Những loại UAV khủng của Nga làm Mỹ khiếp sợ
Mới đây công ty sản xuất máy bay chiến đấu có người lái nổi tiếng Sukhoi của Nga đã công khai chi tiết mẫu thiết kế 3 loại máy bay không người lái (UAV) chiến lược tầm cao, tầm xa (HALE) mà họ đang nghiên cứu, chế tạo là Zond-1, Zond-2 và Zond-3
Cũng như Mikoian – công ty sản xuất máy bay nổi tiếng với dòng máy bay chiến đấu có người lái Mig, từ trước đến nay, Sukhoi cũng chỉ sản xuất các phương tiện bay không người lái dùng trong nghiên cứu cơ bản máy bay có người lái, ví dụ như: kiểm định tốc độ và độ bền động cơ, thử nghiệm công nghệ tàng hình… chứ không thiên về sản xuất UAV. Thế nhưng giờ đây, cả 2 công ty này đều đã chuyển hướng và có những dự án phát triển UAV rất lớn.
Các UAV thuộc thế hệ Zond được Sukhoi phát triển từ chính các phương tiện bay không người lái thử nghiệm của mình. Các mô hình của nó đã được trưng bày tại triển lãm hàng không Chu Hải tháng 11 năm 2004, tuy nhiên lúc đó nó mới chỉ là các mô hình sơ khai nên không nhận được sự quan tâm của các chuyên gia quân sự thế giới. Chỉ đến khi Sukhoi công khai chương trình nghiên cứu phát triển UAV HALE có mật danh là BAS-62 thì chân dung của 3 loại UAV này mới dần lộ diện.
Mô hình Zond-1 tại triển lãm hàng không Chu Hải 2004
Zond-1 là loại UAV đa dụng tầm xa có khả năng trinh sát, trung chuyển thông tin và tấn công…, chiều dài 13m, sải cánh 35m, cao 5,5m; trọng lượng cất cánh 12 tấn (bao gồm 1,5 tấn phụ tải thiết bị và vũ khí). Zond-1 bay với vận tốc 597 km/h, trần bay tối đa 14-16km, thời gian bay tối đa là 18h. Nó được trang bị radar mảng pha chủ/bị động, thiết bị trung kế đa kênh thông tin và vô tuyến.
Zond-2 có kích thước, tải trọng cất cánh, phụ tải và trần bay tương đồng với Zond-1 nhưng khả năng lưu không của nó lên tới 24h, vận tốc tối đa 716km. Các thiết bị điều khiển trên máy bay bao gồm: thiết bị cảm biến điện tử – quang học dùng để đo cự ly trong phạm vi tác dụng của thiết bị hồng ngoại và quang học và radar khẩu độ tổng hợp.
Video đang HOT
Mô hình Zond-2 tại triển lãm hàng không Chu Hải 2004
Zond-3 có có các tham số kỹ thuật thấp hơn 2 loại trên. Nó có chiều dài 9,5m, sải cánh 15m, cao 3m, trọng lượng cất cánh tối đa 2 tấn với phụ tải 500kg. Nó có tốc độ tối đa 250km/h với trần bay thấp hơn từ 200m-8km, thời gian bay liên tục 12h. Hệ thống thiết bị điều khiển và trinh sát của Zond-3 giống như của Zond-2.
Hiện nay chưa có thông tin về hệ thống vũ khí trang bị trên Zond-1 và Zond-2, nhưng với chương trình hợp tác chế tạo UAV với công ty Mikoian mới được triển khai thời gian gần đây, có thể dự đoán các loại UAV này sẽ được trang bị các vũ khí tương tự như UAV tấn công Skat (Cá đuối) của Mikoian, nếu không cũng là mô hình tương tự.
Bộ 3 UAV khủng của Sukhoi
Hiện Mikoian đã đi trước Sukhoi 1 bước trong nghiên cứu, chế tạo UAV. Ngay từ đầu thập niên 90 họ đã triển khai nghiên cứu, chế tạo UAV tấn công tầm xa Skat từ một nguyên mẫu thiết bị bay mô phỏng máy bay ném bom B-2A của Mỹ cho lực lượng phòng không – không quân Nga huấn luyện tấn công. Đến nay Skat đã được trang bị vũ khí, dự kiến sau năm 2015 nó sẽ được trang bị cho lực lượng không quân Nga.
Về kích cỡ, Skat chỉ tương đương với Zond-3, những thiết kế giống máy bay ném bom tàng hình của Mỹ B-2A và UAV Neuron của hãng Dassault Aviation của Pháp. Skat sử dụng hệ thống định vị và dẫn đường GLONASS mới được Nga nâng cấp năm 2008 với độ chính xác rất cao, hệ thống thông tin và điều khiển sử dụng các thiết bị tiên tiến nhất của Nga được áp dụng theo mô hình hệ thống chỉ huy, kiểm soát chiến thuật Mỹ, tức là mô hình truyền chuỗi số liệu phân cấp (Link), cải thiện đáng kể khả năng điều khiển và thao tác, cung cấp cho người chỉ huy những hình ảnh chính xác và kịp thời về khu vực tác chiến, nâng cao hiệu quả nắm bắt chiến trường.
