Những luật lệ kỳ lạ trên thế giới
Nhiều nơi trên thế giới vẫn còn tồn tại những luật lệ kỳ lạ. Có những việc chúng ta tưởng như rất bình thường nhưng lại là điều cấm kỵ. Dưới đây là một số luật lệ “kỳ lạ” nhất, theo Lolwot.com.
Cấm đeo mặt nạ khi biểu tình ở Đức – Ảnh chụp màn hình Lolwot
Không được bắt cá hồi
Theo Đạo luật về cá hồi năm 1986, người dân ở Anh quốc không được đánh bắt cá hồi. Nếu ai cố ý vi phạm thì sẽ bị phạt tù.
Không được giết và ăn thịt thiên nga
Ở Anh, thiên nga được ví như những thiên thần từ thiên đường. Chúng là loài chim uy nghiêm, duyên dáng và tao nhã. Vì vậy, Nữ hoàng Anh đã ra lệnh cấm giết và ăn thịt loài chim này. Ai vi phạm sẽ đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc.
Thiên nga rất được xem trọng ở Anh – Ảnh chụp màn hình Lolwot
Không được uống rượu… trong quán rượu
Năm 1872, ở Ireland, việc uống rượu ở nơi công cộng, kể cả quán rượu, là bất hợp pháp. Những người vi phạm sẽ bị phạt tiền tại chỗ, và nếu không trả tiền, họ sẽ phải ra tòa. Luật này giờ đã không còn nữa.
Cấm thay… bóng đèn tròn
Tiểu bang Victoria (Úc) cấm việc thay bóng đèn tròn trong nhà. Luật này nghe thật vô lý, và hầu hết người dân ở đây vẫn “lén” lách luật. Nhiều người vẫn tự hỏi có gì nguy hiểm trong việc tự thay bóng đèn tại nhà?
Video đang HOT
Thay bóng đèn tròn có nguy hiểm? – Ảnh chụp màn hình Lolwot
Đeo mặt nạ là cấm kỵ
Nếu bạn có tham gia biểu tình ở Đức thì nhớ là đừng đeo mặt nạ. Theo một đạo luật năm 1980, nước này cấm việc đeo mặt nạ hoặc cải trang khi tham gia các cuộc mít tinh, biểu tình.
Cấm đặt tên cho lợn là… Napoleon
Thật khó mà tưởng tượng rằng ai đó lại đặt tên một con heo theo tên vị tướng này. Nhưng dường như người Pháp lại tin việc này có thể xảy ra, nên luật cấm đặt tên heo là Napoleon ra đời. Bạn có thể đặt tên con lợn của mình là gì cũng được, miễn không xúc phạm đến nhân vật lịch sử này.
Ở Pháp, không được gọi heo là… Napoleon – Ảnh chụp màn hình Lolwot
Phụ nữ chưa chồng không được nhảy dù vào ngày chủ nhật
Bang Florida (Mỹ) đã đưa ra một đạo luật kỳ cục: cấm phụ nữ chưa chồng nhảy dù vào chủ nhật. Và tất nhiên, có rất nhiều người “mặc kệ” luật này và vẫn nhảy dù đều đặn mỗi chủ nhật.
Tất cả người dân Milan phải cười suốt ngày
Người dân thành phố Milan (Ý) phải luôn mỉm cười ở nơi công cộng. Nếu ai nhăn nhó, khó chịu thì sẽ bị phạt nặng, và họ phải luôn mỉm cười, chỉ trừ khi tham dự đám tang hay đi thăm ai đó ở bệnh viện. Luật này đặt ra với hy vọng người dân sẽ có thái độ tích cực hơn.
Người dân Milan phải cười ở nơi công cộng – Ảnh chụp màn hình Lolwot
Không được ăn kẹo cao su
Ở Singapore, nếu bị bắt gặp nhai kẹo cao su, bạn sẽ bị phạt rất nặng. Từ năm 2004, nước này chỉ cho phép nhai kẹo cao su nếu nhằm mục đích chữa bệnh và phải do bác sĩ kê đơn. Nếu nhổ bã kẹo cao su ra đường, bạn sẽ bị phạt 500 USD (khoảng 10 triệu rưỡi đồng).
Lừa phải mặc tã lót
Nhằm bảo đảm vệ sinh đường phố, luật pháp Brazil quy định tất cả lừa và ngựa phải… mặc tã suốt cả ngày. Bất kể ai hay vật gì làm bẩn đường phố đều sẽ bị xét xử.
