Những lỗi sai ngớ ngẩn của phim hè
Ngay cả các bom tấn của Hollywood cũng mắc phải những lỗi quá sơ đẳng này.
Mùa phim hè 2012 đã chính thức khép lại với những thành công vang dội, cùng các kỉ lục ấn tượng. Có thể nói The Avengers đã có sự mở màn vô cùng hoành tráng. Kế tiếp sau đó The Dark Knight Rises cùng hàng loạt các bộ phim khác đã viết tiếp nên thành công cho phim hè 2012.
Tuy nhiên, các bom tấn đình đám phát hành trong dịp hè từ quá khứ cho đến nay cũng mắc không ít những lỗi sai ai cũng nhận thấy. Từ bộ phim kinh điển Jaws cho đến The Parent Trap đều không tránh khỏi những lỗi này.
Mời các bạn cùng điểm qua những lỗi sai dễ phát hiện nhất của các bộ phim hè:
Có rất nhiều lỗi sai ngớ ngẩn trong bộ phim nổi tiếng năm 1999 mà khán giả có thể nhận ra. Chi tiết nhân vật Sean William Scott moment cầm chiếc cốc này là một ví dụ. Từ chiếc cốc có màu, bằng sứ nó bỗng chuyển thành cốc giấy không màu.
Bộ phim năm 1978 này được đánh giá là một trong những phim hài kịch tốt nhất cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, trong cảnh quay Dave Jennings ( Donald Sutherland) đang dạy học về “Paradise Lost” thì chữ “satan” đã thay đổi vị trí các con chữ trên bảng viết và ai cũng nhận ra đây là hai loại chữ viết khác nhau.
Clueless
Chi tiết trong bộ phim được phát hành năm 1995 nếu để ý qua thì sẽ rất khó nhận ra. Thế nhưng, bức hình này đã tố cáo chiếc gương chiếu hậu không phải lúc nào cũng xuất hiện ngay trên trán của Josh ( Paul Rudd).
Die Hard: With A Vengeance
Sau khi cố kiềm chế đi niềm kiêu hãnh, John McClane đã miễn cưỡng gọi cho người vợ bội bạc Holly trong bộ phim năm 1995 Die Hard. Thật không may, trong khoảnh khắc này anh nhận ra rằng Simon ( Jeremy Irons) đã để lại một đầu mối ở phần đáy chai. Tuy nhiên, con số và phần chữ này đã bị xoay lệch một góc 45 độ.
Khi nhân vật Johnny ( Patrick Swayze) nện cho Robbie ( Max Cantor) một trận đòn có lẽ ông sẽ không bao giờ quên lỗi sai rất khó phát hiện này. Trong một cảnh quay mà chiếc thắt lưng của anh đã di chuyển từ vòng eo của anh sau đó lại gắn chặt lên chân của Robbie.
National Lampoons European Vacation’
Trong bộ phim hài năm 1985, trong suốt kì nghỉ của mình Audrey Griswold ( Dana Hill) có giấc mơ chỉ ăn và ăn. Thậm chí thân hình của cô đã biến thành một quả bóng mập ú. Và khi chiếc áo sơ mi bị thổi phồng lên ai cũng nhìn thấy bên trong cô đã được độn như thế nào.
Trong bộ phim nổi tiếng năm 1984, Ghostbusters bắt đầu thu hút khi thể hiện kĩ năng phun ra lửa tài tình. Tuy nhiên, cảnh quay của ba vị anh hùng này ( Dan Aykroyd, Harold Ramis và Bill Murray) khi in lên báo chí thì còn lại như thế này đó.
The Parent Trap
Video đang HOT
Trong bộ phim năm 1998 – The Parent Trap thì nhân vật của Lindsay Lohan trong một phân cảnh đã được tự động đổi hai chiếc dây cột tóc khác nhau: một có màu còn một thì không.
Bom tấn năm 1996 cũng có một cảnh quay rất ngớ ngẩn khi bức hình trên bàn từ chỗ chỉ là ảnh của một người nhưng sau đó lại biến thành ảnh hai người hoàn toàn khác.
