Những lưu ý cho sức khỏe trẻ nhỏ sau ngày Tết
Sự thay đổi thời tiết trong dịp Tết có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ cảm, cúm ở trẻ nhỏ. Trong một số trường hợp có thể phát triển thành viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi.
Các vấn đề tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm
Thực phẩm ngày tết thường được chế biến sẵn, dự trữ nhiều ngày. Vì vậy, những ngày Tết và sau Tết là lúc trẻ dễ găp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng… hay nguy hiểm hơn có thể gặp các vấn đề ngộ độc thức ăn có thể tiềm ẩn rủi ro lớn.
Biểu hiện: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, có thể có sốt, đau đầu
Nguyên nhân thường gặp:
- Thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm,
- Tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh,
- Không rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Cách phòng tránh:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên,
- Chú ý nấu ăn vừa đủ trong ngày, tránh đồ ăn lưu trữ lâu hoặc hâm lại nhiều lần,
- Tránh thịt hoặc cá chưa nấu chín, thức ăn sống, chỉ uống nước đóng chai khi đi du lịch.
Sự thay đổi thời tiết trong dịp Tết có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ cảm, cúm ở trẻ nhỏ. Trong một số trường hợp có thể phát triển thành viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi.
Biểu hiện: Ho, sổ mũi, đau họng, sốt. Có thể sốt cao, đau họng, đau đầu, đau cơ.
Nguyên nhân: Cảm thường do nhiễm trùng hệ hô hấp trên do virus gây ra, do tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh hoặc hít phải dịch tiết có chứa virut cúm (do người bệnh hắt hơi, ho).
Phòng ngừa: Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc người bệnh.
Video đang HOT
Xử trí:
- Uống thuốc hạ sốt khi cần khi sốt cao (thân nhiệt trên 38,5 độ C),
- Uống đủ nước, ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ,
- Theo dõi các dấu hiệu của biến chứng nặng để đi khám ngay.
Viêm tiểu phế quản, viêm phổi
Thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đa số do nhiễm virus hô hấp hợp bào (RSV).
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng tương đối nhẹ, giống triệu chứng cảm lạnh.
Nhưng đối với trẻ em bị sanh non, trẻ có hệ thống miễn dịch kém, bị bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh phổi mãn tính, hoặc trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, bệnh có thể trở nên trầm trọng cần cấp cứu.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay – chân – miệng (BTCM) là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra, có biểu hiện sốt và mụn nước, thường thấy xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng. BTCM phần lớn ảnh hưởng đến đối tượng trẻ em dưới 10 tuổi và thường gặp nhất là ở lứa tuổi dưới 5.
Ngày Tết, việc vui chơi và tiếp xúc với nhiều trẻ nhỏ khác có thể bị ảnh hưởng bởi BTCM do bệnh lây qua tiếp xúc từ người sang người. Đặc biệt trẻ còn nhỏ sẽ là đối tượng dễ bị lây bệnh nhất. Các dấu hiệu biểu hiện ban đầu như đau họng, sốt, nổi mẩn đỏ (dạng hồng ban mụn nước) ở miệng, tay, chân hoặc mông, loét họng, lưỡi và miệng, biếng ăn
Bệnh tay – chân – miệng thường xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay
Phòng tránh:
- Rửa tay bằng xà phòng và nước trước và sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tránh dùng chung đồ ăn, thức uống, đồ dùng cá nhân với người khác.
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không sạch.
- Khử trùng đồ chơi và các bề mặt thường xuyên chạm vào (tay nắm cửa, bàn, ghế…).
Dị ứng
Thời tiết thay đổi thất thường và lịch sinh hoạt, ăn uống trong ngày Tết cũng thay đổi, có thể làm khởi phát một số bệnh dị ứng.
- Dị ứng thức ăn: Do không để ý được tất cả thức ăn trong các bữa tiệc. Có thể trẻ sẽ bị nổi mề đay, nổi mẩn dị ứng do ăn phải thức ăn có thành phần gây dị ứng.
Nguy hiểm là các phản ứng dị ứng mạnh gây sưng phù mặt, mắt, môi hoặc gây tình trạng khó thở, thở rít; cần phải đưa trẻ đi khám ngay.
- Dị ứng da: Bé được đi chơi nhiều, có thể sẽ tiếp xúc với những chất gây dị ứng làm bé bị viêm da dị ứng; những bé vốn bị chàm da có thể bị nặng hơn.
Nếu vùng da bị sưng đỏ, chảy dịch, cần đưa trẻ đi khám. Không nên tự ý bôi các thuốc không rõ thành phần thuốc chưa được bác sĩ hướng dẫn sử dụng.
- Dị ứng hô hấp: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nặng hơn có thể là khởi phát cơn hen suyễn khi di chuyển nhiều đến những nơi khác nhau, thay đổi khí hậu, những khu vực mà trong không khí chứa nhiều các chất gây kích ứng dị ứng đường hô hấp (phấn hoa, khói thuốc lá, bụi…).
Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ sốt cao, khò khè, thở mệt.
Phòng tránh:
- Cần lưu ý giữ vệ sinh cá nhân tốt. Rửa tay thường xuyên, vệ sinh răng miệng.
- Chú ý đến những thức ăn trẻ ăn vào, nhất là những thức ăn bé đã từng bị dị ứng và những thức ăn trẻ chưa từng thử trước đây.