Một con lừa mặc… tã lót – Ảnh chụp màn hình Lolwot
Béo là cái tội
Thật kỳ lạ! Tuy là cái nôi của môn vật Sumo và các đô vật nặng tới hơn 200 kg, nhưng ở Nhật, béo phì là bất hợp pháp. Các nhà lập pháp Nhật quy định đàn ông phải có vòng eo dưới 79 cm và phụ nữ là dưới 89 cm. Tuy vậy, nếu muốn thực thi luật này thì chắc sẽ phải tổ chức đo vòng eo bắt buộc trên cả nước.
Đô vật Sumo Nhật – Ảnh chụp màn hình Lolwot
Không được xả nước bồn cầu sau 10 giờ tối
Luật của Thụy Sĩ quy định những người ở chung cư không được xả nước bồn cầu sau 10 giờ tối bất kể lý do gì. Theo chính phủ nước này, tiếng nước xối sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn và làm phiền hàng xóm, dẫn đến nhiều hậu quả.
Uyên Lê
Theo Thanhnien
Những lệnh cấm "lạ" thời Lý Quang Diệu
Mong ước một Singapore hoàn hảo, xanh sạch, biến một làng chài nhỏ thành đảo quốc phú cường, chính quyền thời Thủ tướng Lý Quang Diệu đã đưa ra những biện pháp hết sức cứng rắn và nhiều lệnh cấm "lạ" như cấm nhai kẹo cao su.
Người nước ngoài tới Singapore không chỉ biết đây là đảo quốc nhỏ có phép màu kinh tế, từng là thuộc địa của Anh, mà còn hiểu rất rõ nếu nhai hay nhả kẹo cao su ở nơi công cộng sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đánh bằng roi tre.
Trong thực tế, việc sở hữu kẹo cao su hay nhai nó không bị coi là trái phép tại Singapore. Hành động bị coi là phạm pháp - bắt đầu từ năm 1992 - là buôn bán hay nhập khẩu mặt hàng này. Quyết định đưa ra bắt nguồn từ việc ảnh hưởng của nó với hệ thống tàu điện ngầm rất đắt tiền vừa được xây dựng khi đó. Bã kẹo cao su đã bịt kín các cửa cảm ứng, hay đơn giản là dính đầy ghế ngồi.
Ảnh: therealsingapore
Khi lệnh cấm được ban hành, thậm chí trong trường hợp lần đầu tiên vi phạm, người ta có thể phải nộp phạt lên tới 100.000 đô la Singapore và chịu án 2 năm tù.
Kết quả là lệnh cấm có tác dụng lập tức. Chỉ trong ít tháng, kẹo cao su dường như biến mất khỏi Singapore. Đến năm 2004, lệnh cấm này được nới lỏng một chút khi Singapore cho phép lưu hành loại kẹo cao su không đường vì mục đích y tế.
Tuy nhiên, khi khách muốn mua phải tìm đến đúng hiệu thuốc, cung cấp đủ tên và chứng minh thư. Còn các dược sỹ cũng dễ dàng bị bỏ tù đến 2 năm cùng một khoản tiền phạt tới 1.600 đô la nếu vi phạm một trong những quy định khắt khe trong điều lệ kinh doanh mặt hàng này.
Dĩ nhiên, kẹo cao su không phải là mục tiêu duy nhất. Bạn có thể bị đánh bằng gậy tại đảo quốc này nếu như là nam giới và dưới 50 tuổi. Hình phạt được áp dụng cho khá nhiều tội bao gồm cả các "lỗi nhỏ" như hành động cố ý phá hoại hay làm hư hỏng công trình nghệ thuật, tài sản công, thắng cảnh... hay đơn giản là quá hạn visa.
Những hành vi như khạc nhổ chất nhầy ra đường phố và các địa điểm công cộng cũng bị coi là phạm pháp với mức phạt cho lần đầu vi phạm là 2.000 đô la Singapore, và mức phạt lên tới 10.000 đô la nếu vi phạm lần thứ ba. Người vi phạm còn phải mặc một chiếc áo màu xanh và làm vệ sinh trên đường phố.
Các nội dung khiêu dâm cũng bị coi là vi phạm pháp luật ở đảo quốc này, bao gồm cả tạp chí Playboy. Các tạp chí được cho là làm lây lan ảnh khỏa thân đã bị cấm ở đây từ năm 1982.
Theo Thái An
Vietnamnet/Guardian
Những điều cấm kỵ trong ngày đầu năm mới trên thế giới Không chỉ ở Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng có những điều kiêng cữ vào ngày đầu năm mới. Trong đó, có những quan niệm về điềm lành và điềm gở khá giống Việt Nam. Khoảnh khắc đón năm mới ở Quảng trường Thời Đại, thành phố New York, Mỹ - Ảnh: Reuters 1. Không cho ai mượn tiền và trả...