Jaws
Amity Island đã trở thành một nỗi ám ảnh sau bộ phim kinh dị năm 1975 của Steven Spielberg. Cùng một cảnh quay chở khách nhưng thương hiệu Amity trong cảnh quay này thì có, cảnh quay khác lại mất tên.
Pirates of the Caribbean: The Curse of the Black Pearl
Trong Pirates, Elizabeth (Keira Knightley) cầm trên tay sợi dây chuyền Black Pearl. Trong cùng một cảnh quay nhưng sợi dây này cũng như cách cầm cyả Keira đã không phải là một.
Trong bộ phim năm 1986 một phân cảnh giữa Feldman và O’Connell đã thấy rõ sự biến đổi khi lúc thì Feldman có sợi dây trên cổ lúc thì không.
The Dark Knight
Bộ phim kinh điển năm 2008 của đạo diễn Christopher Nolan cũng có những hạt sạn ngớ ngẩn. Trong cảnh quay đánh nhau giữa người dơi và Joker hãy để ý bàn tay của Batman trong hai góc máy thẳng và nghiêng sẽ thấy chúng không phải là một.
Nếu bạn có thể quá mải mê theo dõi bộ phim năm 2004 – The Notebook nhưng chỉ cần để ý kỹ sẽ thấy lỗi sai trong cảnh hôn của Ryan Gosling và Rachel McAdams. Cùng một khoảnh khắc nhưng đôi tay của Ryan khi để lên má lúc lại để trên bức tường gỗ.
Theo Ngôi sao
5 bộ phim tình cảm lãng mạn kinh điển
Nhẹ nhàng và sâu lắng là hai yếu tố chính tạo nên những bộ phim lãng mạn trường tồn với thời gian.
Hãy cùng điểm lại những tác phẩm điện ảnh lãng mạn kinh điển của thế giới.
1. The Notebook:
Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nicholas Sparks, The Notebook (Nhật ký tình yêu) là bộ phim tình cảm lãng mạn được nhắc đến nhiều nhất trong thập niên vừa qua. Câu chuyện tình yêu giữa Noah và Allie xảy ra tại một vùng quê yên bình ở miền Nam nước Mỹ những năm 1940, khi đó chàng là một công nhân nghèo còn nàng là một tiểu thư thành thị kiêu kỳ đã khiến hàng triệu khán giả đồng cảm.
Trải qua nhiều thử thách, gian nan, hiểu lầm để rồi đến khi bên nhau trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, tình cảm Allie và Noah dành cho nhau vẫn như thuở ban đầu.
"Phía sau mỗi tình yêu vĩ đại là một câu chuyện tình vĩ đại" - lời tựa của bộ phim đã nói lên ý nghĩa.
Với The Notebook, khán giả như được đắm mình vào một chuyện tình lãng mạn, mãnh liệt qua từng trang nhật ký tình yêu của hai nhân vật chính Noah và Allie.
Diễn viên: Rachel McAdams, Ryan Gosling, Gena Rowlands và James Garner.
Chấm điểm: 5.7/10.
2. Dirty Dancing (1987):
Dirty Dancing (Vũ điệu hoang dã) là câu chuyện của một cô gái 17 tuổi trong sáng, ngây thơ Frances Houseman. Trong kỳ nghỉ hè cùng gia đình tại khu nghỉ mát trên đồi Catskill, cô rơi vào mối tình lãng mạn nhiều trắc trở với vũ sư Johnny Castle, cùng những vũ điệu ngọt ngào, bay bổng...
Dirty Dancing được đánh giá là một trong những bộ phim ca nhạc, khiêu vũ thành công nhất mọi thời đại với 214 triệu USD doanh thu trên toàn thế giới. Đây là một trong 10 bộ phim ăn khách nhất năm 1987.
Phim nhận giải Oscar năm 1987 và giải Quả Cầu Vàng năm 1988, cùng ở hạng mục Ca khúc gốc xuất sắc nhất với ca khúc She's like the wind, do nam diễn viên chính Patrick Swayze viết lời và thể hiện.
