Những lỗi thường gặp trên Honda CR-V
Thời gian vừa qua, người dùng Honda CR-V liên tục gặp những sự cố khác nhau. Tuy nhiên Honda CR-V vẫn đạt doanh số khá cao. Vậy các lỗi thường gặp trên Honda CR-V là gì và có nghiêm trọng không?
Lỗi khóa cứng chân phanh trên Honda CR-V
Lỗi khóa cứng chân phanh là lỗi thường gặp trên Honda CR-V khi người lái chuyển sang chế độ Cruise Control đồng thời đặt bàn chân lên bàn đạp phanh, lỗi này được người dùng đánh giá rất nguy hiểm bởi nhiều nguyên nhân, cụ thể trường hợp lái xe sử dụng Cruise Control thường là trên cao tốc, di chuyển với tốc độ cao thì bỗng dưng chân phanh bị khóa cứng xe bị giảm tốc độ đột ngột gây cản trở cho việc xử lý của lái xe có thể gây tai nạn liên hoàn nếu xe phía sau không kịp xử lý.
Lỗi khóa cứng chân phanh là lỗi thường gặp trên Honda CR-V khi người lái chuyển sang chế độ Cruise Control đồng thời đặt bàn chân lên bàn đạp phanh
Lý giải cho việc này, Honda Việt Nam cho hay đây không phải là lỗi liên quan đến vấn đề chất lượng và đưa ra khuyến cáo rằng người lái xe Honda CR-V nên hạn chế việc đặt nhẹ chân lên bàn đạp phanh tránh việc cảm biến và hệ thống trợ lực phanh chuyển sang một hệ thống khác nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng làm cho lái xe cảm thấy không thoải mái khi điều khiển.
Được biết, những chiếc Honda CR-V gặp phải vấn đề trên đã được Honda cài đặt lại phần mềm ECU và giải quyết việc chân phanh bị khóa cứng.
Đèn pha Honda CR-V bị úng nước
Một số chiếc Honda CR-V gặp hiện tượng úng nước bên trong cụm đèn pha gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của lái xe vào ban đêm, việc để nước lọt vào bên trong đèn pha sẽ làm lớp ngoài của đèn xuất hiện một lớp sương mù mỏng, điều này gây cản trở tầm nhìn của tài xế và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn rất cao.
Video đang HOT
Mặc dù đã được Honda Việt Nam xử lý thay cụm đèn pha mới, tuy nhiên hiện tượng này vẫn tiếp tục xảy ra sau đó không lâu.
Một số chiếc Honda CR-V gặp hiện tượng úng nước bên trong cụm đèn pha gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của lái xe
Một chiếc xe Honda CR-V tại Nam Định đã bốc cháy dữ dội hồi tháng 05/2019 mặc dù xe đang được đổ trước nhà không sử dụng, trong lúc đó thời tiết tại Nam Định được ghi nhận là 40 độ và đây được cho là lý do khiến xe bốc cháy.
Ngọn lửa bắt nguồn từ phần lốp trước ở ghế phụ sau đó bốc cháy dữ dội lên phần kính lái khiến cho phần đầu xe hầu như biến dạng hoàn toàn, mặc dù đã được đưa về Honda Việt Nam để các chuyên gia kiểm định nhưng đến nay vẫn chưa có động thái gì thỏa đáng từ phía Honda.
Được biết, bên phía capo ở ghế phụ là bình nước làm mát, nước rửa kính, bơm dầu ABS, đường dẫn điều hòa nên các chuyên gia đưa ra kết luận ban đầu không do phía nhà sản xuất.
Nhiều khách hàng khi mua Honda CR-V về sử dụng một thời gian thì xảy ra tình trạng gầm xe bị rỉ sét, tuy nhiên người dùng cho biết xe không hề bị ngập nước hay ngâm trong nước nhưng vẫn xảy ra tình trạng rỉ sét nói trên.
Một trong những chi tiết bị rỉ sét nhiều nhất vẫn là phần khớp nối giữa thanh giằng ở phía sau và vòng đệm trục lap dẫn động, tuy nhiên phía Honda Việt Nam cho rằng lỗi này không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất hoạt động của xe và hệ thống treo, cách giải thích này không được người tiêu dùng đồng tình với cách giải thích này, các chuyên gia cũng cho rằng việc các chi tiết dưới gầm xe bị rỉ sét là việc không thể tránh khỏi nhưng việc gầm xe bị rỉ sét chỉ sau vài tháng sử dụng thì đây lại là vấn đề về chất lượng.
