Những loại thức uống không nên dùng chung với rượu
Dùng cà phê, nước ngọt có ga, thuốc giảm đau… để tăng độ tỉnh táo là những sai lầm nghiêm trọng khi uống rượu.
Các chuyên gia y tế cho biết không có ngưỡng an toàn nào khi uống rượu, bia. Theo đó để đảm bảo sức khỏe, người dân không nên uống rượu, bia. Tuy nhiên nếu uống rượu cần cân nhắc và sử dụng đúng cách để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chỉ ra bốn sai lầm của người tiêu dùng thường mắc phải khi sử dụng rượu, nhất là trong dịp tết đến xuân về.
Không nên uống rượu lúc đói: Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, uống rượu khi đói làm lượng cồn phối hợp với dịch vị tăng khả năng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày.
Không nên uống rượu với đồ uống có ga: Việc uống rượu với đồ uống có ga như nước ngọt có ga, bia, nước trái cây lên men… thực sự không nên. Bởi lượng ga trong các đồ uống trên sẽ làm tăng khả năng hấp thu rượu vào trong máu.
Dùng cà phê, nước ngọt có ga, thuốc giảm đau… để tăng độ tỉnh táo là những sai lầm nghiêm trọng khi uống rượu. Ảnh: Internet
Không nên sử dụng rượu với aspirin: Aspirin là một loại thuốc giảm đau, chống viêm. Khi uống rượu có thể gây đau đầu, nên một số người tiêu dùng đã uống aspirin trước khi uống rượu để tăng “tửu lượng”.
Theo các chuyên gia y tế, đây là điều hết sức nguy hiểm vì aspirin có thể gây chảy máu dạ dày khi đói và tăng hấp thu rượu vào trong máu dẫn đến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh. Do đó những người đang có chỉ định dùng aspirin (trong những trường đau đầu, đau răng, đau khớp, có nguy cơ đột quỵ…) thì nên tránh uống rượu.
“Chưa có nghiên cứu về thời gian uống rượu thích hợp sau khi dùng aspirin, tuy nhiên lời khuyên cho khoảng thời gian uống rượu, bia và dùng aspirin là một ngày. Nếu sử dụng cả aspirin và uống rượu trong một ngày thì nên cách xa bằng cách uống aspirin vào buổi sáng và uống rượu vào buổi tối hoặc ngược lại” – Viện Dinh dưỡng cho hay.
Không nên uống rượu với caffeine: Rượu là một chất ức chế/trầm cảm làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ.
Video đang HOT
Trong khi đó caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim và trong một số trường hợp, gây nhịp tim đập nhanh và nhịp tim không đều. Caffeine cũng dẫn đến nhức đầu, bồn chồn, kích động, các vấn đề về dạ dày và hơi thở bất thường.
“Nếu sử dụng caffeine để tỉnh táo khi uống rượu là một sai lầm nguy hiểm. Bởi khi uống đồng thời rượu và caffeine sẽ không có sự trung hòa giữa chất ức chế và chất kích thích, ngược lại nó làm tăng nguy cơ tử vong do mắc hội chứng sốc độc tố (Oxic Jock Syndrome)” – Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định.
NGUYÊN HÀ
Theo PLO
Liên tục uống loại nước phổ biến này mỗi ngày, người đàn ông bị biến dạng nặng nề cả 2 hàm răng
Khi đến gặp bác sĩ, men răng người đàn ông dần mất đi, răng sứt mẻ, bị xô lệch và có những lỗ sâu lớn.
Anh Bradley (36 tuổi) sinh sống và làm việc ở Úc nhiều năm.
Khi còn ở tuổi thiếu niên, mỗi ngày Bradley uống 2 chai nước ngọt có ga loại 1lít. Khi trưởng thành dù có giảm nhưng vẫn duy trì sở thích.
Theo thời gian, răng người đàn ông bị hỏng nặng, men răng dần mất đi, không giữ được chân răng ổn định nên bị xô lệch, đồng thời tạo cơ hội cho các tác nhân bên ngoài tấn công, gây hại cho răng miệng, làm răng bị sứt mẻ và có những lỗ sâu lớn.