UCAV Neuron của hãng Dassault Aviation đang thử nghiệm phóng tên lửa
Skat chủ yếu được trang bị bom điều khiển vô tuyến KAB-500 và tên lửa không đối đất Kh-31. Hai loại vũ khí này đều được trang bị trên các máy bay tiến công có người lái hiện đại nhất của Nga.
KAB-500 có thể phá hủy các mục tiêu có diện tích nhỏ hoặc được ngụy trang vì nó có khả năng “ghi nhớ” hiện trạng của mục tiêu và các vật xung quanh. Trong quá trình thực nghiệm KAB-500 có khả năng xuyên qua boongke bê tông cốt thép dày 1,5m hoặc đất nện sâu 10m, ngay cả máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga là PAK FA cũng sử dụng cả 3 loại bom này đã chứng tỏ giá trị rất cao của nó. Theo thiết kế, Skat sẽ trang bị chủ yếu là bom xuyên phá bê tông KAB-500Kr (-500) để đánh phá hầm ngầm, công trình kiên cố của địch.
Có thể Zond-1 và Zond-2 sẽ được trang bị Kh-31 như Skat
Tên lửa không đối đất Kh-31 (Nato gọi là AS-17 Krypton) là loại tên lửa không đối đất tiên tiến bao gồm cả phiên bản chống hạm và chống bức xạ Kh-31P và Kh-31PD. Chiều dài tên lửa là 4,9m, đường kính 0,38m, sải cánh rộng 1,15m, trọng lượng 600kg, đầu đạn phá 100kg. Nó có tầm bắn 160km với vận tốc siêu vượt âm Mach3, điều khiển bằng radar chủ động và quán tính. Kh-31 sử dụng đầu dẫn có thể thay thế để phục vụ cho các nhiệm vụ khác nhau. Đầu tìm kiếm radar bị động dùng để chế áp phòng không và radar, đầu tìm kiếm radar chủ động dùng để chống hạm. Theo thiết kế, Skat sẽ được trang bị 2 quả tên lửa Kh-31, mỗi quả cho một nhiệm vụ, hoặc tùy theo yêu cầu tác chiến để sử dụng cả 2 quả cùng 1 loại.
Trong tương lai Skat sẽ trở thành UCAV trên tàu sân bay Kuznetsov
2 loại UAV Zond-1 và Zond-2 của Mikoian đều lớn hơn Skat rất nhiều, có thể sánh ngang những UAV hiện đại nhất của Mỹ là MQ-9 Reaper và MQ-4 Global Hawk, khi Skat được triển khai với biến thể tấn công trên hạm tương tự X-45B của Mỹ thì lực lượng UAV của Nga sẽ vượt Israel để sánh ngang với Mỹ.
Theo ANTD
Tàu chiến Mỹ sẽ được tích hợp tên lửa chống hạm tầm xa
Công ty Lockheed Martin của Mỹ đang chuẩn bị để thực hiện một vụ phóng thử nghiệm loại tên lửa hành trình chống tàu tầm xa (LRASM) từ máy bay ném bom của Không quân Mỹ.
Công ty này đang tiếp tục nỗ lực đầu tư cho kế hoạch tích hợp một biến thể phóng từ tàu chiến của loại tên lửa hành trình tầm xa này dựa trên hệ thống các ống phóng thẳng đứng (VLS).
Ảnh minh họa.
LRASM được Lockheed Martin phát triển theo một hợp đồng trị giá 90 triệu USD từ Cơ quan Nghiên cứu các Dự án Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) nhằm đáp ứng yêu cầu lấp khoảng trống tác chiến của Hải quân Mỹ. Năm 2008, Hạm đội Thái Bình Dương đã đề xuất phải phát triển ngay một công nghệ vũ khí có thể đánh bại các mục tiêu tàu chiến được bảo vệ bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa dày đặc của đối phương.
Được phát triển dựa trên loại công nghệ tên lửa không - đối - đất/biển liên minh tăng cường tầm xa (JASSM-ER) AGM-158B của Lockheed Martin, tên lửa hành trình chống tàu tầm xa LRASM được trang bị một mạng lưới dữ liệu để cung cấp thông tin mới nhất về tình trạng tiếp cận khu vực mục tiêu. Nó cũng có khả năng chống radar để phát hiện, nhận dạng các tín hiệu được phát ra từ mục tiêu, sau đó hỗ trợ cho việc dẫn đường để tên lửa tấn công các mối đe dọa một cách chính xác nhất.
JASSM-ER có tầm bắn xa tới 500 dặm (804 km), trong khi đó biến thể LRASM sẽ vượt qua tầm bắn yêu cầu là 200 dặm (321km). Hiện tại, Lockheed Martin đang xây dựng 3 mẫu thử nghiệm của tên lửa LRASM và lên kế hoạch sang năm 2013 sẽ tiến hành bắn thử nghiệm các mẫu thử này từ máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer.
Theo ANTD
Tên lửa của không quân Trung Quốc quy mô nhỏ, uy lực thấp Trung Quốc đang nỗ lực cải tiến hệ thống vũ khí tiến công chính xác trên máy bay bao gồm: tên lửa không đối không, không đối đất và bom điều khiển chính xác, trong đó xạ trình và phương thức điều khiển của vũ khí đóng vai trò quyết định. Chưa có tên lửa không đối không tầm xa Trong không chiến...