Những lợi ích tuyệt vời của mía
Mía được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới. Nghĩ đến mía, có lẽ chúng ta chỉ thường nghĩ là một đồ uống giải khát ngon tuyệt mỗi khi hè về. Thực tế, mía chứa nhiều axit amin thiết yếu cho cơ thể.
1. Chữa cúm và đau họng
Uống một ly nước mía thường xuyên mỗi ngày có thể giúp bạn tránh xa các bệnh như viêm họng, cảm lạnh và cúm. Nếu bạn đang mắc phải một trong những vấn đề này, bạn nên tăng cường uống nước mía (chú ý tránh dùng đá lạnh). Không quan trọng trong mùa hè hay mùa đông, bạn luôn có thể sử dụng nước ép mía để cải thiện sức khỏe tổng thể một cách hiệu quả.
Các vitamin như B1, B2, B6, C, các muối vô cơ, phốt pho, acid fumaric, acid malic, axit nitric trong nước mía có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm giảm các triệu chứng sốt, đau họng.
2. Chống oxy hóa cơ thể
Nước mía là một nguồn rất giàu chất flavonoids và các hợp chất phenolic. Flavonoids được biết đến như là một chất chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, kháng virus và chất chống dị ứng. Vì vậy, khi bạn phải làm việc nhiều dưới ánh nắng mặt trời và cảm thấy mệt mỏi, một ly nước mía sẽ làm mát, giảm nhiệt độ cơ thể bạn ngay lập tức và giúp bạn lấy lại năng lượng.
Nước mía thực sự là đồ uống mát bổ, tuy nhiên, cần chú ý đảm bảo vệ sinh thực phẩm khi bạn mua nước mía ép từ những quán ven đường, các quán vỉa hè.
3. Cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể
Video đang HOT
Mía cung cấp dồi dào hàm lượng crom, magie, kẽm… các vitamin nhóm B, vitamin, chất xơ và các hợp chất không bão hòa. Những hợp chất này giúp thanh lọc thận, trẻ hóa cơ quan sinh dục, làm giảm các cholesterol xấu và giúp ổn định lượng đường trong máu. Đây chính là lý do các chuyên gia khuyến khích mọi lứa tuổi sử dụng mía thường xuyên.
4. Dưỡng ẩm và làm đẹp da
Các loại axit alpha hydroxy (AHA) trong cây mía mang lại nhiều lợi ích cho da, giúp duy trì làn da khỏe đẹp của bạn. Chúng giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, giảm viêm, ngăn ngừa lão hóa và dưỡng ẩm cho da.
Bạn có thể sử dụng nước ép mía massage lên da mặt giống như đắp mặt nạ, để khô tự nhiên và sau đó rửa sạch lại nước ấm. Áp dụng đều đặn phương pháp này, bạn sẽ thấy làn da mình trở nên mịn màng và rạng rỡ tự nhiên hẳn mà không phải đầu tư nhiều chi phí.
Để ngăn ngừa nếp nhăn, bạn chỉ cần trộn 2 muỗng cà phê nước ép mía đường với bột nghệ, sau đó áp dụng hỗn hợp này lên da, chờ sau khoảng 10 phút cho khô rồi rửa lại bằng nước sạch.
5. Giảm các triệu chứng ốm nghén cho phụ nữ mang thai
Đây là tác dụng được rất nhiều người biết đến của mía. Có lẽ vậy mà các bà bầu thường rỉ tai nhau kết thân với mía. Uống nước ép mía với một vài lát gừng mỗi sáng sẽ giúp chị em giảm được tình trạng nôn nhiều, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nước mía cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho thai nhi, vì thế các bà bầu chú ý bổ sung thứ đồ uống này vào thực đơn hằng ngày của mình.
6. Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú
Nước mía là một thực phẩm có tính kiềm và chứa hàm lượng cao các khoáng chất như magie, kali và sắt. Các bệnh như ung thư không thể phát triển trong môi trường kiềm. Đây cũng là lý do tại sao các kết quả nghiên cứu cho thấy đồ uống này vô cùng hiệu quả để ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Minh Huệ (Theo giadinhvn.vn)
Ăn mía để phòng chống sâu răng, chống nôn, trị trào ngược dạ dày
Do có chứa hàm lượng khoáng chất cao, nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng.
Mía có nhiều vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Hình minh họa.
Trong cây mía, chủ yếu chứa đường saccaro, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong nước mía còn chứa vitamin B1, B2, B6, C, Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt... và các acid hữu cơ cần thiết cho sức khỏe của bạn.
Theo Đông y, mía có vị ngọt tính mát; vào phế vị. Mía có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Dùng cho các trường hợp thử nhiệt tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản ho đau rát họng, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón. Đường cát có tác dụng nhuận tâm phế, bổ tỳ, điều hòa can khí, giải độc. Hằng ngày dùng 500 - 1.000g, ép lấy nước.
Sốt khô họng, tiểu dắt
Mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn tùy ý, hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu dắt.
Trị trào ngược dạ dày thực quản
Nước mía ép 30 - 50ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một. Dùng cho các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, nôn ói ra thức ăn, dịch vị.
Viêm họng cấp và mãn tính
Củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước, mỗi lần dùng nước mía 10ml, nước củ cải 20ml trộn lẫn, thêm vào nước đá lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày. Hoặc mía, củ năng, rễ tranh, mỗi thứ với lượng vừa, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
Chống sâu răng
Do có chứa hàm lượng khoáng chất cao, nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng. Vì thế, sau khi ăn xong, bạn hãy tráng miệng bằng một khúc mía để vừa thơm miệng lại tránh được sâu răng.
Nôn do thai nghén
Nước mía 1 ly, nước gừng tươi một ít, trộn lẫn để uống, ngày 1 lần.
Lưu ý khi dùng nước mía
- Mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng không nên uống nước mía thường xuyên.
- Do lượng đường nhiều nên nếu dùng quá nhiều nước mía sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.
- Lưu ý cẩn trọng với nước mía ngoài hàng vì nó có thể bị mất vệ sinh, thêm đường hóa học hoặc bảo quản sai cách gây hại cho sức khỏe của bạn.
Theo Khỏe&Đẹp
Pháp Luật TPHCM
Lợi ích sức khỏe của quả sung Trái sung là loại quả rất bình dị, quen thuộc và thật rẻ tiền nhưng lợi ích của nó mang lại cho sức khỏe lại thật đáng ngạc nhiên. Hãy khám phá những lợi ích bất tận ấy từ trái sung. Dành cho người tiểu đường Hàng loạt các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá sung có tác dụng giúp bạn giảm...