Diễn viên: Jennifer Grey, Patrick Swayze, Jerry Orbach và Kelly Bishop.
Chấm điểm : 5.9/10.
3. Titanic (1997)
Rose Dewitt Bukater (Kate Winslet) bị gia đình "ép duyên" với nhà quý tộc giàu có Cal Hockley. Cuộc đời của cô gái xinh đẹp lẽ ra sẽ được sắp đặt theo kế hoạch của bà mẹ háo danh, hám lợi nhưng mọi chuyện đã thay đổi khi cô bước chân lên con tàu Titanic.
Nơi đây, cô gặp Jack Dawson, một họa sĩ trẻ thuộc tầng lớp bình dân. Cuộc sống tự do phóng khoáng với nụ cười luôn nở trên môi anh đã hẫp dẫn Rose. Cô gái quý tộc quyết định từ bỏ tất cả để hòa nhập vào cuộc sống không có sự trưởng giả, dối trá mà chỉ toàn những con người thân thiện luôn sẵn sàng mỉm cười với cô. Những điệu nhảy nhịp nhàng, trò chơi đơn giản, thú vị và câu chuyện đời thường là những điều Rose chưa biết đến khi sống trong tầng lớp quý tộc, giờ đây, cô đã được chứng kiên tận mắt. Với cô đây mới thực sự là cuộc sống và cuộc sống ấy càng hạnh phúc hơn khi có tình yêu của Jack.
Nhưng một thảm họa đã xảy ra, mọi chuyện lệch khỏi quỹ đạo khi tàu Tinatic va phải một tảng băng trôi. Hành khách nháo nhào tranh nhau một suất xuống thuyền cứu hộ, cướp nhau một cái áo phao. Tồi tệ hơn, giới quý tộc đã khóa cửa không cho những người thuộc tầng lớp bình dân ra ngoài vì sợ họ tranh mất cơ hội sống.
Lúc này Jack đang bị kẹt bên một đường ống dẫn nước vì vướng vào một vụ vu oan giá họa, người ta nghi ngờ anh ăn cắp một chuỗi trang sức quý giá. Nước đang tràn vào tàu, lạnh buốt xương. May mắn, Rose đã không xuống thuyền cùng mẹ mà chạy đi tìm Jack, kịp thời cứu anh thoát chết trước khi nước ngập vào. Hai người bên nhau cho đến khi con tàu bị dựng đứng lên rồi gẫy ra làm đôi. Chỉ có một số nhỏ thoát chết còn hàng ngàn hành khách, đa phần là người thuộc tầng lớp bình dân, đã thiệt mạng. Họ chết vì cái lạnh buốt của nước biển, họ chết vì cái lạnh lùng tàn nhẫn của một số người ham sống sợ chết.
Rose nằm trên một tấm phản gỗ trôi dập dềnh trên mặt biển, còn Jack đã vĩnh viễn rời xa cô. Xung quanh cô toàn xác người chết cóng, bản thân cô cũng đã quá mệt mỏi nhưng vì Jack cô đã quyết tâm phải sống. Một chiếc thuyền cứu hộ quay lại với hy vọng tìm được ai đó. Họ đã nhìn thấy cô và đưa cô trở về. Ký ức buồn vui về Jack đã đi theo Rose suốt cả cuộc đời, để bây giờ bà già Rose 80 tuổi ngồi kể chuyện cho lũ cháu về một người mà bà thực sự yêu, một người đã đem đến cho cuộc sống chân thực.
Bộ phim hoành tráng của Hollywood với kinh phí sản xuất trên 200 triệu USD, là một hiện tượng của điện ảnh thời gian đó. Đây còn là phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới và đoạt được 11 giải Oscar.
Diễn viên: Leonardo DiCaprio, Kate Winslet, Billy Zane và Kathy Bates.
Chấm điểm:7.4/10.
