Những lời thú tội bị cưỡng ép (Kỳ 2)
Người đàn ông bị “hiểu sai” lời khai nên phải vào tù với bản án hiếp, giết vợ.
Năm 1999, Donna Zinetti, 36 tuổi được phát hiện trong một khu rừng không xa căn hộ của cô tại quận Prince George, Maryland. Khi cảnh sát tới hiện trường, họ nhận ra rằng người phụ nữ đã bị cưỡng hiếp một cách thô bạo trước khi tử vong.
Xác chết lõa thể của Donna Zinetti khiến cho cả những cảnh sát kinh nghiệm và gan dạ nhất cũng cảm thấy xót thương cho nạn nhân và căm phẫn vì hung thủ ra tay quá tàn độc. Trên ngực của cô có nhiều vết thương do một vật sắc gây nên. Vùng kín cũng bị xâm phạm nặng nề bằng một vật cứng. 13 vết thương tàn độc trên mặt, cổ và ngực nạn nhân cho thấy dường như đây không chỉ là một vụ hiếp dâm nhưng còn là vụ trả thù của hung thủ.
Có một điều dễ dàng cho cảnh sát là tinh dịch của hung thủ vẫn còn tại hiện trường.
Tuy nhiên, thay vì đưa mẫu tinh dịch đó đi xét nghiệm để tìm ra hung thủ thực sự, cảnh sát đã nhanh chóng khép lại vụ án vì có một người đã nhận tội.
Người đó là Keith Longtin, 45 tuổi, chồng của nạn nhân.
Keith Longtin và vợ Donna Zinetti
“Vụ án đã quá rõ ràng, chính hung thủ cũng đã nhận tội”, cảnh sát cho biết.
Nhưng thực tế, Keith chưa bao giờ thú nhận tội này. Ông cho rằng các nhân viên điều tra “đơn giản cố tình làm lệch nghĩa” lời khai của ông. Trong suốt buổi thẩm vấn kéo dài tới 38 giờ liên tục, không được phép ngủ hay nghỉ ngơi, Keith cũng chưa bao giờ thú nhận tội ác trên do mình gây ra.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dựa những lời khai và đặc biệt là “lời thú nhận” của ông, Keith vẫn bị buộc tội giết vợ và bị tống vào tù. Lời khai của ông đã bị “ấn định” bởi những nhân viên cảnh sát chưa bao giờ điều tra thực sự vụ án.
Một thời gian sau khi vụ án được khép lại, 2 nhân viên cảnh sát khác đặt nhiều nghi ngờ về kết luận quá nhanh chóng của nó. Những tình tiết trong vụ án hiếp, giết Donna Zinetti rất giống với hàng loạt các vụ hiếp, giết khác xảy ra trong khu vực trong khoảng thời gian gần đó.
Keith Longtin (tháng 4/2011) và Donna Zinetti.
Ban đầu, 2 nhân viên cảnh sát này bị cười nhạo vì nghi ngờ 1 điều đã quá chắc chắn và rõ ràng.
Vẫn tin vào nghi vấn của mình, 2 viên cảnh sát này đã lấy mẫu tinh dịch thu được trong người Donnan Zinetti để xét nghiệm lại.
Kết quả thật bất ngờ, mẫu tinh dịch được kết luận thuộc về Antonio D. Oesby, kẻ đã gây nên nhiều vụ hiếp dâm mới bị bắt cách đó 1 tuần.
Vậy là sau 8 tháng bị nhốt trong tù, Keith đã được minh oan. Ông là 1 trong 4 nạn nhân may mắn được minh oan sau khi bị kết án oan bởi những sai sót của cảnh sát quận Prince George.
3 trong số 4 người bị kết án oan này đã không được gặp gỡ luật sư trong quá trình bị thẩm vấn. Tất cả 4 người cũng bị đe dọa hoặc thẩm vấn kéo dài hơn 11h. Và chính lời thú tội của họ là bằng chứng duy nhất khiến họ bị kết án tại tòa. 4 người này sau đó dù được minh oan nhưng họ vẫn phải cam kết rằng họ tự nguyện nhận tội.
Kể từ sau những vụ án oan này, sở cảnh sát Prince George quyết định bắt buộc sử dụng việc ghi video lại tất cả các cuộc thẩm vấn của cảnh sát. Việc này sẽ giúp giảm tấn suất việc bị cưỡng chế nhận tội trong tương lai.
Sau khi được minh oan, Keith Longtin đã được cảnh sát quận Prince George bồi thường 7,5 triệu đô la về những gì họ đã gây ra.
Theo 24h
Những lời thú tội bị cưỡng ép (Kỳ 1)
Những vụ án lừa đảo, ép buộc nghi can nhận tội của các nhà điều tra vô đạo đức.
Năm 1984, một thiếu nữ 16 tuổi được người dân phát hiện chết trong tình trạng lõa thể tại gần sân bay quốc tế Detroit. Theo kết quả điều tra của cảnh sát bang Detroit, cô gái đã bị cưỡng hiếp và sát hại để bịt đầu mối.
