Những luật lạ lùng trên thế giới
Thành phố Longyearbyen, đảo Svalbard, Na Uy có luật cấm chôn cất. Còn Nhật Bản có luật “ thắt chặt vòng eo” để tránh nguy cơ tiềm ẩn do béo phì gây ra.
Cấm chôn cất ở thành phố Longyearbyen, đảo Svalbard, Na Uy: Ở thành phố này, chôn cất người chết cũng là phạm luật. Trong thành phố có một nghĩa địa nhỏ nhưng không cho phép chôn thêm người trong suốt 70 năm qua. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng thi thể ở khu vực này không bao giờ phân hủy được vì được bảo quản trong một lớp băng vĩnh cửu. Vì vậy, những người bị ốm hay qua đời sẽ được gửi tới những nơi khác ở Na Uy.
Cấm nhai kẹo cao su ở Singapore: Để bảo vệ môi trường, tại Singapore từ năm 1992 đã cấm người dân mua bán và nhập khẩu kẹo cao su. Thời gian sau, luật có nới lỏng, song chỉ những loại kẹo cao su có chức năng chữa bệnh mới được lưu hành và phải mua tại các cửa hiệu thuốc theo đơn của bác sĩ.
Brunei, Indonesia, Malaysia cấm tiêu thụ sầu riêng ở xe bus, tàu, khách sạn, sân bay. Lý do vì loại trái cây này có mùi nồng nặc, khó ngửi với nhiều người.
Video đang HOT
Cấm mập ở Nhật Bản: Mặc dù là một trong những quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp nhất trên thế giới (ít hơn 5%) nhưng Nhật vẫn thực hiện chính sách “thắt chặt vòng eo” từ năm 2009. Theo đó, đàn ông từ 40 tuổi trở lên có vòng eo phải nhỏ hơn 80 cm, phụ nữ ở độ tuổi này phải có vòng eo nhỏ hơn 90 cm. Mục đích của chính sách này là hạn chế sự phát triển của bệnh tật liên quan đến người béo như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao…. , đồng thời tiết kiệm ngân sách cho y tế.
Luật lạ lùng ở Thái: Tại đất nước này, mại dâm được coi như một ngành kinh doanh nhưng nếu bạn ra đường không mặc quần chíp hoặc lái xe không mặc áo (dù có mặc quần) đều phạm luật. Cũng tại Thái Lan, người nào phỉ báng nhà vua, người kế vị có thể bị phạt tù lên tới 15 năm.
Dội nước trong nhà vệ sinh ở Thụy Sỹ sau 22h là phạm luật vì có thể gây ồn. Lý do là ở Thụy Sỹ, tiếng ồn bị coi là nghiêm trọng hơn các loại ô nhiễm khác.
Cấm chôn cất ở đảo Itsukushima: Hòn đảo Itsukushima của Nhật Bản là một địa điểm thiêng liêng của đạo Shinto. Tại đây, người ta rất quan tâm đến vấn đề giữ cho đảo trong lành vì vậy ở đây có luật cấm chết. Trong lịch sử, tại đây chỉ xảy ra một cuộc chiến tranh vào năm 1555. Sau khi chiến tranh kết thúc, chỉ huy quân đội đã đưa tất cả những xác chết vào đất liền và mang ra khỏi hòn đảo những phần đất bị dính máu. Kể từ năm 1878, gần đền thờ Itsukushima, người dân không được phép chết hoặc sinh nở. Những phụ nữ sắp sinh hoặc những người ốm nặng sẽ được chuyển vào đất liền để giữ gìn sự linh thiêng và trong sạch của hòn đảo. Cho tới nay, chôn cất người chết vẫn phạm luật ở đảo Itsukushima.