Đầu năm 2019, Bradley về Việt Nam và tìm đến một cơ sở nha khoa tại TP.HCM để đặt vấn đề điều trị.
Anh Bradley.
ThS.BS Trần Kim Quỳnh Tiên, người tiếp nhận trường hợp này chia sẻ, tình trạng của người đàn ông ngoại quốc khá nghiêm trọng do cả hàm trên và hàm dưới đều hỏng, đa sâu răng. Bác sĩ phải tiến hành phục hình toàn hàm.
Quá trình phục hình thẩm mỹ hàm răng khá phức tạp, trải qua nhiều bước, cần sự cẩn thận và chính xác cao theo đúng phác đồ điều trị đặc biệt.
Ngoài ra phải kết hợp với các biện pháp trám răng sâu, chữa tủy và điều chỉnh lệch răng.
Sau 2 tuần điều trị, khuôn miệng khỏe đẹp và một nụ cười tự tin đã trở lại với Bradley.
Hai hàm răng sau quá trình điều trị.
Bác sĩ Tiên chia sẻ, kiểu đa sâu răng như bệnh nhân xuất phát từ chế độ ăn (nghiện nước ngọt, coke cola, nghiện chocolate,....). Một nguyên nhân khác là do men răng yếu bẩm sinh (như thiểu sản men, loạn sản ngà..) nhưng thường sẽ bị đa sâu răng dạng đối xứng hai bên.
Việc uống nước ngọt có ga hằng ngày tiềm ẩn nhiều hậu quả như:
Hư răng, mòn men răng
Nước ngọt chứa một lượng acid photphoric khá lớn làm mòn men răng của bạn.
Khi sử dụng nước ngọt thường xuyên hay uống quá nhiều, các acid có trong nước ngọt sẽ làm mòn lớp áo này, răng mất dần đi sự bảo vệ nên dễ bị thương tổn bởi các yếu tố bên ngoài.
Khi men răng trở nên quá yếu, răng dễ bị rụng và nướu răng cũng bị ảnh hưởng.
Răng dễ bị sâu
Răng dễ bị sâu khi tiếp xúc với lượng đường lớn trong nước ngọt. Đồng thời, các acid trong nước ngọt làm men răng mòn đi, tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công răng, tạo nên những lỗ sâu răng.
Răng người đàn ông hư hỏng rất nặng.
Răng sâu sẽ làm bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu, thậm chí dẫn đến giảm ăn mất ngủ, làm giảm thể trạng cơ thể.
Nếu răng sâu không được điều trị kịp thời, lỗ sâu có thể ăn tới tủy răng, gây ra các vấn đề đặc biệt nghiêm trọng.
Mất thẩm mỹ răng miệng
Ngoài gây ra sâu răng, nước ngọt còn làm răng bị xỉn màu, vàng ố răng gây mất thẩm mỹ.
Răng miệng mất tính thẩm mỹ sẽ ảnh hưởng tới giao tiếp trong đời sống hàng ngày, làm bạn trở nên thiếu tự tin và e ngại hơn trong khi trò chuyện, cười, nói.
Do đó, bác sĩ khuyên người dân nếu không muốn nước ngọt làm hư răng, gây sâu răng thì tránh uống quá nhiều nước ngọt có ga thường xuyên.
Sau khi uống bạn nên súc miệng thật sạch và uống nước lọc.
Hãy đến gặp nha sĩ thường xuyên mỗi 6 tháng/lần để phòng tránh và điều trị bệnh kịp thời.
Hoàng Lê
Theo toquoc
Uống rượu hay bia độc hơn? Trung bình trong 100 ml rượu 40 độ chứa 400 g ethanol, 100 ml rượu vang có 12 g ethanol, 100 ml bia chứa 5 g ethanol. Bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, như vậy, nếu uống cùng một lượng bia hoặc rượu, thì bia nhẹ độ cồn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thường uống một lúc...