Những lỗi thiết kế nhà bếp vừa gây nguy hiểm vừa bất tiện
Thiết kế nội thất nhà bếp để tạo ra sự hợp lý trong việc nấu ăn không phải là điều dễ dàng. Trong quá trình thiết kế, nếu không nắm rõ bạn sẽ rất dễ gặp phải sự nguy hiểm hay bất tiện.
Bố trí các thiết bị bếp không hợp lý
Các thiết bị bếp không nên đặt quá thấp nhưng cũng không quá cao. Vị trí đặt thiết bị bếp nên dựa trên chiều cao của người sử dụng bếp. Lý tưởng nhất, các thiết bị nên được đặt ở độ cao ngang eo. Chẳng hạn, sẽ tốt hơn khi đưa lò nướng ra khỏi mặt sàn để bạn không bị bỏng mỗi khi lấy đồ ăn ra khỏi lò.
Bố trí các thiết bị nhà bếp hợp lý sẽ thuận tiện trong quá trình sử dung. Đồ họa: Phương Duy
Hãy lắp đặt kệ, ngăn kéo lên các bức tường chịu lực bởi tường thạch cao không chịu được tải trọng lớn và có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Không tận dụng góc trống
Điều quan trọng là tận dụng mọi ngóc ngách trong bếp, đặc biệt nếu không gian nấu nướng quá chật chội. Khay xoay có thể dễ dàng thay thế cho các ngăn kéo vô dụng. Cửa xếp tuy đắt đỏ nhưng lại là trợ thủ đắc lực cho gian bếp nhỏ bởi nó cho phép bạn sử dụng toàn bộ không gian bên trong.
Video đang HOT
Tận dụng tối đa không gian nhà bếp sẽ giúp tổng thể trông gọn gàng hơn. Đồ họa: Phương Duy
Ngăn kéo góc luôn là giải pháp tuyệt vời cho phòng bếp. Bạn thậm chí có thể đặt lò nướng hay bồn rửa vào trong đó nhưng đừng quên sử dụng đèn chiếu sáng loại tốt.
Cách sắp xếp không hợp lý
Dụng cụ thiết bị, đồ dự trữ, đồ ăn hay chén dĩa nhà bếp, nên được sắp xếp một cách tiện nghi nhất có thể. Vì những khu vực này luôn được sử dụng hàng ngày. Điều này giúp duy trì và cải thiện việc sử dụng nhà bếp một cách hiệu quả.
Quan trọng hơn nữa là bạn phải quan tâm đến khu vực tủ bếp. Hãy chắc chắn rằng, tủ bếp được thiết kế nơi bạn có thể dễ dàng cho mọi thao tác nhất. Bạn cũng không nên đặt quá nhiều dụng cụ trên mặt bàn, nó sẽ khiến cho phòng bếp của bạn trở nên bề bộn và xấu xí.
Thiếu hụt ánh sáng
Nhà bếp luôn đòi hỏi một lượng ánh sáng thích hợp để thao tác hàng ngày. Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo luôn được sử dụng trong thiết kế nhà bếp. Vì vậy, khi thiết kế phòng bếp nên chú ý đến chiếu sáng. Ngoài đèn chiếu sáng tổng thể cho phòng bếp, bạn cần lắp đặt thêm các đèn Led nhỏ để bổ sung một số khu vực của tủ bếp.
Nhà bếp luôn đòi hỏi đủ ánh sáng cho các thao tác hàng ngày. Đồ họa: Phương Duy
Chất lượng ánh sáng rất quan trọng. Vì bếp là khu vực chúng ta sử dụng hằng ngày. Ánh sáng chính không nên quá mạnh. Bạn nên chọn đèn vàng phối hợp ánh sáng trắng. Vì nếu ánh sáng trắng quá nhiều sẽ không tốt cho mắt. Ánh sáng vàng quá nhiều thì cảm giác nóng bức.
Thiếu ổ cắm điện, ổ cắm điện sai vị trí
Khi chọn vị trí ổ cắm điện trong phòng bếp, bạn nên tính toán cụ thể số lượng thiết bị gia dụng cần kết nối. Bạn nên lưu ý rằng ổ cắm được thiết kế cho các thiết bị lớn như tủ lạnh, lò nướng hay máy rửa chén cũng như các thiết bị nhỏ như ấm đun nước… cần được tính toán kĩ càng, để tránh việc thiếu hụt trong quá trình sử dụng.