- Những trẻ bị dị ứng đang được điều trị thuốc nên tiếp tục duy trì đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, không nên lơ là (đặc biệt những bé bị hen suyễn, chàm da).
Lễ Tết là dịp gia đình được nghỉ ngơi, vui chơi. Các bậc cha mẹ cần chú ý những vấn đề bệnh lý, cách phòng tránh bệnh để các bé và cả gia đình thoải mái vui xuân.
Chỉ ho và chảy nước mũi, bé 4 tháng tuổi biến chứng nặng phải nhập viện
Bắt đầu vào mùa lạnh cũng là thời điểm trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cha mẹ tuyệt đối đừng chủ quan vì bệnh thường tiến triển rất nhanh ngay cả khi không có triệu chứng rõ ràng.
Biến chứng nặng từ triệu chứng thường gặp
Ngày 15/11, bé T.T.K (4 tháng tuổi) đến khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc trong tình trạng chảy nước mũi đã hơn hai tuần, ho một tuần không khỏi. Bé đã khám và điều trị tại một số cơ sở y tế nhưng không có tiến triển tốt.
Qua thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị viêm tiểu phế quản, viêm mũi họng cấp biến chứng thành viêm tai giữa cấp ứ mủ hai bên kèm rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, bệnh có tiến triển xấu, cần theo dõi tình trạng viêm xoang hàm cấp - bệnh lý hô hấp rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
Điều đáng chú ý là trước đó, trẻ hoàn toàn không sốt, đại tiểu tiện bình thường, chỉ xuất hiện một vài triệu chứng thường gặp vào mùa lạnh như ho, chảy nước mũi, rất dễ bị cha mẹ bỏ qua.
Chị B.T.T.H (mẹ của cháu T.T.K) cho biết: " Hai tuần nay, cháu không có dấu hiệu gì nghiêm trọng, chỉ có húng hắng ho và chảy nước mũi, không sốt, ăn uống bình thường, ngủ tốt. Đêm trước khi nhập viện, cháu quấy khóc nhiều cho nên gia đình đưa đi khám thì mới biết tình trạng của cháu lại nghiêm trọng như vậy."
Triệu chứng thường gặp ở trẻ có thể là cảnh báo bệnh nguy hiểm
Cốt tủy viêm xương hàm - bệnh lý hô hấp nguy hiểm ở trẻ nhỏ
Viêm xoang hàm cấp hay cốt tủy viêm xương hàm là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc xoang, có dịch mủ ứ đọng tạo áp lực lên vùng má và góc trong ổ mắt. Khi xoang hàm bị viêm có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn như áp xe ổ mắt, viêm dây thần kinh thị giác khiến thị lực suy giảm và có thể dẫn đến mù lòa; biến chứng ở đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan; biến chứng viêm tai giữa gây ảnh hưởng đến chức năng nghe, thậm chí cả viêm phế quản, phổi. Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất là viêm màng não hoặc áp xe não có thể đe dọa đến tính mạng trẻ.
Trường hợp của bệnh nhi T.T.K (4 tháng tuổi), ngày 18/11, các triệu chứng viêm đường hô hấp bước vào thời kỳ cao điểm. Lúc này, tình trạng viêm bao gồm viêm phế quản phổi, viêm mũi họng cấp, viêm tai giữa cấp ứ mủ hai bên. Đồng thời, qua thăm khám kết hợp kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nội soi, các bác sĩ phát hiện các dấu hiệu viêm xoang hàm phải cấp. Bệnh nhi có biểu hiện nghẹt mũi, nước mũi đặc, quấy khóc nhiều.
Đến ngày 21/11, sau một tuần điều trị, bệnh nhi đã có chuyển biến tích cực: viêm tai giữa ổn định, các triệu chứng viêm đường hô hấp đã giảm, tình trạng viêm xoang hàm cấp tiến triển khá.
Bệnh nhi phục hồi tốt sau phẫu thuật
Cảnh báo viêm đường hô hấp biến chứng rất nhanh ở trẻ nhỏ
Thời tiết giao mùa chuyển sang lạnh, trẻ em rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp với các biểu hiện ban đầu là chảy nước mũi và ho.
Đây là những triệu chứng dị ứng thời tiết thường gặp và ít nghiêm trọng ở người lớn nhưng đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh thì những dấu hiệu này rất có thể cảnh báo trẻ đang bị viêm đường hô hấp. Bệnh sẽ biến chứng rất nhanh và nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bất cứ biểu hiện bất thường nào ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi đều cần phải lưu tâm
" Trẻ em đặc biệt là đối tượng trẻ sơ sinh, nhũ nhi còn rất nhỏ, khi bé mắc bệnh có thể không có các biểu hiện rõ ràng.
Một vài triệu chứng khi trẻ bị bệnh mà cha mẹ quan sát thấy như trẻ chảy nước mũi, khụt khịt và ngạt đặc mũi, ho, nôn trớ...hoặc một vài biểu hiện như trẻ bú kém hoặc bỏ bú, chơi ít, trẻ quấy khóc không rõ nguyên do... thì cha mẹ cần phải đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay ." - Ths.Bs Saing Pisy - Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Hồng Ngọc đưa ra lời khuyên./.
2 nguyên tắc cha mẹ cần nhớ khi trẻ bị sốt Sốt là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Khi trẻ sốt, cha mẹ có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của con trước khi đưa bé đi bệnh viện. 2 nguyên tắc cần nhớ khi con bị sốt Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36.5-37.5...