẫn chưa hỗ trợ liên kết ví điện tử, khách hàng chỉ có thể nạp tiền thông qua hình thức chuyển khoản hoặc thông qua các cổng thanh toán trực tuyến.
Cần loại ngay những vật dụng này trên ô tô để tránh rước 'bà hoả' tới
Một số vật dụng thông thường hay được chủ xe để trên ô tô như chai nước suối, nước ngọt có ga, bật lửa,... lại là vật dụng có nguy cơ gây cháy nổ cho xe.
Thời điểm này nhiều tỉnh thành trên cả nước đang bước vào những ngày nắng nóng gay gắt. Trong đó, một số tỉnh có nền nhiệt độ ngoài trời lên đến hơn 39 độ C. Với ô tô, thời tiết nắng nóng tác động trực tiếp lên thân xe làm cho nhiệt độ trong khoang xe cao hơn nhiều so với nhiệt độ bên ngoài.
Theo Kỹ sư ô tô Lê Văn Tạch, khi ô tô tắt máy, đóng kín cửa và để phơi lâu dưới trời nắng nóng với nhiệt độ ngoài trời khoảng 40 độ C thì nhiệt độ trong xe sẽ khoảng hơn 90 độ C.
"Vì vậy, trên xe có chứa các vật dụng gây hội tụ ánh sáng như các nút cao su trắng dính vào kính chắn gió, chai nước sẽ tạo ra một vùng nhiệt tăng đột biến chiếu vào trong xe. Nếu chùm sáng hội tụ đó chiếu vào bề mặt dễ cháy, đồng thời bề mặt đó đang rất nóng có thể sẽ dẫn đến bị bốc cháy"- kỹ sư nhắc nhở.
Khi đỗ xe ngoài trời nắng nóng, các chủ xe cần lưu ý đối với một số vật dụng. Ảnh: TN
Ngoài việc ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho lớp sơn ngoại thất nhanh phai màu xuống cấp, các loại nội thất như bảng táp lô, vô lăng, ghế ngồi nhanh chóng bị làm nóng, chủ xe cũng cần lưu ý khi đỗ xe ngoài trời nắng có thể tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Đáng chú ý, một số vật dụng để trong xe có thể hút ánh nắng mặt trời và tạo ra tia lửa dễ gây cháy nổ.
1. Bật lửa, bình chữa cháy mini
Nhiều người thường có thói quen để bật lửa trên ô tô vì khá tiện dụng. Tuy nhiên, ga trong bật lửa rất dễ giãn nở khi gặp nhiệt độ cao dẫn tới nguy cơ phát nổ. Hậu quả là một số bộ phận trên xe có thể bị hư hỏng, thậm chí gây hoả hoạn. Do vậy, khi đỗ xe dưới trời nắng nóng, nền nhiệt cao, cần bỏ bật lửa ra khỏi xe.
Tương tự, với những bình chữa cháy mini cũng có thể giãn nở mạnh khi gặp nắng gắt và nhiệt độ cao dẫn tới nguy cơ nổ bình (vỏ kim loại), gây thiệt hại cũng như phiền toái nhất định cho chủ xe.
Để hạn chế rủi ro, các chuyên gia khuyên rằng nên bỏ ngay những loại này ra khỏi xe. Trường hợp bình cứu hoả mini nếu buộc phải đặt trong ô tô thì nên chọn những vị trí không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng như cốp phụ, hộc cánh cửa hoặc dưới ghế ngồi. Không nên để trên tap-lô hoặc vị trí gần các cửa kính.
Một số loại chai nước không nên để trên ô tô mùa nắng nóng. Ảnh minh hoạ
2. Chai xịt khử mùi, nước suối
Để thuận tiện nhiều người cũng có thói quen để những chai xịt vệ sinh, xịt khử mùi, chai nước suối bên trong xe, đặc biệt là mặt táp lô xe. Các chai xịt này đều được nén khí kết hợp van điều áp, vì vậy khi để trong khoang nội thất ô tô đỗ giữa trời nắng nóng, nhiệt độ tăng cao có thể khiến áp suất bên trong các bình xịt tăng và dẫn tới nguy cơ phát nổ.
3. Đồ vật bằng nhựa, cao su dẻo
Ở nhiệt độ cao, các vật dụng bằng nhựa hay cao su dẻo như găng tay, dép cao su, băng dính,... hoàn toàn có thể biến dạng, hư hỏng và ảnh hưởng đến những chi tiết khác của xe. Ngoài ra, các vật bằng nhựa như kính râm, đĩa CD, DVD, hộp nhựa,... khi gặp nắng cũng có thể bị giòn, nhanh hỏng hơn.
4. Thiết bị điện tử
Khi đỗ xe ngoài trời nắng, một trong những vật dụng chủ xe không nên để trong xe như cục sạc dự phòng cho các thiết bị di động hay các loại điện thoại di động... Trong đó, phần lớn các thiết bị sạc dự phòng đều sử dụng pin lithium-ion. Loại pin này có chứa thành phần chất lỏng nhạy cảm với các phản ứng hóa học. Nếu để cục sạc dự phòng trong môi trường nhiệt độ cao như khoang nội thất ô tô, đỗ dưới trời nắng nóng trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đoản mạch dẫn đến cháy nổ.
Các thiết bị điện tử càng dễ gây nguy hiểm nếu để trên ô tô dưới trời nắng. Ảnh minh hoạ
Các loại điện thoại di động và các thiết bị có pin cũng là một trong những mối nguy hại khi đỗ xe dưới trời nắng nóng. Khi đó tác động nhiệt độ trong khoang nội thất có thể làm pin trong điện thoại di động, máy ảnh biến dạng, phản ứng dẫn đến cháy nổ.
5. Các vật dụng khác
Một vật dụng tưởng chừng như không ảnh hưởng gì nhưng lại cũng là một trong những đồ dùng không nên để trong xe khi xe đỗ ngoài trời nắng đó chính là sáp thơm, dung dịch khử mùi nội thất. Các đồ dùng này để trong xe hay cắm vào cửa gió điều hoà dưới tác động của nhiệt độ tăng cao trong khoang nội thất ô tô có thể bị biến dạng, nóng chảy... làm bẩn các chi tiết nội thất. Thậm chí nếu để lâu sẽ hình thành nên những vết ố vàng rất khó làm sạch.
Nguyên tắc khi mượn xe ô tô của người khác Rửa xe và đổ đầy bình xăng trước khi trả lại là phép lịch sự tối thiểu khi mượn xe. Ngoài ra, còn có một số điều khác mà bạn cần lưu ý khi mượn xe hơi. 1. Không vi phạm luật giao thông Lái xe của người khác phải đặc biệt cẩn thận, tuân thủ luật giao thông và đừng vi phạm...