Giúp bạn vệ sinh tủ bếp nhanh chóng và hiệu quả
Những mẹo vệ sinh tủ bếp đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn sở hữu không gian nấu nướng sạch sẽ và tươi mới.
Vệ sinh tủ bếp phủ sơn
Tủ bếp phủ sơn cần được làm sạch với dung dịch tẩy rửa nhẹ, sau đó rửa sạch và lau khô. Lưu ý, dung dịch tẩy rửa quá mạnh có thể làm trôi lớp sơn bám trên bề mặt tủ.
Vì vậy, bạn hãy sử dụng hỗn hợp tẩy rửa gồm giấm trắng chưng cất và vài giọt xà phòng. Hãy đổ hỗn hợp vào bình xịt để dễ dàng kiểm soát liều lượng, tiếp đó xịt hỗn hợp lên bề mặt tủ, dùng vải mềm ẩm lau từ trên xuống. Cuối cùng, sử dụng một miếng vải mềm khác để lau khô tủ.
Vệ sinh tủ bếp màu đen
Tủ bếp sơn đen hoặc nhuộm màu mun thường mang đến vẻ đẹp sang trọng, cổ điển cho không gian nấu nướng, nhưng bạn cần cẩn thận khi vệ sinh. Bạn nên tập thói quen lau tủ bếp ít nhất một lần mỗi tuần. Hãy sử dụng khăn mềm ẩm lau nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, tuyệt đối không kỳ cọ mạnh vì có thể làm xước bề mặt tủ.
Gia chủ nên vệ sinh tủ bếp thường xuyên. (Đồ họa: Trang Thiều)
Vệ sinh tủ bếp màu trắng
Tủ bếp trắng tạo vẻ đẹp tươi mới, sạch sẽ cho gian bếp, nhưng bề mặt màu trắng lại dễ in hằn dấu vân tay và để lộ vết trầy xước. Cũng giống như tủ bếp đen, bạn nên lau chùi ít nhất một lần mỗi tuần bằng vải mềm ẩm. Bạn cũng nên dự trù một lọ sơn nhỏ màu trắng để có thể khắc phục những vết trầy xước dễ thấy trên tủ bếp.
Vệ sinh tủ bếp làm từ gỗ nhuộm màu
Với tủ bếp làm từ gỗ nhuộm màu, bạn nên vệ sinh kỹ càng và đánh vecni định kỳ 1-2 lần mỗi năm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp giấm trắng và cồn theo tỉ lệ 7:1 tương ứng cùng vài giọt nước rửa chén để vệ sinh tủ bếp. Lấy một miếng vải sạch thấm vào hỗn hợp trên và nhẹ nhàng lau tủ từ trên xuống dưới.
Tiếp theo, rửa sạch tủ với nước ấm, chờ cho khô và cuối cùng sử dụng dầu bóng có chứa sáp ong để bảo vệ bề mặt tủ.
Vệ sinh tủ bếp Laminate
Trong tất cả các bề mặt tủ bếp thì Laminate dễ vệ sinh nhất bởi đặc tính không thấm nước, không bám bụi bẩn và dầu mỡ. Chỉ với một miếng vải mềm ẩm và một chút sức lực mỗi tuần là bề mặt tủ bếp đã sáng bóng như mới.
Tuy nhiên, để làm sạch kỹ càng hơn, bạn có thể tự pha dung dịch tẩy rửa gồm giấm, cồn và nước rửa chén theo tỉ lệ giống như bếp nhuộm màu.
Cách làm tủ bếp đúng cách để có tính thẩm mỹ cao, bền mãi và sử dụng tiện nghi hơn Tủ bếp là không gian quan trọng đối với sức khoẻ của cả gia đình, do vậy được các gia chủ rất chú trọng đầu tư. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về các loại tủ bếp và những chất liệu phổ biến để làm tủ bếp tốt nhất. Ảnh bản quyền Apoly Home Theo chia sẻ của Kiến trúc sư...