Những lợi ích bất ngờ từ quả táo
Bạn có biết ngoài vị ngọt mát, ăn ngon miệng, táo còn là thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe nói chung và giảm cân nói riêng.
Không phải ngẫu nhiên, New York – thành phố giàu đẹp bậc nhất thế giới được người ta đặt cho biệt danh The Big Apple (quả táo lớn). Và liệu có phải chỉ do sở thích ăn táo mà “người hùng công nghệ” Steve Jobs đặt tên cho một công ty có số vốn hóa lớn nhất mọi thời đại trên thị trường chứng khoán hiện nay là Apple?
Bấy nhiêu ví dụ chắc đã khiến bạn thấy rằng táo là loại thực phẩm tốt thế nào khi chúng luôn được sử dụng làm hình ảnh ẩn dụ cho những điều tốt đẹp trên thế giới.
1. Giảm mỡ máu (cholesterol)
Một quả táo cỡ trung bình chứa khoảng 4g chất xơ. Một phần trong số chất xơ đó ở dạng Pectin – loại chất xơ hòa tan có tác dụng giảm lượng cholesterol “xấu” – LDL rất đáng chú ý. Pectin ngăn chặn sự hấp thụ Cholesterol giúp cơ thể sử dụng thay vì tích trữ chúng.
Ăn táo giúp giảm mỡ máu
2. Giúp no lâu
Lượng lớn chất xơ có trong táo khiến bạn no lâu hơn mà không bị tiêu thụ nhiều calo (một quả táo bình thường chỉ chứa khoảng 95 calo). Chất xơ phức tạp của táo khiến cơ thể phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa so với những chất khác như đường hay tinh bột. Trung tâm Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia của Mỹ khuyên rằng những loại thực phẩm chứa ít nhất 3g chất xơ là thực phẩm tốt cho sức khỏe và mỗi người nên ăn khoảng 25-40g chất xơ mỗi ngày.
3. Giúp bạn thon gọn hơn
Video đang HOT
Nghiên cứu gần đây được tiến hành trên chuột cho thấy, một loại axit có trong vỏ táo là Axit Ursolic làm giảm nguy cơ béo phì. Trong báo cáo được đăng tải trên HuffPost UK, các nhà khoa học giải thích, Axit Ursolic thúc đẩy cơ thể đốt cháy calo, tăng việc hình thành cơ và giảm chất béo lâu năm trong cơ thể.
Ăn táo giúp bạn thon gọn hơn
Giải quyết” các vấn đề về hô hấp
Theo BBC, ăn ít nhất năm quả táo mỗi tuần giúp phổi hoạt động tốt hơn nhờ chất chống oxy hóa Quercetin có trong vỏ táo (giống với chất có trong hành tây và khoai tây). Lợi ích của táo đối với hệ hô hấp thậm chí còn tuyệt vời hơn nữa: Trong một nghiên cứu năm 2007, người ta thấy rằng những phụ nữ ăn nhiều trái cây, nhất là táo sẽ giúp ngăn chặn bệnh hen suyễn ở thai nhi.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Giống như cam, táo là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Mỗi quả táo chứa khoảng 8mg vitamin này, vì thế chúng sẽ cung cấp khoảng 14% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể.
Ngừa ung thư
Thông tin từ WebMD cho biết, năm 2004, các nhà khoa học Pháp đã tìm thấy một chất hóa học trong táo có thể ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết. Và trong năm 2007, một nghiên cứu khác của ĐH Cornell đã tìm thấy thêm hợp chất được gọi là Triterpenoids có khả năng chống lại các bệnh ung thư gan, ruột kết và ung thư vú.
Ăn táo giúp chông lại nhiêu dạng ung thư
Giảm nguy cơ mắc tiểu đường
Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ (American Journal of Clinical Nutrition) kết luận, cũng giống như quả lê và quả việt quất, táo có mối liên hệ với việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường túyp 2 nhờ chất chống oxy hóa có tên Anthocyanins. Đó cũng là chất có trong các loại rau và hoa quả màu đỏ, tím và xanh.
Táo kích thích gia tăng sự sản xuất Acetylcholine – chất kết nối các tế bào thần kinh. Vì thế, táo là lựa chọn tốt giúp tăng trí nhớ và giảm tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer – mất trí nhớ khi về già.