Một công dân tên là Eddie Joe Lloyd khi hay tin cho rằng anh ta có thể giúp cảnh sát rất nhiều trong cuộc điều tra này nên đã gọi điện cho cảnh sát. Anh nói rằng mình có một chút manh mối về vụ án. Cảnh sát đã tới tận nhà gặp ông với hy vọng có thêm thông tin tới cái chết oan nghiệt của cô gái Michigan.
Trong suốt quá trình gặp gỡ, cảnh sát nói với Eddie Lloyd, lúc này đang điều trị tại bệnh viện, rằng họ nhờ anh thú nhận mình là hung thủ vụ án. "Nếu anh làm điều đó, anh sẽ giúp chúng tôi tìm được và cho hung thủ thật "thành khói".
Eddie sẵn sàng giúp đỡ và đồng ý nhận tội mặc dù thực sự anh không gây ra vụ án. Trong năm 2002, phóng viên điều tra của hãng Fox News phỏng vấn các chuyên gia về luật đã phát hiện ra những điều vô lý trong lời nhận tội của Lloyd. Họ thấy có sự bất hợp lý giữa vị trí cơ thể nạn nhân và hung thủ, loại quần nhỏ cô gái đang mặc trong thực tế khác với lời khai của Lloyd. Rõ ràng anh này đã bị dụ viết bản thú tội và nói những lời nhận tội và bị cảnh sát thu âm. Anh không biết rằng bằng việc ký vào tờ giấy giả vờ nhận tội, anh đã hủy bỏ tự do của chính mình.
Eddie Joe Lloyd được thả tự do vào ngày 26/8/2002.
Quả nhiên như vậy. Trước sự ngạc nhiên của Lloyd, ngay sau khi anh ký tờ giấy và lời khai giả vờ bị ghi âm, cảnh sát đã bắt giữ anh vì tội hiếp dâm và sát hại cô gái. Anh đã bị phản bội.
Lloyd cố gắng trong tuyệt vọng để thể hiện sự vô tội của mình. Lời tuyên án của các phiên tòa như những cú đấm nghiệt ngã vào cố gắng của anh. Lloyd bị kết án tù chung thân vào năm 1985.
Trong suốt thời gian bị giam giữ, Lloyd cố gắng để được điều tra và xét xử lại nhưng đều bất thành. Mãi sau này, khi Lloyd quyết định liên lạc với nhóm dự án Oan Sai mọi việc mới thay đổi. Nhóm này quyết định kiểm tra lại mẫu DNA từ mẫu tang vật mà cảnh sát còn lưu lại. Và thật bất ngờ, kết quả DNA chứng minh rằng Lloyd không phải chịu trách nhiệm về cái chết của cô gái bị cưỡng hiếp.
Tháng 8/2002, sau 17 năm trong tù, Lloyd được ân xá và thả tự do. Anh là trường hợp thứ 110 trong lịch sử Hoa Kỳ được thả tự do nhờ bằng chứng phần lớn dựa trên kết quả DNA.
Vụ án oan của Eddie Lloyd cũng bắt đầu cho việc coi trọng kết quả từ DNA trong các cuộc điều tra. Trước đây, do điều kiện kỹ thuật chưa đủ để mang lại độ chính xác cao trong vệc xét nghiệm DNA đã khiến nhiều trường hợp bị oan sai.
Vào tập niên 90 của thế kỷ trước, 2 bang Minnesota và Alaska không chấp nhận kết quả DNA làm bằng chứng trước tòa. Các bang khác cũng chỉ coi đó như một manh mối cần được tham khảo.
Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của công nghệ, tới năm 2006, 450 sở cảnh sát trên toàn nước Mỹ đã có được những thiết bị và phương pháp tốt để sử dụng việc xét nghiệm DNA để mang lại chính xác gần như tuyệt đối trong các vụ án.
Eddie Lloyd qua đời năm 2004, 2 năm sau khi được thả tự do. Những năm tháng trong tù khiến ông gặp nhiều vấn đề về xương khớp và bệnh đau tim.
Tuy nhiên, theo lời người thân và bạn bè, Eddie Lloyd đã sống 2 năm cuối đời đầy ý nghĩa bằng việc đi khắp đất nước, kể về dự án Oan Sai và có các bài diễn thuyết cuốn hút về việc áp dụng DNA trong điều tra xét xử.
Theo 24h
Trung Quốc hy vọng ngăn chặn những vụ oan sai Trung Quôc hy vọng sớm có một Bộ luật Hình sự sửa đổi, trong đó tăng quyền của luật sư bào chữa, chấm dứt những hành vi sai phạm như ép cung buộc nghi phạm nhận tội..., nhằm ngăn chăn nhưng vu oan sai, đem lai môt hê thông phap ly công băng, sang suôt hơn. Người mẹ Zhang Huanzhi. Ảnh: CNN Chuyên...