4. Notting Hill (1999)
Notting Hill là câu chuyện về William Thacker (Hugh Grant) một anh chàng hiền lành sống tại thị trấn Notting Hill yêu Anna Scott (Julia Roberts), một diễn viên xinh đẹp và nổi tiếng. Tình yêu của hai người gặp nhiều khó khăn vì sự khác biệt thân phận quá lớn. Và trải qua khó khăn, hai con người đã đến với nhau.
Notting Hill là bộ phim lãng mạn sản xuất năm 1999 với bối cảnh tại Notting Hill (Anh), công chiếu vào ngày 21/5/1999. Kịch bản do Richard Curtis, tác giả của kịch bản Bốn đám cưới và một đám ma viết. Roger Michell là đạo diễn và Duncan Kenworthy là nhà sản xuất.
Bộ phim được các nhà phê bình đánh giá cao và trở thành phim của Anh có doanh thu lớn nhất. Phim đoạt giải BAFTA và được đề cử ở hai thể loại khác. Notting Hill cũng đoạt nhiều giải thưởng khác bao gồm giải British Comedy Award và Brit Award cho bài hát trong phim.
Diễn viên: Julia Roberts, Hugh Grant, Rhys Ifans, và Alec Baldwin.
Chấm điểm: 7.1/10.
5. Gone With the Wind (1939):
Scarlett O"Hara là một tiểu thư xinh đẹp quyến rũ và rất kiêu kỳ. Khi cuộc nội chiến Mỹ bùng nổ, cô cũng như mọi người dân khác, phải sống một cuộc sống lam lũ vất vả. Tuy vậy cô vẫn có một ý chí và bản lĩnh mạnh mẽ vươn lên.
Scarlett (Vivien Leigh) rất yêu Ashley (Leslie Howard) nhưng anh lại lấy Melanie (Olivia de Havilland). Scarlett là một cô gái mạnh mẽ và cuồng nhiệt, trong khi Ashley lại là tuýp đàn ông cổ điển, thích cái đẹp dịu dàng, nữ tính và mềm mại của Melanie. Vì đau buồn và tuyệt vọng trước tình yêu đơn phương không thành, Scarlett tìm đến những cuộc hôn nhân ngắn ngủi và không hạnh phúc. Lần sau cùng, Scarlett đồng ý lấy Rhett Butler để thoát khỏi cảnh nghèo túng và cứu lấy gia đình.
Rhett (Clark Gable) là một người đàn ông phong lưu và cá tính xuất thân từ một gia đình giàu có. Rhett bị cuốn hút bởi sự nóng nảy, cá tính nhưng rất ích kỷ của Scarlett và tìm mọi cách chinh phục trái tim người đẹp. Trớ trêu, đến lúc Rhett ra đi lại là lúc Scarlett nhận ra được mình đã yêu con người ấy.
Ra mắt năm 1939, Gone With the Wind (Cuốn theo chiều gió) vẫn chứng tỏ sức sống lâu bền trong lòng khán giả khi dẫn đầu danh sách 100 bộ phim thành công nhất mọi thời đại về doanh thu tại Mỹ. Đây là kết quả từ cuộc thăm dò của nhật báo điện ảnh Screen Digest.
Bộ phim đoạt 9 giải Oscar vừa được bình chọn là bộ phim có nhiều khán giả nhất mọi thời đại trong lịch sử chiếu bóng Anh quốc, doanh thu 192 triệu USD và có sức hấp dẫn đối với rất nhiều thế hệ người xem trên toàn thế giới.
Diễn viên: Vivien Leigh, Clark Gable, Leslie Howard, và Olivia de Havilland.
Chấm điểm: 8.7/10.
Theo BĐVN
"The Lucky One": Yêu lâm ly, chết bi thảm Một bộ phim "chính hiệu Nicholas Sparks", dù người chết không phải là nhân vật chính! Khán giả thích những bộ phim lãng mạn, bất kể hài hay bi, con số doanh thu phòng vé đã chứng minh điều đó. Và tiểu thuyết gia ăn khách hàng đầu nước Mỹ Nicholas Sparks là người đã mang đến cho khán giả những điều họ...