Theo Ngọc Linh (Tiên Phong)
Ăn cá 23 lần/tuần để giảm mỡ máu cao
Khi bước vào tuổi trung niên, hầu như ai cũng vướng phải bệnh mỡ máu cao. Gần đây nhiều thông tin còn cho biết người trẻ cũng có thể mắc căn bệnh này nếu không có thói quen dinh dưỡng hợp lý.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều chất béo, đặc biệt là các axít béo no và cholesterol sẽ làm tăng cholesterol máu là tiền đề của các bệnh tim mạch, cao huyết áp. Chế độ ăn hợp lý cần tuân thủ nguyên tắc hai giảm ba tăng như sau:
Giảm
Giảm tổng năng lượng trong ngày để giảm cân nhằm có chỉ số BMI (cân nặng - kg/chiều cao - m x chiều cao - m) thích hợp nếu có thừa cân, béo phì: giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 30kcal so với khẩu phần ăn của bệnh nhân cho đến khi đạt năng lượng tương ứng với mức BMI. Cần theo dõi cân nặng và BMI để điều chỉnh tổng lượng calo hàng tháng hoặc hàng quý đề phòng giảm cân quá nhanh hoặc quá nhiều (sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thậm chí nguy hiểm tới sức khoẻ).
Giảm lượng chất béo (lipid): tuỳ theo BMI, chất béo chỉ nên chiếm 15 - 20% tổng năng lượng với tỷ lệ sau: chất béo no chiếm 1/3 tổng số chất béo, 1/3 là axít béo chưa no nhiều nối đôi và 1/3 còn lại là axít béo chưa no một nối đôi. Nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ và nên ăn các hạt có dầu như mè, đậu phộng, hạt dẻ, hạt bí ngô để cung cấp các axít béo không no có nhiều nối đôi omega-3, omega-6.
Nếu có điều kiện, bổ sung dầu cá thiên nhiên vì chứa nhiều axít béo chưa no. Loại bỏ các thức ăn nhiều axít béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt. Giảm lượng cholesterol ăn vào xuống dưới 250mg/ngày bằng cách không ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: não, bầu dục bò, bầu dục heo, gan heo, gan gà. Lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol, nhưng đồng thời có nhiều lecithin (một chất điều hoà chuyển hoá cholesterol trong cơ thể), do đó không nhất thiết phải kiêng hẳn trứng mà chỉ nên ăn trứng 1 - 2 lần/tuần, mỗi lần ăn một quả.
Tăng
Tăng lượng đạm (protein): ăn thịt ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt heo thăn, nên dùng cá, đậu. Nên ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu tương: sữa đậu tương, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương, sữa chua đậu tương... Thực phẩm làm từ đậu tương chứa nhiều estrogen thực vật hoặc isoflavon làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp và triglycerid (là những thành phần làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch).
Cơ quan FDA của Mỹ đã đưa ra lời khuyên: để giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch, tiêu thụ ít nhất 25g đậu tương/ngày dưới bất cứ hình thức nào. Tuy nhiên, lượng đạm cũng không nên tăng quá nhiều so với bình thường sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hoá khác, chỉ nên ăn tăng thêm khoảng 1/6 (15%) so với bình thường.
Tăng các axít béo chưa no có nhiều nối đôi: những thí nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của chế độ ăn ít axít béo no, nhiều axít béo chưa no có nhiều nối đôi với tỷ lệ mắc xơ vữa động mạch đã cho thấy rõ hiệu quả làm giảm cholesterol máu. Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu và chứng minh vai trò tích cực của các loại axit béo Omega-3 và Omega-6 đối với giảm cholesterol máu và phòng chống các bệnh tim mạch.
Các loại cá, dầu cá chứa nhiều axít béo Omega-3 như EPA (Eicosapentaenoic), DHA (Docosahessaenoic), các dầu thực vật giàu axít béo Omega-6 không những làm giảm cholesterol mà còn có tác dụng tốt để phòng chứng loạn nhịp tim, huyết khối và góp phần điều chỉnh huyết áp. Do vậy, để giảm cholesterol máu, nên ăn cá 2 - 3 lần/tuần, sử dụng dầu thực vật dưới dạng trộn xàlách hay xào thức ăn (cho dầu vào đảo đều trước khi bắc nồi thức ăn ra khỏi bếp).
Tăng chất xơ: chất xơ được ví như là cái chổi quét ra khỏi cơ thể cholesterol và các chất độc hại. Bữa ăn hàng ngày nhất thiết phải có rau, quả tươi. Nên ăn đa dạng phối hợp nhiều loại rau, củ, quả. Khi bị tăng huyết áp hay cholesterol cao, nên ăn nhiều rau, quả tươi hơn để bổ sung các vitamin, đặc biệt là kali giúp làm hạ huyết áp và chất xơ giúp làm giảm cholesterol máu.
Theo SKDS
Ăn táo chống viêm ruột Các chất chống ô xy hóa trong vỏ táo có thể giúp mở ra các liệu pháp cũng như hướng điều trị mới cho những ai bị các rối loạn do viêm ruột kết như bệnh viêm ruột kết gây loét, bệnh Crohn và ung thư ruột kết liên quan tới viêm ruột. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học...