Cấm uống bia, rượu: Một số thành phố ở Mỹ có luật cấm uống bia, rượu nhưng mỗi nơi lại có quy định khác nhau. Chẳng hạn như St Louis, bang Missouri cấm uống bia khi ngồi trên đường phố. Tại Chicago, bạn có thể bị bắt nếu đứng thưởng thức bia ở bất kỳ nơi nào trong thành phố. Topeka, Kansas cấm uống rượu trong tách trà…
Ở Italy, những người béo phì không được phép mặc quần áo bằng vải polyester. Lý do vì loại vải này suôn nhưng không thấm mồ hôi, gây nóng bức khó chịu.
Cấm hôn ở Nevada: Ở Eureka, Nevada (Mỹ), đàn ông có ria mép không được phép hôn phụ nữ.
Cấm bán kem đánh răng và bàn chải cho cùng một khách hàng: Tại Providence, tiểu bang Rhode Island của Mỹ, bán thuốc đánh răng và bàn chải đánh răng cho cùng một khách hàng trong ngày chủ nhật là phạm luật.
ĐỖ QUYÊN
Theo Infonet
Vô tình nuốt phải bàn chải đánh răng
Georgie Smith, một cô gái 19 tuổi tại Brighton, East Sussex (Anh) đã lỡ nuốt phải chiếc... bàn chải đánh răng vào cổ họng mà không sao lấy ra được. May mắn là sự cố này không quá nghiêm trọng.
"Tôi cứ tưởng mình sẽ chết vì nghẹt thở nhưng rồi nhận ra rằng cái bàn chải không hề bị tắc trong cổ họng và tôi vẫn có thể thở bình thường", Smith cho biết. Các bác sĩ cho rằng nếu như vậy thì họ không thể làm gì khác ngoài việc để mặc nó ra ngoài "một cách tự nhiên". Do phim X-quang không nhận diện được vật thể bằng nhựa nên người ta không thể xác định được vị trí của chiếc bàn chải. Nó có thể bị phân hủy trong ruột hoặc đã "ra ngoài" rồi.
Việc "nuốt nhầm bàn chải" không phải là một trường hợp quá hi hữu. Ca mổ lấy bàn chải đánh răng trong bụng một cô bé 15 tuổi người New Zealand đã diễn ra suôn sẻ cách đây vài năm mặc dù các bác sĩ lo rằng bệnh nhân phải chịu đau đớn vô cùng trong suốt quá trình phẫu thuật. Bác sĩ Dinesh Lal, nhà nghiên cứu về dạ dày rất ngạc nhiên khi nghe bệnh nhân nói rằng cô ấy "lỡ" nuốt phải bàn chải xuống cổ họng trong khi chải răng. Ca phẫu thuật lúc đó do sáu chuyên gia thực hiện, trở thành một sự kiện nổi bật trong năm 2010 trên tờ báo Y tế New Zealand.
Một trường hợp khác xảy ra tại Jerusalem (Israel), một phụ nữ 25 tuổi cũng nuốt phải bàn chải và vào bệnh viên cấp cứu. Các bác sĩ tại Trung tâm y tế Carmel đã chụp X-quang nhưng tất nhiên là không thể nhìn thấy vật thể bằng nhựa. "Tôi năn nỉ họ tiến hành kiểm tra thêm, nhưng chẳng ai tin tôi mà cứ nghĩ tôi ngủ mơ hay bất bình thường", nữ bệnh nhân nói với phóng viên tờ Jerusalem Post.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, các chuyên gia cho rằng chăm sóc răng miệng tốt không chỉ ngăn ngừa sâu răng và viêm lợi mà còn giảm nguy cơ gây đau tim và đột quỵ. Nhưng nuốt bàn chải đánh răng thì rõ ràng không phải là cách vệ sinh răng miệng hợp lý.
Theo ANTD
Những vùng đất "cấm chết" Tại một số vùng đất trên thế giới, con người không có quyền định đoạt chuyện có được phép chết tại đó hay không. Trên thực tế, đó là một thông lệ có từ thời cổ xưa. Vào thế kỷ thứ 5 trước CN, trên hoàn đảo Delos linh thiêng của người Hy Lạp, cái chết bị xem là điều cấm kỵ. Cho...