Nên đặt bình chữa cháy cho xe ô tô ở đâu để tránh phát nổ?
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho bản thân và những người xung quanh thì việc chọn và bố trí bình chữa cháy trên xe đúng cách là rất cần thiết.
Chọn bình chữa cháy ô tô
Có 3 điều cần lưu ý khi đặt bình chữa cháy trong xe. Đầu tiên, cố định bình chữa cháy bằng hệ thống giá đỡ. Thứ hai, đừng để nội thất ô tô của bạn quá nóng. Cuối cùng, để bình chữa cháy tránh với ánh nắng trực tiếp.
Chuyên gia khuyên rằng, chúng ta nên sử dụng bình chữa cháy các bon đi-ô-xít cho ô tô của mình. Chúng chứa đầy khí các bon đi-ô-xít không bắt lửa thân thiện với môi trường và trên hết là thân thiện với động cơ xe.
Hiện trên thị trường có 2 loại bình chữa cháy phổ biển nhất là loại bình dạng bột và bình khí CO2.
Chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên sử dụng bình chữa cháy các bon đi-ô-xít
Với bình chữa cháy dạng CO2
Khi sử dụng bạn nên cầm loa phun hướng vào gốc lửa với khoảng cách càng gần càng tốt, không gián đoạn mà nên phun liên tục cho tới khi lửa tắt hẳn. Với đám cháy chất lỏng thì phải phun trực tiếp trên bề mặt cháy, không nên phun xục xuống chất lỏng. Bình CO2 có hiệu quả dập lửa không cao đối với những đám cháy ngoài trời và khi dùng, bạn nên đứng ở đầu hướng gió để khí không bị bay ngược trở lại. Để tránh bị bỏng lạnh, chỉ nên cầm vào phần nhựa trên vòi và loa phun, tuyệt đối không phun vào người.
Sau khoảng 6 tháng sử dụng, bạn nên đem bình đi cân kiểm tra trọng lượng, nếu thấy trọng lượng đã bị giảm thì phải nạp thêm cho đầy. Với loại bình này nếu chọn loại tốt thì khoảng 2 năm bạn mới phải nạp thêm khí.
Bình chữa cháy bột
Loại bình này thường có đồng hồ chỉ lượng bột còn lại, nếu kim đồng hồ chạm vạch xanh tức là bình vẫn sử dụng tốt, chạm vạch đỏ là bột đang hao dần và khi kim chạm mức vàng tức là bạn đã bảo quản ở nhiệt độ không phù hợp hoặc đã đến lúc cần nạp thêm. Loại bình này có giá rẻ hơn bình CO2 nhưng chỉ có thời gian sử dụng trong khoảng 1 năm. Khi sử dụng, bạn nên lắc bình để tránh bột bị vón cục.
Sau khoảng 6 tháng sử dụng, bạn nên đem bình đi cân kiểm tra trọng lượng, nếu thấy trọng lượng đã bị giảm thì phải nạp thêm cho đầy
Thông thường trên nhãn dán của nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ có ghi các ký hiệu như ABC hoặc BC, là thông tin về tác dụng của bình chữa cháy trên các chất liệu cháy. Trong đó A là chữa các đám cháy chất rắn như gỗ, giấy carton, nhựa, B chữa các đám cháy chất lỏng như xăng dầu, cồn, C chữa các đám cháy chất khí như: gas, LPG. Với bình chữa cháy cho ô tô thì nên chọn loại có ký hiệu ABC.
Nên đặt bình cứu hỏa cho xe ô tô ở đâu để tránh phát nổ
Các chủ xe lưu ý nên lắp đặt bình cứu hỏa ở những nơi không ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như thao tác khi lái xe. Không nên lắp ở những nơi có ánh nắng chiếu vào trực tiếp đó là nguy cơ dẫn đến phát nổ khi không may gặp tai nạn.
Không nên đặt bình cứu hỏa dưới gầm ghế ngồi của người lái hay hộc để nước trên cánh cửa, phía dưới kính sau của xe,... Vị trí an toàn nhất chính là gầm ghế hành khách phía trước, khoang hành lý nhưng phải có hệ thống gá nâng đỡ để không bị va đập trong khi vận hành xe.
Các nguyên nhân dẫn tới xe ô tô bị dính côn Trong quá trình vận hành xe đôi khi chúng ta đột ngột phát hiện rằng chân côn của mình bị kẹt. Vây đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Máy nóng khi di chuyển thời gian dài Thường có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chân côn bị kẹt, do quá trình di chuyển máy bị nóng quá mức trong thời...