Những lớp rào an ninh “khủng” che chắn Obama ở Ấn Độ
Tổng thống Mỹ Barack Obama được bảo vệ bằng những biện pháp an ninh chưa từng có tiền lệ khi ông đặt chân xuống Delhi trong chuyến thăm 3 ngày tới Ấn Độ.
Ảnh: Reuters
BBC đưa tin, hàng nghìn nhân viên an ninh đã được triển khai. Nhiều tuyến đường bị cấm, với các rào chắn được dựng lên và tường bằng bao cát xuất hiện ở một số góc phố.
Các chuyên gia an ninh cho biết, đây là một chiến dịch an ninh “khủng” nhất mà Ấn Độ từng sắp xếp trong lịch sử nước này.
15.000 máy quay an ninh
Mô tả
Khoảng 15.000 máy quay giám sát an ninh đã được lắp đặt chỉ riêng tại thủ đô Delhi để phục vụ chuyến thăm của ông Obama. Đài Truyền hình NDTV đưa tin, 165 máy quay được lắp trên một tuyến phố lớn Rajpath, hay còn gọi là Đại lộ của Nhà vua, mà từ đó Tổng thống Mỹ duyệt binh.
Ảnh: Indian Times
NDTV cho biết, nhân viên an ninh Mỹ cũng có mặt ở các phòng điều khiển, theo dõi hình ảnh cùng các quan chức Ấn Độ.
Riêng đường Rajpath đã được phong tỏa cả tuần nay, với một lượng lớn binh sĩ bảo vệ ngày đêm.
Video đang HOT
Ảnh: Indian Times
438 phòng
Maurya Sheraton, một trong những khách sạn cao cấp nhất ở Delhi – là nơi nghỉ ưa thích của các Tổng thống Mỹ. Hai ông Clinton và George W. Bush từng ở đó và ông Obama cũng ở đây trong chuyến thăm năm 2010.
Ảnh: Getty
Tất cả 438 phòng của khách sạn đều đã được đặt chỗ cho Tổng thống Obama và những người đi cùng, và trong 3 ngày ở Ấn Độ, không một vị khách nào khác được phép vào đây.
Khách sạn này đã thành lập một nhóm nhân viên chuyên chăm sóc Tổng thống và đoàn đại biểu Mỹ.
Nhóm an ninh bảo vệ Tổng thống Mỹ đến khách sạn từ trước và sẽ đi rà soát từng khe cửa, khóa cửa và máy điều hòa, để đảm bảo không có thiết bị nghe trộm hay máy quay lén lút nào.
Mở rộng vùng cấm bay
Ảnh: BBC
Trước kia, Ấn Độ thường tuyên bố vùng cấm bay trong bán kính 300km vào Ngày Cộng hòa. Tuy nhiên, năm nay, Reuters cho biết, vùng này được mở rộng tới 400km.
Điều đó có nghĩa là không máy bay nào được cất cánh và hạ cánh Delhi, Agra và thậm chí cả ở Jaipur.
Ảnh: Getty
Theo các thông tin, cơ quan mật vụ Mỹ còn yêu cầu Ấn Độ một vùng cấm bay 5km xung quanh Rajpath trong khi diễn ra diễu binh. Tuy nhiên, yêu cầu này bị từ chối vì theo truyền thống, Không lực Ấn Độ sẽ bay diễu qua khi cuộc diễu binh Ngày Cộng hòa kết thúc.
Biệt đội Chó
Ảnh: Getty
Hơn 20 con chó nghiệp vụ đã được đưa tới Delhi trước khi ông Obama tới đây, để đánh hơi bất kỳ rắc rối nào.
Tờ Thời báo Ấn Độ cho biết, các “sĩ quan” chó thuộc biệt đội tinh nhuệ K-9 của Mật vụ Mỹ sẽ “được ăn nghỉ như bậc đế vương – trong các dãy phòng của một khách sạn 5 sao cùng với những người điều khiển chúng”.
Ảnh: Indian Times
Báo này dẫn lời các nguồn tin cảnh sát Delhi cho biết thêm, 4 trong số các cảnh sát 4 chân này có tên Hurricane, Jordan, Rock và Frederick.
Chó cũng giữ các “cấp bậc quân sự”. Chúng được đào tạo để phát hiện ngay cả những dấu vết nhỏ nhất của thiết bị nổ và chúng sẽ được triển khai quanh Rajpath và tại khách sạn Maurya Sheraton.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Nga "nổi giận" trước thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ
Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong Thông điệp Liên bang đầu năm về việc cô lập Nga trên trường quốc tế và khiến nền kinh tế nước này khủng hoảng trầm trọng, đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ một số quan chức Nga.
Phát biểu trong phiên họp chung của lưỡng viện Quốc hội, cùng với sự tham gia của hàng trăm khách mời và khoảng 30 triệu người trên khắp hành tinh qua sóng truyền hình trực tiếp, ông Obama nhấn mạnh: "Chúng tôi đang phát huy nguyên tắc mà các nước lớn hơn không thể bắt nạt nước nhỏ - bằng cách chống lại sự xâm lăng của Nga, hỗ trợ dân chủ của Ukraine, và trấn an các đồng minh NATO".
"Năm ngoái, khi Mỹ đang gặp khó khăn trong việc cùng các đồng minh trừng phạt Nga, có ý kiến đã cho rằng ông Putin có một chiến lược và sức mạnh bậc thầy. Nhưng hôm nay, Mỹ đã đứng vững đoàn kết cùng đồng minh, trong khi Nga đã bị cô lập vì nền kinh tế "tả tơi". Đó là cách làm của Mỹ: Không ồn ào nhưng kiên trì và có quyết tâm cao".
Tổng thống Obama phát biểu Thông điệp Liên bang năm 2015
Ngay sau khi những thông điệp này được phát đi, giới chức Nga đã nhanh chóng dấy lên sự chỉ trích mạnh mẽ. Hôm 21-1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lên án: "Bài phát biểu cho thấy Hoa Kỳ vẫn muốn thống trị thế giới, không muốn ngang hàng với bất cứ nước nào. Mỹ đã và đang có một chính sách hiếu chiến hơn".
Ông Lavrov cũng bày tỏ niềm tin rằng những nỗ lực nhằm cô lập Nga là vô nghĩa và những thái độ trong chính sách đối ngoại của Mỹ cuối cùng cũng phải thay đổi.
Về phần mình, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cũng có ý kiến phản bác: "Chúng tôi đang trải qua một giai đoạn khó khăn trong mối quan hệ với Mỹ và châu Âu, chứ không phải toàn bộ thế giới. Trên thực tế, chúng tôi vẫn duy trì liên lạc với các đối tác châu Âu".
Các quan chức Nga khác cũng có một lập trường thách thức hơn trước những khẳng định của ông Obama. Thông qua tài khoản Twitter của mình, Alexei Pushkov, người đứng đầu Ủy ban Các vấn đề quốc tế của Duma đã nhấn mạnh "Dường như ông Obama đã quên đi con số 4800 dân thường bị quân đội Kiev giết chết ở miền đông Ukraine, nhiều hơn cả số thương vong dưới bàn tay quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo".
Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cũng trực tiếp "mỉa mai" tuyên bố của Tổng thống Mỹ khi nói rằng "ông Obama đang mơ mộng vì nghĩ đã phá vỡ được nền kinh tế Nga".
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, Sergei Neverov lại cho rằng ông Obama đang đánh lạc hướng công chúng Mỹ khỏi các vấn đề trong nước. Nghị sĩ Duma Frants Klintsevich cũng nhấn mạnh Mỹ không hài lòng khi Nga là một "vật cản" trong tham vọng bá chủ thế giới của Washington.
Sau bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama, ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố lên án một số chính phủ châu Âu đã đồng lõa với chính sách tra tấn tù nhân dã man trong các nhà tù bí mật của CIA trên lãnh thổ của họ. Tuyên bố này lên án việc "lờ đi, không truy cứu trách nhiệm" của một số nước Châu Âu trong hỗ trợ sự tra tấn tàn bạo của CIA.
Theo_An ninh thủ đô
Ông Obama sẽ đề cập điều gì trong Thông điệp Liên bang 2015? Vào 21h00 ngày 20/1 giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đọc Thông điệp Liên bang năm 2015 trước lưỡng viện quốc hội. Dù Nhà Trắng và một số lãnh đạo đảng Cộng hòa nhiều lần tuyên bố muốn tìm tiếng nói chung và nhân nhượng thỏa hiệp, song người đứng đầu Nhà Trắng được dự báo sẽ trình bày một...